Câu hỏi

30/05/2013 02:14
Ứng xử khi có va chạm giao thông?
Tôi mới mua xe và lái khoảng 2 tháng, va chạm 2-3 lần, mà phần nhiều không phải lỗi của mình. Vì vậy muốn hỏi kinh nghiệm khi ứng xử khi xảy ra va chạm của độc giả VnExpress (Đoàn Tuấn).
Lần đầu tiên là xe máy sang đuờng tạt đầu, làm tôi không phanh kịp, nhưng cũng chỉ húc nhẹ làm xe máy đổ thôi. Lần gần đây nhất, đuờng đông và ùn, tôi phanh xe thì xe máy phía sau lách lên không phanh xe kịp nên chạm nhẹ vào đuôi ôtô, và bị đổ.
Rất không may nguời điểu khiển xe là nữ và có một ít trứng bị vỡ. Mặc dù tôi là nguời rất nhã nhặn và điềm đạm (thạc sĩ và làm quản lý cho công ty Big 4), nhưng bà chị kia thì nóng tính quá, làm ầm hết cả lên chửi bới thiếu văn hoá, trong lúc đuờng đang ùn ùn.
Tôi thấy rất khó xử vì quả thật thì là mình không sai, nhưng họ lại có chút thuơng tích và mình có học không quen đáp trả những hành động và lời nói thiếu nhã nhặn của họ, chưa kể lực lượng nguời đi đuờng xúm vào với triết lý va chạm xe to là có lỗi. Ngoài ra cũng không muốn mất thời gian nếu dính vào cảnh sát giao thông.
Xin độc giả chia sẻ cho tôi một vài kinh nghiệm nhỏ ứng xử với tai nạn nho nhỏ như vậy?
Theo vnexpress
minhloc11
30/05/2013 02:14
ngocthuc1102
30/05/2013 02:14
babymoibikiu
30/05/2013 02:14
Hin89
30/05/2013 02:14
ducviet
30/05/2013 02:14
Lần đầu tiên là xe máy sang đuờng tạt đầu, làm tôi không phanh kịp, nhưng cũng chỉ húc nhẹ làm xe máy đổ thôi. Lần gần đây nhất, đuờng đông và ùn, tôi phanh xe thì xe máy phía sau lách lên không phanh xe kịp nên chạm nhẹ vào đuôi ôtô, và bị đổ.
Rất không may nguời điểu khiển xe là nữ và có một ít trứng bị vỡ. Mặc dù tôi là nguời rất nhã nhặn và điềm đạm (thạc sĩ và làm quản lý cho công ty Big 4), nhưng bà chị kia thì nóng tính quá, làm ầm hết cả lên chửi bới thiếu văn hoá, trong lúc đuờng đang ùn ùn.
Tôi thấy rất khó xử vì quả thật thì là mình không sai, nhưng họ lại có chút thuơng tích và mình có học không quen đáp trả những hành động và lời nói thiếu nhã nhặn của họ, chưa kể lực lượng nguời đi đuờng xúm vào với triết lý va chạm xe to là có lỗi. Ngoài ra cũng không muốn mất thời gian nếu dính vào cảnh sát giao thông.
Xin độc giả chia sẻ cho tôi một vài kinh nghiệm nhỏ ứng xử với tai nạn nho nhỏ như vậy?
Theo vnexpress
Danh sách câu trả lời (7)

