
Triệu chứng khi mang thai?

Bạn thân mến!
Khi mang thai thì bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng như:
- Mất kinh: mất kinh là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu có thai vì khi mất kinh chứng tỏ không có thai và có thai thì sẽ không có kinh.
- Đi tiểu nhiều lần:
- Cương tức ngực, quầng vú có nhiều hạt và thâm hơn
- Mệt mỏi
- Nghén
- Buồn nôn
- ....
Đó là một số dấu hiệu sớm của việc có thai. Nếu bạn có những biểu hiện này thì chắc chắn bạn đã có thai.
Bạn nên dùng que thử để biết chắc là mình có thai hay không nhé!
Chúc bạn hạnh phúc!

Dù thai nhi hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh nhưng cảm giác khó chịu thường xuyên là điều mà các bà mẹ khó tránh khỏi. Một số lời khuyên sẽ giúp bạn:
Buồn nôn, nôn
Hãy thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh những thức ăn hoặc mùi làm bạn khó chịu. Bạn đừng để mình đói, cũng đừng ăn quá no, vì dạ dày khó chịu dễ buồn nôn. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc bạn đừng vội trở dậy. Hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Bạn nên nghỉ ngơi, đừng lo lắng.
Khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày, táo bón
Nên ăn các thức có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, tránh chất cay, đồ hộp, rượu, thức uống có ga. Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để không quá no. Nên ăn chậm, nhai kỹ, sau khi ăn đừng nằm xuống ngay. Bạn nên vận động, tập thể dục, nhưng tránh cúi gập lưng. Khi ngủ, hãy lấy gối kê cao đầu và ngực.
Đau lưng
Hãy luôn giữ lưng thẳng khi đứng, ngồi. Muốn nhấc vật gì, hãy ngồi xổm xuống rồi đứng lên, dùng khớp gối chứ đừng cong lưng. Ngồi hay đứng lâu cũng dễ đau lưng nên bạn cần thường xuyên thay đổi tư thế. Bạn không nên đi giày, dép cao gót.
Phù bàn chân và mắt cá
Thỉnh thoảng bạn nên nằm nghỉ, gác chân cao. Hãy ăn uống tốt, uống nước nhiều (giúp cơ thể thải nước tốt hơn), đừng ăn mặn quá. Nếu thấy cả tay và mặt cũng phù thì đó là dấu hiệu đáng ngại, cần đi khám.
Giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân có thể chỉ nhẹ ở mức “nổi gân xanh”, cũng có thể đau. Bạn cần tránh nâng vật nặng, thỉnh thoảng nằm xuống cho chân được nghỉ. Nếu công việc đòi hỏi đứng lâu, bạn hãy đứng một chân và thả lỏng một chân, chân nghỉ đặt cao hơn, thỉnh thoảng đổi chân. Hãy mặc quần áo rộng rãi, hàng ngày dành ít thời gian tập thể dục.
Giãn tĩnh mạch hậu môn (trĩ)
Đừng bao giờ ngồi quá lâu. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, giảm ăn cay, vận động nhiều cho nhu động mạnh hơn, tránh táo bón. Đừng rặn mạnh khi đại tiện. Khi khó chịu, bạn có thể chổng mông lên cho đỡ. Khi nằm, nên nằm nghiêng bên trái (để tử cung không đè vào các mạch máu lớn nuôi dưỡng thai) hoặc nếu nằm ngửa thì kê gối dưới mông. Muốn dùng thuốc nhuận tràng hay thuốc bôi hậu môn, bạn cần hỏi bác sĩ.
Chóng mặt, hoa mắt
Cách giải quyết đơn giản là không ngồi dậy hay đứng lên đột ngột mà vận động từ từ để não khỏi thiếu máu. Bạn nên ăn thường xuyên làm nhiều bữa. Hãy tăng cường các thức ăn bổ máu như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, rau màu xanh sẫm, có thể uống thêm viên sắt. Nếu có lúc cảm thấy muốn ngất, bạn hãy nằm xuống, hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối để máu lên não nhiều hơn. Nếu chóng mặt, hoa mắt kéo dài hoặc bị ngất, bạn cần đi khám.
Khó ngủ
Nên tập thể dục, hoạt động nhiều vào ban ngày. Buổi tối nên để cho tâm trí được nghỉ ngơi, đừng lo lắng. Phòng ngủ thoáng khí giúp bạn dễ ngủ hơn. Hãy chọn một tư thế ngủ phù hợp, nhiều bà mẹ thích nằm nghiêng, kê mình lên một cái gối. Nếu mệt mỏi mà không ngủ được, bạn hãy nằm thư giãn, đừng bứt rứt kẻo càng thêm mệt mỏi.
