Câu hỏi

30/05/2013 09:29
Xin được hỏi có phải tôi có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường không?
Năm nay tôi 50 tuổi, cao 1,63m, nặng 78 kg. Năm 2005, tôi có thử đường huyết bị cao hơn mức bình thường, nhưng thử hba1c thì không cao, đường niệu không có, BS nói tôi bị rối loạn đường huyết lúc đói.
Năm nay (2007), tôi xét nghiệm lại thì đường huyết 127 ml, hba1c: 5,7%, đường niệu không có. Ngoài ra tôi còn bị rối loạn mỡ máu từ năm 2005 đến nay và vẫn đang điều trị.
Xin được hỏi có phải tôi có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường không? Với tình hình như vậy, để không bị tiểu đường tôi phải điều trị như thế nào, uống thuốc gì, khám bệnh ở đâu, và phải sinh hoạt như thế nào? Tôi có thể tránh được bệnh tiểu đường hay không? Kính đề nghị các BS tư vấn cho tôi. Tôi xin thành thật cám ơn.
hocon
30/05/2013 09:29
Năm nay (2007), tôi xét nghiệm lại thì đường huyết 127 ml, hba1c: 5,7%, đường niệu không có. Ngoài ra tôi còn bị rối loạn mỡ máu từ năm 2005 đến nay và vẫn đang điều trị.
Xin được hỏi có phải tôi có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường không? Với tình hình như vậy, để không bị tiểu đường tôi phải điều trị như thế nào, uống thuốc gì, khám bệnh ở đâu, và phải sinh hoạt như thế nào? Tôi có thể tránh được bệnh tiểu đường hay không? Kính đề nghị các BS tư vấn cho tôi. Tôi xin thành thật cám ơn.
Danh sách câu trả lời (1)

Trước hết về tên gọi, tên chính thức hiện nay là bệnh đái tháo đường. Thông thường bệnh được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu 2 lần với kết quả đường huyết đều từ 126 mg/dL trở lên. Các trường hợp khẩn cấp có thể chẩn đoán ngay qua một lần xét nghiệm với đường huyết lớn hơn hay bằng 200mg/dL. Một số trường hợp đặc biệt, khi đường huyết lúc đói không cao, chúng ta dùng nghiệm pháp uống 75 gam glucose và đo lại đường huyết sau 2 giờ để chẩn đoán bệnh.
Như vậy, với kết quả đường huyết của anh là 127 mg/dL (chứ không phải 127 ml), anh cần đi kiểm tra đường huyết lúc đói một lần nữa sau vài ngày. Nếu kết quả một lần nữa cao hơn hay bằng 126 mg/dL thì chẩn đoán là anh có bị đái tháo đường.
Hiện tại, anh thuộc nhóm nguy cơ cao về bệnh đái tháo đường. Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường là béo phì hoặc thừa cân, có lối sống tĩnh tại (ít vận động thể lực), có cha mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường, có bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Dù là có bệnh đái tháo đường hay chỉ ở mức có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường, nguyên tắc cơ bản là giống nhau. Đó là làm giảm đường huyết và điều chỉnh các bệnh lý, rối loạn đi kèm khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu… Điểm khác nhau là chưa bị đái tháo đường thì chưa dùng các loại thuốc hạ đường huyết.
Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào được chấp nhận kê toa để phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Phương pháp tốt nhất là thay đổi lối sống và đạt mức cân nặng lý tưởng. Trong trường hợp của anh, chiều cao 1m63, cân nặng nên ở mức 61 kg. Tuy nhiên, việc giảm cân phải từ từ, giảm khoảng 0,5 đến 1 kg mỗi tháng là tốt. Phương thuốc giảm cân tốt nhất và cũng khó thực hiện nhất là tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn (không dùng thuốc giảm cân).