Làm gì khi xảy ra tai nạn?
Ở nước ngoài khi xảy ra tai nạn thường cả hai bên sẽ dừng xe lại hỏi thăm tình trạng sức khỏe của nhau trước, nếu không có gì thì kiểm tra chiếc xe có bị hư hao gì không, nếu không nghiêm trọng thì thôi.
Nếu không thì giữ nguyên hiện trường chờ CSGT đến giải quyết, thông thường mất 5-15 phút. Tuy chỉ gọi CSGT nhưng họ sẽ tự động điều xe cứu thương và xe cứu hỏa tới luôn, không cần sử dụng thì chạy xe không về.
Cảnh sát sẽ lập biên bản để lấy lời khai và nhận định ai đúng ai sai. Bạn không đồng ý thì sẽ ra trước tòa để cãi. Thông thường sẽ không có gây lộn hay xô xát xảy ra nhưng đây là chuyện ở nước ngoài chứ không phải ở VN.
Ở VN khi có tai nạn, đúng hay sai bạn cũng không cần phải nhận, việc cần làm là càng hùng hổ càng lớn tiếng càng tốt để chứng tỏ lẽ phải thuộc về mình. Nếu "gan dạ" bạn có thể dằn mặt đối phương trước khi cảnh sát tới. Tôi nói "nếu" vì ngay tại trung tâm thành phố, bạn gọi 113 cũng chẳng biết bao giờ họ tới hay là có tới hay không.
Nói tóm lại người dân phải tự biết ứng xử thông minh khi xảy ra tai nạn giao thông.
Thanh That
Ở nước ngoài khi xảy ra tai nạn thường cả hai bên sẽ dừng xe lại hỏi thăm tình trạng sức khỏe của nhau trước, nếu không có gì thì kiểm tra chiếc xe có bị hư hao gì không, nếu không nghiêm trọng thì thôi.
Nếu không thì giữ nguyên hiện trường chờ CSGT đến giải quyết, thông thường mất 5-15 phút. Tuy chỉ gọi CSGT nhưng họ sẽ tự động điều xe cứu thương và xe cứu hỏa tới luôn, không cần sử dụng thì chạy xe không về.
Cảnh sát sẽ lập biên bản để lấy lời khai và nhận định ai đúng ai sai. Bạn không đồng ý thì sẽ ra trước tòa để cãi. Thông thường sẽ không có gây lộn hay xô xát xảy ra nhưng đây là chuyện ở nước ngoài chứ không phải ở VN.
Ở VN khi có tai nạn, đúng hay sai bạn cũng không cần phải nhận, việc cần làm là càng hùng hổ càng lớn tiếng càng tốt để chứng tỏ lẽ phải thuộc về mình. Nếu "gan dạ" bạn có thể dằn mặt đối phương trước khi cảnh sát tới. Tôi nói "nếu" vì ngay tại trung tâm thành phố, bạn gọi 113 cũng chẳng biết bao giờ họ tới hay là có tới hay không.
Nói tóm lại người dân phải tự biết ứng xử thông minh khi xảy ra tai nạn giao thông.
Thanh That

Góp ý
Sự hiểu biết và ý thức chấp hành luật giao thông của đa số người dân hiện nay là rất kém, nếu không thì sinh ra cảnh sát giao thông làm gì. Nếu sự việc không nghiêm trọng lắm, bạn nên giải thích với người ta, cái thời xe to đền xe nhỏ qua lâu rồi. Bạn nên nghiên cứu luật giao thông đường bộ và luôn mang nó theo, "nói có sách" mà, khi cần bạn có thể mang luật ra để nói chuyện, chắc sẽ dễ hơn. Còn nếu gặp người nào "cùn" quá thì nên nhờ đến công an thì tốt hơn.
Anh Đức
Sự hiểu biết và ý thức chấp hành luật giao thông của đa số người dân hiện nay là rất kém, nếu không thì sinh ra cảnh sát giao thông làm gì. Nếu sự việc không nghiêm trọng lắm, bạn nên giải thích với người ta, cái thời xe to đền xe nhỏ qua lâu rồi. Bạn nên nghiên cứu luật giao thông đường bộ và luôn mang nó theo, "nói có sách" mà, khi cần bạn có thể mang luật ra để nói chuyện, chắc sẽ dễ hơn. Còn nếu gặp người nào "cùn" quá thì nên nhờ đến công an thì tốt hơn.
Anh Đức

Chấp hành tốt luật GTĐB
Tôi lái xe ô tô cá nhân của tôi từ năm 1992 tại cả Hà Nội và TP HCM. Ý kiến của tôi là:
1. Luôn chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
2. Khi bị va chạm giao thông và/hoặc tai nạn giao thông thì bình tĩnh nói chuyện với người va chạm với mình và phân tích trái phải và đưa ra phương án giải quyết bằng đàm phán. Nếu bạn đúng luật mà người va chạm với mình không đồng ý với giải pháp bạn đưa ra thì mời CSGT đến xử lý.
Ý thức chấp hành của người tham gia giao thông là ở mức đáng báo động. Đặc biệt là người đi xe máy. Cứ va vào ôtô là người đi xe máy mặc nhiên coi mình là đúng và ôtô là sai.
Vũ Tấn Công
Tôi lái xe ô tô cá nhân của tôi từ năm 1992 tại cả Hà Nội và TP HCM. Ý kiến của tôi là:
1. Luôn chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
2. Khi bị va chạm giao thông và/hoặc tai nạn giao thông thì bình tĩnh nói chuyện với người va chạm với mình và phân tích trái phải và đưa ra phương án giải quyết bằng đàm phán. Nếu bạn đúng luật mà người va chạm với mình không đồng ý với giải pháp bạn đưa ra thì mời CSGT đến xử lý.
Ý thức chấp hành của người tham gia giao thông là ở mức đáng báo động. Đặc biệt là người đi xe máy. Cứ va vào ôtô là người đi xe máy mặc nhiên coi mình là đúng và ôtô là sai.
Vũ Tấn Công

