
Tôi cần mua đồ chơi giúp trẻ thông minh và học giỏi

Sau đây là một số gợi ý giúp phát triển kỹ năng theo từng độ tuổi qua các loại đồ chơi gỗ:
Đối với bé dưới 9 tháng tuổi: Bé rất thích các đồ chơi có phát ra âm thanh. Bé sẽ quay sang những nơi nào có tiếng động và tỏ vẻ hào hứng với các âm thanh phát ra. Giai đoạn này, ba mẹ nên cho bé chơi các trò chơi có âm thanh. Tuy nhiên, thính giác của bé giai đoạn này rất nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương nên âm thanh của đồ chơi không được quá lớn. Nên chọn đồ chơi là lúc lắc, lục lạc có âm thanh vừa phải…
Lúc lắc cua Lúc lắc 8 bi
Đối với bé từ trên 9 đến 15 tháng tuổi: Bé mạnh dạn hơn khi biết vịn vào bàn ghế để tự đứng lên và đi men. Đây là giai đoạn mà ba mẹ rất vui sướng khi thấy con mình bước những bước đi đầu đời. Nên cho con làm quen với xe tập đi. Ngoài ra, ở tuổi này trẻ cũng thích sự chuyển động của đồ vật, nên cho bé chơi với những con vật có dây kéo hay các trò lăn banh…
Xe bé tập đi Trò chơi lăn banh
Con sâu
Đối với bé từ trên 15 tháng đến 2 tuổi: Bé đã bi bô nói thành câu, biết cảm nhận âm nhạc và lắc lư theo điệu nhạc. Lúc này, bé đã biết sắp xếp các chi tiết đồ chơi theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại. Bé sẽ bắt chước ba mẹ để làm các động tác đơn giản, sắp xếp các hình khối … Bé cũng nhận biết được hình dáng hay bắt chước tiếng kêu của con vật…
Búa đập cọc Tháp 2 tầng
Đối với bé từ trên 2 tuổi đến 3 tuổi: Bé bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh, phân biệt màu sắc, biết so sánh vật to hơn nhỏ hơn, thích sắp xếp các hình khối theo trí tưởng tượng của mình. Bé nhận thức được hành vi của mình, bắt chước người lớn những động tác khó phải dùng sức…
Bộ cắt 2 cá Thú sống ở đâu?
Đối với bé từ trên 3 tuổi đến 4 tuổi: Bé bắt đầu phát huy trí tưởng tượng, học hỏi rất nhanh và nhớ lâu. Trẻ thích khám phá thế giới xung quanh, thích tìm sự phù hợp. Ở tuổi này, bé thích các trò chơi lắp ráp, xếp hình khối, xâu chuỗi hạt, phân biệt được các hình học cơ bản, đếm được số từ 1 tới 10… Nên cho bé làm quen với các con số, chữ cái có minh họa v.v…
Bé vui học chữ Xếp hình chiếc thuyền
Đối với bé từ 4 tuổi đến 5 tuổi: Ở tuổi này, bé đã hiểu được nội dung câu chuyện, biết đóng vai, kể chuyện, biết xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau. Bé thích các trò chơi mang tính giáo dục, trò chơi sáng tạo. Bé biết so sánh số lượng, trọng lượng... và làm quen với các số đếm hơn 1 chữ số, chữ cái… Nên cho trẻ làm quen với đồ chơi tập tính khéo léo, đồ chơi là câu chuyện, lắp ráp hình ảnh loài vật giúp dạy cho trẻ biết yêu thương, công bằng và yêu lao động v.v… để từ đó hình thành nhân cách tốt hơn sau này.
Cây tre trăm đốt Xếp chuỗi hạt
Đối với bé từ 5 tuổi trở lên :
Bé thích khám phá để tìm hiểu nguyên nhân và kết quả, tìm sự phù hợp quy luật, nhận biết chữ cái, số đếm mà không cần hình ảnh minh họa để gợi nhớ nữa, biết làm các phép tính và ghép các chữ cái thành từ đơn giản. Bé thích giúp mẹ làm những việc cần sự khéo léo như trang trí căn phòng… Nên cho bé phụ mẹ tập trang trí căn phòng, trang trí bàn học của mình ngăn nắp…
Khung hình ghép 6 Bộ học vần
Trên đây là những gợi ý để bé có thể phát triển trí thông minh thông qua việc chơi. Tuy nhiên, trong quá trình đó luôn cần sự góp mặt của ba mẹ. Đồ chơi sẽ không phát huy được hết tác dụng nếu không có ba mẹ cùng chơi và gợi ý giúp bé chơi đúng và hứng thú khi chơi. Đồng thời, cùng chơi sẽ giúp các bậc phụ huynh phát hiện ra con mình mạnh hay yếu điểm nào để bổ trợ hay cổ vũ, động viên kịp thời. Ba mẹ cũng không nên quá máy móc nhồi nhét hay đưa ra chỉ tiêu rồi buộc trẻ phải làm theo mệnh lệnh mà hãy để trẻ chơi và học theo cách tự nhiên nhất.

Đây nhà em có bán
Bảng gỗ xếp chữ học tiếng anh, anh chị nghiên cứu thử xem ^^!
Link: http://www.cucre.vn/vn/ha-noi/722/7873/bang-go-xep-chu-hoc-tieng-anh.html

Cô Nguyễn Thị Thu Thủy, giáo viên trường Mầm Non 19/5, cho biết: Khi chọn đồ chơi cho trẻ, trước hết chúng ta cần chú ý đến việc đồ chơi có phù hợp với lứa tuổi của cháu hay không. Bên cạnh đó, tính an toàn và tính giáo dục là những điều phụ huynh cần hết sức lưu tâm.
Đối với trẻ ở độ vài tháng đến một tuổi, trẻ đang phát triển các giác quan từ việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vì vậy, các loại đồ chơi có màu sắc tươi tắn, rực rỡ và âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu thường cuốn hút trẻ. Bé cũng rất thích nhìn, quan sát các đồ chơi khi bạn di chuyển chúng.
Từ lúc trẻ 3-4 tháng,các bậc phụ huynh nên chọn những đồ chơi như Chút chít, xúc xắc ... để bé cầm nắm, lắc nhẹ. Các tua dây, chùm bóng chuông... ta treo một cự ly cách xa tầm với để bé quan sát, kích thích thị lực hay các hình khối mềm để tăng lực co bóp của tay trẻ.
Từ 8 tháng trở lên, trẻ vận động nhiều hơn, bé thích nắm bắt, mân mê đồ vật. Ta có thể cho bé chơi các hình khối hay các chiếc cốc lồng vào nhau, quả bóng lăn..v..v..
Phụ huynh lưu ý nên tránh các loại đồ chơi có cạnh sắc nhọn làm trẻ bị thương, tránh các đồ vật có bộ phận dễ tháo rời, các hạt nút, đồ vật có kích thước quá nhỏ ...vì trẻ dễ nuốt vào miệng. Các đồ chơi không đảm bảo chất liệu: nước sơn, loại nhựa ... không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm định
Với trẻ lên 2-3 tuổi nên chọn những lọai đồ chơi có những thao tác nhất định và hướng đến tính giáo dục nhiều hơn cho trẻ ở những mặt sau:
- Phát triển thể chất : Các quả bóng để chúng chạy, đuổi bắt, các lọai ô tô, tàu hỏa...di động, các lọai xe ba bánh cho trẻ đẩy, đạp, vận động ngoài trời..vv..
- Phát triển trí tuệ: Ta chọn đất nặn, giấy bút cho trẻ nguệch ngoạc vẽ, các đồ chơi hình hộp để trẻ lắp ghép. Đặc biệt các đồ chơi hình khối bằng gỗ rất tốt để trẻ sắp xếp, tìm tòi, khám phá, tưởng tượng...
- Phát triển tình cảm: Đồ chơi là các con vật xinh xắn bẳng nhựa, điện thọai giả, gỗ hay búp bê bằng vải ...để trẻ ôm ấp, bắt chước người lớn chăm sóc, yêu thương, hướng đến tình yêu và trách nhiệm...
Tuy nhiên, ở tuổi này, trẻ rất thích ngậm, hay đút vào miệng các đồ chơi chúng nên phụ huynh cần lưu ý :
- Không chọn các lọai đồ chơi có góc cạnh sắc nhọn, hoặc bộ phận dễ tháo rời. Các con thú nhồi bông lông cứng hay rụng lông, nguyên liệu bị thoát ra ngoài
- Các lọai đồ chơi điện tử có âm thanh quá lớn, tia hồng ngọai ...ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc các đồ chơi kích động bạo lực, phản cảm như súng, đao kiếm , đầu lâu, hình thú xấu xí ..v..v...tác động xấu đến nhận thức, tình cảm và tâm hồn của trẻ
Đối với phụ huynh, tùy theo đồ chơi, tính năng và mục đích của đồ chơi đó. Phụ huynh có thể tham gia cùng chơi với con hay để trẻ chơi một mình. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, không nên để trẻ chơi một mình nhiều quá vì trẻ dễ bị tự kỉ. Phụ huynh cũng không nên áp đặt khiên cưỡng ý thích của người lớn khi trẻ chơi vì như vậy sẽ phản tác dụng. Bố mẹ có thể tham gia và khéo léo gợi ý, hướng dẫn, khích lệ bé khi vui chơi. Khi lớn hơn, các cháu sẽ độc lập hơn khi sử dụng đồ chơi của mình.
Nguồn từ: http://www1.sucsongmoi.com.vn/