Khó thở
Hãy đứng ngồi thẳng lưng, khi nằm, hãy nằm nghiêng hoặc nếu nằm ngửa thì đặt gối nâng đầu và ngực lên cao. Nếu khó thở kéo dài, bạn nên đi khám.
Chuột rút
Khi bị chuột rút, bạn duỗi thẳng chân rồi từ từ hướng ngón chân về phía trước, cơ sẽ giãn ra. Muốn tránh chuột rút, bạn đừng đứng lâu.
Cơ quan sinh dục ướt át khó chịu
Cố gắng giữ vùng sinh dục khô ráo, nên mặc quần áo lót bằng vải bông, mặc quần rộng cho thoáng khí. Nếu âm đạo tiết dịch nhiều, bạn hãy lót vải thấm hoặc băng vệ sinh mỏng. Sau khi đi vệ sinh, bạn lau rửa từ phía trước ra phía sau. Nếu dịch âm đạo hôi, có màu vàng, hồng, nâu, hoặc ngứa nhiều ở cửa mình, bạn nên đi khám để được điều trị ngay.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bạn có nghĩ là mình đã có thai? Hãy xem xét các dấu hiệu mang thai.
Mất kinh
Đây là dấu hiệu có thai rõ ràng nhất. Nếu bạn không thường xuyên bị trễ kinh thì bạn nên thử thai.
Dấu hiệu kinh điển: Ốm nghén!
Ốm nghén khác nhau ở mỗi người, bạn có thể thấy buồn nôn hoặc cảm thấy như bị ốm. Hiện tượng này có thể bắt đầu một vài tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí chỉ sau vài ngày. Nếu bạn may mắn, có thể bạn không bị ốm ghén.
Hiện tượng này rất khó mô tả một cách chính xác, nó có thể xảy ra bất kể lúc nào, ngày cũng như đêm, chứ không chỉ vào các buổi sáng!
Đi tiểu nhiều!
Nếu bạn thấy mình liên tục đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã có thai. Thay đổi về hóc-môn trong cơ thể bạn trong ba tháng đầu có thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
Cảm thấy mệt mỏi?
Một trong những dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất là cảm giác bị kiệt sức. Đó là hiệu ứng phụ của sự gia tăng hóc-môn Progesterone trong cơ thể bạn. Vì vậy, nếu không có lý do thực sự nào khác khiến bạn mệt mỏi, hãy kiểm tra thêm các triệu chứng khác ở đây để xem bạn đã có thai chưa.
Có vị lạ trong miệng
Một số bà mẹ nói rằng họ cảm thấy có vị lạ giống như vị kim loại trong miệng khi mang thai lần đầu. Những phụ nữ khác thì bỗng cảm thấy sợ những thứ quen thuộc hàng ngày như trà hay cà phê.
Bầu ngực bạn có sự thay đổi
Vùng da quanh núm vú được gọi là quầng vú. Khi có thai quầng vú sẽ trở nên sẫm màu và to lên đáng kể.
Bị ra máu hay chuột rút bất ngờ
Trứng đã được thụ tinh sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng vào dạ con để lớn lên tại đó. Hiện tượng này được gọi là “làm tổ” và xảy ra vào giữa tuần thai thứ 3 - 4.
Hiện tượng làm tổ đôi khi gây ra hiệu ứng phụ, như khiến bạn bị chuột rút và thải ra chất dịch có màu đỏ, hồng hoặc nâu.
Hãy khẳng định những nghi ngờ của bạn bằng cách thử thai
Dĩ nhiên chỉ có một cách duy nhất để biết chắc bạn đã có thai hay chưa. Với bộ thử thai sử dụng tại nhà bạn có thể có kết quả đáng tin cậy ngay trong ngày mất kinh đầu tiên.

Dấu hiệu sớm của thai kỳ
Chảy máu hoặc 'đốm'
Khoảng một tuần sau khi thụ thai, phôi tự nó đẩy vào thành của tử cung. Điều này gây ra chảy máu nhẹ hoặc những đốm máu xuất hiện trong quần lót của bạn. Bạn thậm chí có thể cảm thấy chuột rút dạ dày khi phôi đang chuyển động.
Gì nữa nào? Chu kỳ của bạn (mặc dù một vài phụ nữ vẫn có những chu kỳ nhẹ trong suốt thời kỳ mang thai của họ), những thay đổi với thuốc tránh thai; như quên uống hoặc uống
Căng ngực
Sớm nhất là 1-2 tuần sau khi thụ thai bạn có thể nhận thấy một sự khác biệt ở vú của bạn. Núm vú của bạn có thể nhạy cảm khi chạm vào, chúng có thể bị đau hoặc thay đổi hình dạng và sưng lên - có nghĩa là áo ngực có thể không còn vừa nữa.
Gì nữa nào? Nó có thể do thuốc tránh thai hoặc đang trong chu kỳ của bạn - nhiều dấu hiệu sớm của thai kỳ tương tự như khi bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
Mất kinh
Khoảng 4-5 tuần sau khi thụ thai, đây là triệu chứng phổ biến nhất, và thường là dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể xem xét. Sau khi phôi gắn vào, thành tử cung sẽ trở thành lớp đệm cho phôi chứ không tróc ra tạo thành chu kỳ kinh nguyệt nữa.
Gì nữa nào? Căng thẳng, những thay đổi trong việc ngừa thai hoặc tăng, giảm cân quá mức
Triệu chứng thường gặp của thai kỳ
Buồn nôn / Ốm nghén buổi sáng
Một số phụ nữ phàn nàn vì buồn nôn trong suốt thời kỳ mang thai và những người khác cố gắng tránh. Triệu chứng nổi bật này xuất hiện vào tuần 2-8 của thai kỳ.
Một giả thuyết là dấu hiệu này gây ra bởi sự gia tăng của các hoóc môn giới tính duy trì thai nhi. Hóc môn giới tính duy trì thai nhi không chỉ làm mềm các cơ tử cung để chuẩn bị cho việc chứa thai mà còn làm mềm cơ dạ dày gây buồn nôn và mệt mỏi.
Gì nữa nào? Ngộ độc thức ăn, căng thẳng, hoặc rối loạn tiêu hóa cũng có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn.
Mệt mỏi
Nhiều phụ nữ mang thai than phiền rằng họ thường ngủ gật trên xe buýt, tại nơi làm việc hoặc thậm chí khi đang làm tình. Cảm thấy mệt mỏi hơn là một triệu chứng khi mang thai mà có thể bắt đầu ngay trong tuần lễ đầu tiên vì cơ thể bạn đang làm việc thêm giờ để sẵn sàng cho em bé.
Gì nữa nào? Căng thẳng, trầm cảm, cảm lạnh hay cúm, hoặc bệnh khác cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ
Đau lưng
Đau lưng là một triệu chứng phổ biến trong suốt kỳ mang thai của bạn do trọng lượng mà bạn đang phải gánh thêm. Nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu sớm của thai kỳ.
Đau tương tự như chuột rút dạ dày và trong chu kỳ kinh nguyệt. Đơn giản vì cơ thể bạn đang chuẩn bị tốt cho em bé.
Gì nữa nào? Nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể đau lưng hay căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần cũng gây đau. Thậm chí chỉ là một vấn đề gì đó của lưng.
Chuột rút chân
Phụ nữ bị chuột rút chân trong khi mang thai là khá phổ biến và bạn có thể thấy nhiều hơn trong giai đoạn đầu. Điều này là do thiếu canxi trong máu bạn vì nó bị em bé lấy mất
Gì nữa nào? Căng cơ hoặc bị lạnh, đặc biệt là vào ban đêm, có thể khiến các bắp thịt ở chân bạn dễ căng thẳng và co thắt.
Các triệu chứng khác:
Nhức đầu
Sự gia tăng đột ngột của kích thích tố trong cơ thể có thể khiến bạn có nhức đầu trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nếu bạn quá mệt mỏi, bạn có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng và tiếng ồn.
Gì nữa nào? Có quá nhiều lý do tại sao người dân bị nhức đầu, căng thẳng và mỏi mắt.
Đái nhiều
Khoảng tuần thứ sáu đến tám của thai kỳ, bạn có thể thấy mình đi tiểu nhiều hơn. Đó là do thay đổi về hormon, cụ thể tăng hóc môn giới tính duy trì thai nhi, và cơ thể bạn thải ra mọi độc tố.
Gì nữa nào? Nhiễm khuẩn làm cho bạn đái nhiều hơn cũng như nếu bạn uống nhiều nước hơn hoặc bạn đang ăn kiêng. Nó cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Thèm ăn
Thèm ăn những đồ lạ là một một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Đó là do cơ thể bạn thèm những gì nó cần. Một số phụ nữ nói rằng họ thèm bùn khi họ đang mang thai, và điều này có thể do họ thiếu sắt trong máu. Những người khác muốn kết hợp cá và kem! điều này có thể là do thiếu protein và đường.
Điều này không có nghĩa là thèm ăn là lạ và tuyệt vời, thèm phô mai có thể có nghĩa là bạn cần canxi nhiều hơn, đặc biệt là nếu bạn hay bị chuột rút. Dấu hiệu này có thể bắt đầu sớm hoặc trong suốt thai kỳ.
Gì nữa nào? Chế độ ăn uống kém, thiếu chất dinh dưỡng nhất định, căng thẳng, trầm cảm. Thèm ăn cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.