Cẩn tắc vô áy náy
Không chỉ bênh vực cho xe nhỏ mà dân ta có truyền thống bênh vực cho người nghèo không cần biết lỗi phải của ai. Đã ngồi trên ôtô là bạn đã làm quen với nhiều cái nhìn thiếu thiện cảm từ nhiều phía, do đó không chỉ khi xảy ra va chạm mà cả những lúc lùi xe, dừng đỗ xe bạn vẫn phải cẩn trọng. Không ít người có cái tâm nhỏ nhen cố ý quệt vào xe bạn khi đông người hoặc lúc dừng đèn đỏ cho bõ ghét, không ít kẻ cố ý tạo dựng tai nạn để cướp tiền bạn bằng cách khủng bố bạn.
Cẩn tắc vô áy náy, bạn phải luôn cẩn thận khi đi xe ôtô trong mọi tình huống và không nên bực mình vì những chuyện nhỏ nhặt, chấp nhận thiệt thòi về mình để cuối năm sơn lại xe một lần.
Huy Hoang
Không chỉ bênh vực cho xe nhỏ mà dân ta có truyền thống bênh vực cho người nghèo không cần biết lỗi phải của ai. Đã ngồi trên ôtô là bạn đã làm quen với nhiều cái nhìn thiếu thiện cảm từ nhiều phía, do đó không chỉ khi xảy ra va chạm mà cả những lúc lùi xe, dừng đỗ xe bạn vẫn phải cẩn trọng. Không ít người có cái tâm nhỏ nhen cố ý quệt vào xe bạn khi đông người hoặc lúc dừng đèn đỏ cho bõ ghét, không ít kẻ cố ý tạo dựng tai nạn để cướp tiền bạn bằng cách khủng bố bạn.
Cẩn tắc vô áy náy, bạn phải luôn cẩn thận khi đi xe ôtô trong mọi tình huống và không nên bực mình vì những chuyện nhỏ nhặt, chấp nhận thiệt thòi về mình để cuối năm sơn lại xe một lần.
Huy Hoang

Ứng xử nhã nhặn
Đã chạy xe trên đường thì chuyện va chạm là không thể tránh khỏi. Mỗi người cần phải thật kiềm chế khi có sự việc xảy ra dù là lỗi của người ta hay lỗi của mình. d
Dù sao thì mình đi ôtô cũng đỡ bị thương tích hơn người đi xe máy nên điều đầu tiên cần làm là phải xuống xe ngay để giúp đỡ người bị nạn trước khi nghĩ đến chuyện lỗi phải.
Nếu tai nạn nghiêm trọng phải dừng xe ngay tại vị trí xảy ra tai nạn để CA an kết hiện trường, nhớ kéo thắng tay, mở đèn khẩn cấp, khóa chốt cửa xe để không bị bọn xấu chôm đồ.
Nếu tai nạn nhẹ có thể tự giải quyết được thì mới đánh xe vào lề đường để tránh kẹt xe.
Trong tất cả trường hợp đều không nên cãi vã làm gì, thậm chí phải bấm bụng trả một ít tiền để giúp người bị nạn khắc phục hậu quả dù mình không có lỗi, coi như của đi thay người.
Trường hợp người ta lỗi mà còn ngang ngược bắt chẹt vòi tiền thì phải nhờ tới CA. Cũng không nên cãi vã tay đôi với họ, không ích gì mà có khi còn xảy ra xô xát. Trên tinh thần là chuyện xui xẻo không ai muốn nên cũng cần nói vài lời thông cảm giữa hai bên để sau nầy có dịp gặp lại vui vẻ.
Nguyễn Đình Ngộ
Đã chạy xe trên đường thì chuyện va chạm là không thể tránh khỏi. Mỗi người cần phải thật kiềm chế khi có sự việc xảy ra dù là lỗi của người ta hay lỗi của mình. d
Dù sao thì mình đi ôtô cũng đỡ bị thương tích hơn người đi xe máy nên điều đầu tiên cần làm là phải xuống xe ngay để giúp đỡ người bị nạn trước khi nghĩ đến chuyện lỗi phải.
Nếu tai nạn nghiêm trọng phải dừng xe ngay tại vị trí xảy ra tai nạn để CA an kết hiện trường, nhớ kéo thắng tay, mở đèn khẩn cấp, khóa chốt cửa xe để không bị bọn xấu chôm đồ.
Nếu tai nạn nhẹ có thể tự giải quyết được thì mới đánh xe vào lề đường để tránh kẹt xe.
Trong tất cả trường hợp đều không nên cãi vã làm gì, thậm chí phải bấm bụng trả một ít tiền để giúp người bị nạn khắc phục hậu quả dù mình không có lỗi, coi như của đi thay người.
Trường hợp người ta lỗi mà còn ngang ngược bắt chẹt vòi tiền thì phải nhờ tới CA. Cũng không nên cãi vã tay đôi với họ, không ích gì mà có khi còn xảy ra xô xát. Trên tinh thần là chuyện xui xẻo không ai muốn nên cũng cần nói vài lời thông cảm giữa hai bên để sau nầy có dịp gặp lại vui vẻ.
Nguyễn Đình Ngộ
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip