
Vaccin ngừa Ung thư cổ tử cung loại nào tốt ?
Cho tôi hỏi ngoài vaccin Gardasil có loại vaccin nào ngừa ung thư cổ tử cung dùng cho phụ nữ trên 26 tuổi không bán ở đâu, giá như thế naò? Xin cảm ơn!

Vaccine ngừa ung thư cổ tử cung đầu tiên cho phụ nữ trên 26 tuổi
Ngày 21/5, Cervarix - vaccine ngừa ung thư cổ tử cung (UTCTC) và tổn thương tiền ung thư do các tuýp siêu vi HPV phổ biến nhất gây ra (Công ty GlaxoSmithKline - GSK sản xuất) - vừa được Cục Quản lý Dược của Úc (TGA) cấp phép sử dụng cho phụ nữ 10 - 45 tuổi. Đây là vaccine ngừa UTCTC đầu tiên được chỉ định cho phụ nữ trên 26 tuổi.
Việc Cervarix được quốc gia trọng điểm đầu tiên (Úc) cấp phép sử dụng là một bước tiến quan trọng trong quá trình tiến đến loại trừ gánh nặng UTCTC cho tất cả phụ nữ. Những thử nghiệm lâm sàng trên hơn 40.000 phụ nữ cho thấy, Cervarix luôn cho hiệu quả cao trong việc chống lại những tổn thương tiền ung thư gây ra bởi siêu vi gây UTCTC tuýp 16 và 18.
Vaccine ngừa ung thư cổ tử cung cho hiệu quả gần 100% Tin vui cho chị em phụ nữ: vaccine ngừa ung thư cổ tử cung Gardasil cho hiệu quả gần 100% trong việc chống lại hai type virus HPV gây ung thư cổ tử cung và chống lại căn bệnh này trong ít nhất 3 năm. Theo báo chí Anh, các nhà nghiên cứu tại hàng chục trung tâm y tế quốc tế đã đánh giá hiệu quả của loại vaccine này, được tung ra thị trường dưới tên gọi Gardasil, trên 4 type của virus HPV ở hơn 12.000 phụ nữ từ 15-26 tuổi tại 13 nước trong gần 3 năm. Họ đưa ra kết luận: vaccine có hiệu quả ngăn ngừa hai type 16 và 18 của virus HPV, vốn gây ra khoảng 70% các ca ung thư cổ tử cung, đến 98%. Trên thế giới, mỗi 2 phút lại có 1 phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Ở Việt Nam, đây cũng là căn bệnh thường gặp nhất trong các loại ung thư.
(TT) |
Việt Báo

Văcxin ngừa ung thư cổ tử cung bị nghi ngờ tính an toàn
Một báo cáo của chính phủ Mỹ hôm nay nêu ra những nghi vấn mới về tính an toàn của văcxin ngừa ung thư cổ tử cung Gardasil, do có liên quan tới 32 ca tử vong không rõ nguyên nhân, cũng như có tỷ lệ bị ngất choáng và máu đóng cục cao hơn so với các văcxin khác.
> Bắt đầu tiêm văcxin ngừa ung thư cổ tử cung cho trẻ em
![]() |
Christina Tarsell tử vong 18 ngày sau khi tiêm hết 3 mũi văcxin ngừa ung thư cổ tử cung Gardasil. Mẹ cô cho rằng có thể văcxin này là thủ phạm. Ảnh: ABC. |
Christina Tarsell, 21 tuổi, đã chết 18 ngày sau khi nhận mũi tiêm Gardasil cuối cùng (trong số 3 mũi). Mẹ của cô, Emily Tarsell tin rằng loại văcxin này có thể là thủ phạm gây ra cái chết của con gái mình.
"Người ta đề nghị dùng, nói rằng nó không có tác dụng phụ gì, rằng nó an toàn. Vì thế tôi đã bỏ qua bản năng của mình và để cho con bé tiêm chủng", bà mẹ nói.
Những cái chết như của Christina là một trong số vài dạng biến chứng được thông báo tới Hệ thống cảnh báo tai biến văc xin của Mỹ (VAERS), sau khi Gardasil được đưa ra thị trường vào năm 2006. Một vài người bị biến chứng nghiêm trọng như máu cục và rối loạn thần kinh, số khác bị tác dụng phụ nhẹ hơn như sốt, choáng ngất và buồn nôn.
Tháng 6 vừa qua, báo cáo của Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết trong số hơn 25 triệu liều Gardasil (được chỉ định cho phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi) tại Mỹ, trung bình cứ mỗi 100.000 liều thì VAERS báo cáo có 53,9 ca phản ứng phụ. Trong số đó, 40% xảy ra trong ngày tiêm văc xin, và 6,2% bị phản ứng phụ nghiêm trọng, trong đó có 32 ca tử vong.
"Mặc dù số lượng các tai biến nghiêm trọng là nhỏ và hiếm, song chúng có thực và không thể bị bỏ sót hoặc lờ đi mà không nói rõ khả năng này với tất cả những người có nhu cầu tiêm chủng", tiến sĩ Diane Harper, trưởng Nhóm nghiên cứu phòng ngừa ung thư phụ khoa tại Đại học Missouri, cho biết. "Tỷ lệ các biến chứng nghiêm trọng còn cao hơn tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung".
Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng cần xem xét lại tính chính xác của các thông báo từ VAERS, bởi chưa thể nói các ca tử vong có liên quan đến văcxin hay không. Trong một nghiên cứu khác của JAMA, 90% những người bị máu cục sau tiêm văcxin này đã có sẵn các yếu tố nguy cơ bị đóng cục trong máu, như uống thuốc tránh thai hay hút thuốc.
Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cũng đang lưỡng lự trước việc những tai biến nguy hiểm nói trên - dù hiếm - có đủ để ngừng khuyến cáo sử dụng loại văcxin Gardasil cho đến khi có những điều tra thêm hay không.
Các chuyên gia cũng cho biết điều quan trọng mà mọi người cần nhớ khi tiêm văc xin là chúng không có tác dụng vĩnh viễn, chỉ có thể bảo vệ bạn từ 5 đến 7 năm, và chỉ với một số chủng virus có thể gây bệnh mà thôi.
Trong khi đó, theo tờ TVNZ của New Zealand, Bộ trưởng Y tế nước này cho biết đã ghi nhận vài trường hợp phản ứng phụ với văcxin ngừa ung thư cổ tử cung Gardasil, và đang theo dõi tính an toàn của nó.
Tại Việt Nam, hiện có hai văcxin ngừa ung thư cổ tử cung được cấp phép là Cervarix và Gardasil, trong đó Gardasil đang được Bộ Y tế thử nghiệm tiêm chủng cho các bé gái ở Thanh Hóa và Cần Thơ.
T. An

Đây là loại vắc-xin tái tổ hợp phòng ung thư cổ tử cung có dạng bào chế dung dịch tiêm bắp, số đăng ký QLVX-H07-09, do Cty Merk&co.,inC (Wesst Point, PA 19486 USA) sản xuất.
Ảnh minh họa - Gardasil.
Tại buổi họp báo tổ chức tại TPHCM vào 21/9, Cty MSD Việt Nam cho biết Bộ Y tế vừa cấp phép lưu hành vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (UTCTC) có tên Gardasil tại Việt Nam. Đây là vắc xin UTCTC đầu tiên trên thế giới đã có mặt tại nước ta.
Theo bà Kha Mỹ Linh- Tổng GĐ và Trưởng đại diện Cty MSD Việt Nam, vắc xin trên được chỉ định cho đối tượng là nữ từ 26 tuổi trở xuống. Vắc xin này tiêm định kỳ 3 liều trong thời gian 1 năm và có khả năng phòng ngừa UTCTC trong vòng 30 năm.
Hiện vắc xin trên đã được đưa vào sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện phụ sản, Trung tâm Y tế dự phòng ở Hà Nội và Viện Pasteur TPHCM. Một liều có giá 100USD.
Theo bà Linh, Cty đã thử nghiệm lâm sàng vắc xin này trên 25.000 đối tượng trên toàn thế giới. Kết quả cho thấy: Gardasil ngừa được 99% tổn thương tiền UTCTC và 95% trường hợp loạn sản CTC mức độ thấp…
Báo cáo tại buổi công bố vắc xin trên, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng- Nguyên GĐ Bệnh viện Từ Dũ cho biết: Trên thế giới UTCT gây tử vong hang thứ 2 ở phụ nữ, khoảng 650 phụ nữ tử vong mỗi ngày. Tại VN số liệu thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy mỗi ngày có 9 người chết vì căn bệnh này.
Tuy nhiên việc phòng ngừa, sang lọc vẫn chưa được quan tâm. Tại TPHCM có hơn 3 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhưng mỗi năm tại BV Từ Dũ, Hùng Vương và các bệnh viện sản tư nhân khác chỉ làm sang lọc cho khoảng 300.000 người, ở các tỉnh khác tỷ lệ càng thấp hơn.
Theo bác sĩ Phượng, cứ 1 triệu người nhiễm vi rút HPV gây UTCTC thì có 100.000 người bị tiền UTCTC và 1.600 người bị UTCTC xâm nhiễm.