Câu hỏi

05/06/2013 08:27
Tư vấn cho em ngành công nghệ vật liệu của trường ĐH Bách khoa HCM năm 2009?
Em muốn thi vào ngành công nghệ vật liệu của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nhưng không biết ngành này học những gì? Em cần có năng khiếu gì để học ngành này? Điểm chuẩn hằng năm bao nhiêu?
boy_vui_cuoi2000
05/06/2013 08:28
Danh sách câu trả lời (1)

Ngành công nghệ vật liệu của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) trang bị kiến thức về nhiệt học, lưu chất, sức bền, kỹ thuật nhiệt, cấu trúc và tính chất vật liệu, phương pháp chế tạo, gia công và ứng dụng những vật liệu cụ thể.
Học ngành công nghệ vật liệu cần có năng khiếu về các môn học toán, vật lý và hóa học. Khác với ngành công nghệ hóa học, ngành công nghệ vật liệu không đi sâu nhiều về hóa học. Toán học giúp sinh viên giải quyết các bài toán về kết cấu, cấu trúc, các bài toán kỹ thuật. Vật lý là nền tảng để sinh viên hiểu các hiện tượng cùng với kiến thức hóa học sinh viên hiểu rõ về cấu trúc vật liệu, từ đó có những giải pháp tối ưu trong việc chế tạo, gia công và sử dụng vật liệu.
Kỹ sư công nghệ vật liệu được đào tạo theo hướng ngành rộng, có năng lực đáp ứng các yêu cầu thiết kế công nghệ sản xuất, chế tạo, gia công vật liệu; lựa chọn, sử dụng vật liệu tối ưu cho các ứng dụng khoa học - kỹ thuật. Sau khi học xong khối kiến thức cơ bản và kỹ thuật cơ sở ngành, sinh viên sẽ được phân ngành theo ba hướng chuyên ngành hẹp: vật liệu kim loại - hợp kim, vật liệu silicat, vật liệu polymer.
Kỹ sư ngành này có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất vật liệu kim loại (luyện cán thép, luyện kim màu, gia công chế biến nhôm...), vật liệu silicat (ximăng, gốm, sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất) và vật liệu polymer (gia công chế biến nhựa, cao su, sơn, composite...), các công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, kinh doanh vật liệu hoặc công tác tại các trường, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý kiểm định chất lượng nguyên vật liệu.
Chỉ tiêu ngành này năm nay là 200. Điểm chuẩn năm 2008 là 17; năm 2007 là 19; năm 2006 là 20; năm 2005 là 20,5.
Học ngành công nghệ vật liệu cần có năng khiếu về các môn học toán, vật lý và hóa học. Khác với ngành công nghệ hóa học, ngành công nghệ vật liệu không đi sâu nhiều về hóa học. Toán học giúp sinh viên giải quyết các bài toán về kết cấu, cấu trúc, các bài toán kỹ thuật. Vật lý là nền tảng để sinh viên hiểu các hiện tượng cùng với kiến thức hóa học sinh viên hiểu rõ về cấu trúc vật liệu, từ đó có những giải pháp tối ưu trong việc chế tạo, gia công và sử dụng vật liệu.
Kỹ sư công nghệ vật liệu được đào tạo theo hướng ngành rộng, có năng lực đáp ứng các yêu cầu thiết kế công nghệ sản xuất, chế tạo, gia công vật liệu; lựa chọn, sử dụng vật liệu tối ưu cho các ứng dụng khoa học - kỹ thuật. Sau khi học xong khối kiến thức cơ bản và kỹ thuật cơ sở ngành, sinh viên sẽ được phân ngành theo ba hướng chuyên ngành hẹp: vật liệu kim loại - hợp kim, vật liệu silicat, vật liệu polymer.
Kỹ sư ngành này có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất vật liệu kim loại (luyện cán thép, luyện kim màu, gia công chế biến nhôm...), vật liệu silicat (ximăng, gốm, sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất) và vật liệu polymer (gia công chế biến nhựa, cao su, sơn, composite...), các công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, kinh doanh vật liệu hoặc công tác tại các trường, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý kiểm định chất lượng nguyên vật liệu.
Chỉ tiêu ngành này năm nay là 200. Điểm chuẩn năm 2008 là 17; năm 2007 là 19; năm 2006 là 20; năm 2005 là 20,5.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Tuyển sinh
Rao vặt Siêu Vip