Câu hỏi

30/05/2013 09:30
Tôi thật sự không biết mình bị bệnh gì mà chân tôi rất đau?
Tôi thật sự không biết mình bị bệnh gì. Cách đây năm năm, một lần bưng mâm cơm đặt xuống nền nhà tôi không đứng lên được, chân đau buốt, ngồi sụp xuống duỗi chân ra cũng đau, co lại càng đau hơn. Tôi khóc òa lên, đau khiếp quá. Sau đó rất lâu lấy lại bình tĩnh, tôi lết tới gần cửa sổ nắm lấy thanh cửa và duỗi chân ra mỗi lần ra một tí, giống như có hai cục xương cọ sát vào nhau, đến khi duỗi chân ra được hết thì như là người ta bẻ các đốt tay cho kêu. Hiện tại tôi đã có chồng và một con nhưng cách đây một tuần tôi lại bị, không biết là bệnh gì? Mong sớm nhận được câu trả lời.
minhloc11
30/05/2013 09:30
Danh sách câu trả lời (1)

Với những gì mô tả chúng tôi thật sự rất khó biết chị bị bệnh gì vì không biết chị bị đau ở đâu. Theo phỏng đoán, chúng tôi nghĩ chị có thể bị rách sụn chêm gối và mảnh rách kẹt vào giữa khớp gối.
Triệu chứng hay gặp của bệnh này là thường bệnh nhân có tiền căn chấn thương (đôi khi bệnh nhân không để ý). Bệnh nhân vẫn đi lại bình thường nhưng một hôm nào đó tự nhiên khi co duỗi gối bỗng cảm thấy đau nhói ở gối, gối bị kẹt gấp không được mà duỗi cũng không xong, phải lựa thế lắc gối mới duỗi ra được.
Nếu lúc đó bệnh nhân đang đi có thể bị khuỵu chân và té. Triệu chứng này có thể xuất hiện một hay nhiều lần với tần suất xảy ra khác nhau. Nguyên nhân do mảnh rách của sụn chêm ở gối bị rách kẹt vào giữa lồi cầu đùi và mâm chày gây kẹt khớp và gây đau.
Sụn chêm gối là hai mảnh sụn nằm giữa lồi cầu và mâm chày ở bên trong và bên ngoài. Sở dĩ có tên là sụn chêm vì nằm chêm giữa hai cấu trúc lồi cầu đùi ở trên và mâm chày ở dưới. Chức năng của miếng sụn này là làm giảm lực tác động lên lồi cầu và mâm chày khi đi, góp phần giữ vững khớp gối.
Những người bị lấy bỏ sụn chêm ở độ tuổi quá sớm dễ bị hư khớp gối hơn những người còn sụn chêm. Sụn chêm có thể bị rách do chấn thương vùng gối hay có thể rách thoái hóa ở người lớn tuổi.
Để chẩn đoán rách sụn chêm, các bác sĩ sẽ có một số cách khám nhằm phát hiện sụn bị rách. Chụp cộng hưởng từ cho phép nhìn thấy sụn chêm bị rách và có thể tiên lượng một phần về điều trị như khâu lại hay cắt bán phần sụn chêm.
Chẩn đoán chắc chắn nhất vẫn là nội soi khớp gối để nhìn trực tiếp mảnh sụn bị rách và sẽ xử trí cùng lúc.
Về điều trị: nếu miếng sụn rách lớn, vùng rách nằm ở vùng có máu nuôi và bệnh nhân còn trẻ thì có chỉ định làm nội soi khớp để khâu lại. Nếu miếng rách lâu đã hư hay nằm ở vùng không có máu nuôi trên bệnh nhân lớn tuổi có thể cắt bỏ một phần sụn chêm qua nội soi khớp. Nội soi khớp gối có ưu điểm tuyệt đối so với mổ mở trong phẫu thuật cắt hay khâu sụn chêm.
Trường hợp của chị chúng tôi khuyên nên đến chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để khám xem có đúng là nguyên nhân này không để có hướng điều trị thích hợp. Tại TP.HCM có nhiều nơi có thể khám và điều trị như Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 1, Chợ Rẫy, CTCH, 115… một số bệnh viện tỉnh đã trang bị máy nội soi khớp và có thể xử trí tổn thương này.
Triệu chứng hay gặp của bệnh này là thường bệnh nhân có tiền căn chấn thương (đôi khi bệnh nhân không để ý). Bệnh nhân vẫn đi lại bình thường nhưng một hôm nào đó tự nhiên khi co duỗi gối bỗng cảm thấy đau nhói ở gối, gối bị kẹt gấp không được mà duỗi cũng không xong, phải lựa thế lắc gối mới duỗi ra được.
Nếu lúc đó bệnh nhân đang đi có thể bị khuỵu chân và té. Triệu chứng này có thể xuất hiện một hay nhiều lần với tần suất xảy ra khác nhau. Nguyên nhân do mảnh rách của sụn chêm ở gối bị rách kẹt vào giữa lồi cầu đùi và mâm chày gây kẹt khớp và gây đau.
Sụn chêm gối là hai mảnh sụn nằm giữa lồi cầu và mâm chày ở bên trong và bên ngoài. Sở dĩ có tên là sụn chêm vì nằm chêm giữa hai cấu trúc lồi cầu đùi ở trên và mâm chày ở dưới. Chức năng của miếng sụn này là làm giảm lực tác động lên lồi cầu và mâm chày khi đi, góp phần giữ vững khớp gối.
Những người bị lấy bỏ sụn chêm ở độ tuổi quá sớm dễ bị hư khớp gối hơn những người còn sụn chêm. Sụn chêm có thể bị rách do chấn thương vùng gối hay có thể rách thoái hóa ở người lớn tuổi.
Để chẩn đoán rách sụn chêm, các bác sĩ sẽ có một số cách khám nhằm phát hiện sụn bị rách. Chụp cộng hưởng từ cho phép nhìn thấy sụn chêm bị rách và có thể tiên lượng một phần về điều trị như khâu lại hay cắt bán phần sụn chêm.
Chẩn đoán chắc chắn nhất vẫn là nội soi khớp gối để nhìn trực tiếp mảnh sụn bị rách và sẽ xử trí cùng lúc.
Về điều trị: nếu miếng sụn rách lớn, vùng rách nằm ở vùng có máu nuôi và bệnh nhân còn trẻ thì có chỉ định làm nội soi khớp để khâu lại. Nếu miếng rách lâu đã hư hay nằm ở vùng không có máu nuôi trên bệnh nhân lớn tuổi có thể cắt bỏ một phần sụn chêm qua nội soi khớp. Nội soi khớp gối có ưu điểm tuyệt đối so với mổ mở trong phẫu thuật cắt hay khâu sụn chêm.
Trường hợp của chị chúng tôi khuyên nên đến chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để khám xem có đúng là nguyên nhân này không để có hướng điều trị thích hợp. Tại TP.HCM có nhiều nơi có thể khám và điều trị như Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 1, Chợ Rẫy, CTCH, 115… một số bệnh viện tỉnh đã trang bị máy nội soi khớp và có thể xử trí tổn thương này.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip