Câu hỏi

29/05/2013 00:13
Vì sao người dùng chán điện thoại cảm ứng?
Danh sách câu trả lời (1)

Nghiên cứu của hãng Canaly cho thấy có đến hơn ½ số người dùng điện thoại cảm ứng có ý định quay lại với những mẫu di động có phím thực.
Mặc dù trên thị trường hiện tại, những sản phẩm thuộc thế hệ điện thoại được trang bị màn hình cảm ứng vẫn tiếp tục gây sốt nhưng đáng buồn là lại có quá nhiều mẫu sản phẩm gây thất vọng với người tiêu dùng và khiến không ít người “vừa mới bước chân sang làm quen” với điện thoại cảm ứng đã quyết định từ bỏ công nghệ này.
“Một phần nguyên nhân là có nhiều chiếc điện thoại chạy theo trào lưu màn hình cảm ứng mà không chú ý đến yếu tố trải nghiệm người dùng”, Pete Cunningham, chuyên gia phân tích của Canaly phát biểu trên tờ PC Pro, “Đó là một tin xấu bởi với hầu hết người tiêu dùng, đây là lần đầu tiên họ làm quen với công nghệ cảm ứng và khi đã có sự khó chịu, họ sẽ ra đi mà không bao giờ quay lại”.
Cunningham còn thẳng thắn chí trích những mẫu di động sử dụng hệ điều hành Windows Mobile “bị cưỡng ép” sang công nghệ cảm ứng hiện đại nhưng vẫn rập khuôn từ công nghệ cảm ứng có sử dụng bút (stylus) cổ điển.
Màn hình cảm ứng là một sự khó chịu và khiến những người hay phải nhập liệu (nhắn tin SMS, soạn thảo email…) qua di động chán nản. “Vấn đề những chiếc di động màn hình cảm ứng sẽ tương tác thế nào với những người hay nhắn tin vẫn là một dấu hỏi lớn”, Cunningham nói.
Bên cạnh những người “một đi không trở lại” khoảng 38% số khách hàng đang sử dụng di động cảm ứng cho biết nếu trong lần mua điện thoại tới họ gặp được một chiếc di động có màn hình “thân thiện với ngón tay” hơn họ sẽ vẫn mua.
Theo báo cáo của Canalys, sản phẩm dế cảm ứng của HTC và Apple được nhiều người dùng tán dương nhất và có tỷ lệ khách hàng “ở lại” cao nhất. Dòng sản phẩm cảm ứng của Sony Ericsson (sử dụng hệ điều hành Windows Mobile) bị chê nhiều nhất và đứng cuối bảng với chỉ 29% khách hàng muốn gắn bó với công nghệ cảm ứng.
Nghiên cứu và khảo sát của Canalys được thực hiện dựa trên số liệu và những cuộc phỏng vấn 3.000 người dùng ở Anh, Đức và Pháp.
Mặc dù trên thị trường hiện tại, những sản phẩm thuộc thế hệ điện thoại được trang bị màn hình cảm ứng vẫn tiếp tục gây sốt nhưng đáng buồn là lại có quá nhiều mẫu sản phẩm gây thất vọng với người tiêu dùng và khiến không ít người “vừa mới bước chân sang làm quen” với điện thoại cảm ứng đã quyết định từ bỏ công nghệ này.
“Một phần nguyên nhân là có nhiều chiếc điện thoại chạy theo trào lưu màn hình cảm ứng mà không chú ý đến yếu tố trải nghiệm người dùng”, Pete Cunningham, chuyên gia phân tích của Canaly phát biểu trên tờ PC Pro, “Đó là một tin xấu bởi với hầu hết người tiêu dùng, đây là lần đầu tiên họ làm quen với công nghệ cảm ứng và khi đã có sự khó chịu, họ sẽ ra đi mà không bao giờ quay lại”.
Cunningham còn thẳng thắn chí trích những mẫu di động sử dụng hệ điều hành Windows Mobile “bị cưỡng ép” sang công nghệ cảm ứng hiện đại nhưng vẫn rập khuôn từ công nghệ cảm ứng có sử dụng bút (stylus) cổ điển.
Màn hình cảm ứng là một sự khó chịu và khiến những người hay phải nhập liệu (nhắn tin SMS, soạn thảo email…) qua di động chán nản. “Vấn đề những chiếc di động màn hình cảm ứng sẽ tương tác thế nào với những người hay nhắn tin vẫn là một dấu hỏi lớn”, Cunningham nói.
Bên cạnh những người “một đi không trở lại” khoảng 38% số khách hàng đang sử dụng di động cảm ứng cho biết nếu trong lần mua điện thoại tới họ gặp được một chiếc di động có màn hình “thân thiện với ngón tay” hơn họ sẽ vẫn mua.
Theo báo cáo của Canalys, sản phẩm dế cảm ứng của HTC và Apple được nhiều người dùng tán dương nhất và có tỷ lệ khách hàng “ở lại” cao nhất. Dòng sản phẩm cảm ứng của Sony Ericsson (sử dụng hệ điều hành Windows Mobile) bị chê nhiều nhất và đứng cuối bảng với chỉ 29% khách hàng muốn gắn bó với công nghệ cảm ứng.
Nghiên cứu và khảo sát của Canalys được thực hiện dựa trên số liệu và những cuộc phỏng vấn 3.000 người dùng ở Anh, Đức và Pháp.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Điện thoại di động
Rao vặt Siêu Vip