Một chế độ ăn hợp lý (giảm số calori, giảm chất béo và không dùng thức ăn có đường, không uống rượu bia quá mức) cùng với tập vận động, thể dục thường xuyên, ngoài việc giảm cân còn làm giảm đường huyết, hạn chế tiến triển thành bệnh đái tháo đường ở những người nguy cơ cao.
Tập thể dục đều đặn còn có nhiều tác dụng hữu ích khác cho các cơ quan tim mạch (giảm huyết áp, giảm rối loạn lipid máu), cơ xương khớp (hạn chế loãng xương, tăng cường sức cơ, tránh cứng khớp), thần kinh (phản xạ nhanh nhạy, minh mẫn)… và nhiều tác dụng tốt khác nữa. Một điểm lưu ý là tập vận động cần lựa chọn hình thức tập cho phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại và không có trường hợp nào là không được tập vận động.
Về theo dõi và điều trị bệnh, anh có thể đến các trung tâm hoặc bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết (BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược, BV Nhân Dân 115, BV Nguyễn Tri Phương, BV Nhân Dân Gia Định… ). Anh nên đi khám sớm để tầm soát các biến chứng của bệnh, phát hiện và điều trị kịp thời. Phần lớn bệnh nhân đái tháo đường được phát hiện muộn khi đã có biến chứng.
Như vậy, với kết quả đường huyết của anh là 127 mg/dL (chứ không phải 127 ml), anh cần đi kiểm tra đường huyết lúc đói một lần nữa sau vài ngày. Nếu kết quả một lần nữa cao hơn hay bằng 126 mg/dL thì chẩn đoán là anh có bị đái tháo đường.
Hiện tại, anh thuộc nhóm nguy cơ cao về bệnh đái tháo đường. Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường là béo phì hoặc thừa cân, có lối sống tĩnh tại (ít vận động thể lực), có cha mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường, có bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Dù là có bệnh đái tháo đường hay chỉ ở mức có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường, nguyên tắc cơ bản là giống nhau. Đó là làm giảm đường huyết và điều chỉnh các bệnh lý, rối loạn đi kèm khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu… Điểm khác nhau là chưa bị đái tháo đường thì chưa dùng các loại thuốc hạ đường huyết.
Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào được chấp nhận kê toa để phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Phương pháp tốt nhất là thay đổi lối sống và đạt mức cân nặng lý tưởng. Trong trường hợp của anh, chiều cao 1m63, cân nặng nên ở mức 61 kg. Tuy nhiên, việc giảm cân phải từ từ, giảm khoảng 0,5 đến 1 kg mỗi tháng là tốt. Phương thuốc giảm cân tốt nhất và cũng khó thực hiện nhất là tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn (không dùng thuốc giảm cân).
Một chế độ ăn hợp lý (giảm số calori, giảm chất béo và không dùng thức ăn có đường, không uống rượu bia quá mức) cùng với tập vận động, thể dục thường xuyên, ngoài việc giảm cân còn làm giảm đường huyết, hạn chế tiến triển thành bệnh đái tháo đường ở những người nguy cơ cao.
Tập thể dục đều đặn còn có nhiều tác dụng hữu ích khác cho các cơ quan tim mạch (giảm huyết áp, giảm rối loạn lipid máu), cơ xương khớp (hạn chế loãng xương, tăng cường sức cơ, tránh cứng khớp), thần kinh (phản xạ nhanh nhạy, minh mẫn)… và nhiều tác dụng tốt khác nữa. Một điểm lưu ý là tập vận động cần lựa chọn hình thức tập cho phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại và không có trường hợp nào là không được tập vận động.
Về theo dõi và điều trị bệnh, anh có thể đến các trung tâm hoặc bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết (BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược, BV Nhân Dân 115, BV Nguyễn Tri Phương, BV Nhân Dân Gia Định… ). Anh nên đi khám sớm để tầm soát các biến chứng của bệnh, phát hiện và điều trị kịp thời. Phần lớn bệnh nhân đái tháo đường được phát hiện muộn khi đã có biến chứng.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip