VicoTas
Câu hỏi
avatar thanhngan909
30/05/2013 11:13

Viêm cổ tử cung và cách điều trị?

Em bị Viêm cổ tử cung đã hơn 2 năm nay, có đi bệnh viện Từ Dũ khám Bác Sĩ cho thuốc uống và đăt. Ban đầu bệnh có giảm nhưng sau thời gian bệnh lại tái nhiễm và hiện giờ âm đạo của em rất buốt và nóng rát. Em cũng vừa tái khám và đặt thuốc theo toa Bác sĩ nhưng bệnh vẫn không thấy giảm (ngày 5/10/2008) Vậy, xin cho em hỏi truờng hợp bệnh của em có chửa hết được không và có phuơng pháp nào khác ngoài đặt thuốc vì em đặt đã hơn 20 loại rồi .Trường hợp kháng thuốc thì sao ?Em rất lo lắng vì em rất muốn có em bé . Em 26 tuổi, đã có gia đình



Danh sách câu trả lời (2)
avatar holovang10 30/05/2013 11:13

Nếu bạn nào ở Hà nội thì nên đi khám và điều trị ở bệnh viện phụ sản C ở 43 Tràng Thi rất tốt, đó là bệnh viện bà mẹ và trẻ em, bệnh viện tốt nhất Hà nội, bị viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến cần điều trị càng sớm càng tốt, khi đến bệnh viện C lúc họ in phiếu khám thì nên bảo họ cho mình khám bác sĩ Trần Thị Hường, bác sĩ này rất giỏi, mình đã từng đc bác sĩ này khám và điều trị khỏi hẳn bệnh, rất nhiệt tình, nhẹ nhàng. Bác ở Phòng 15 Nhà A tầng 2 nhé. Ko biết bác có phòng khám riêng ko?

avatar zero107 30/05/2013 11:13

Theo thống kê, tỉ lệ những người mắc bệnh là hơn 50% ở những phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 50. Tỉ lệ mắc bệnh này ở phụ nữ đã có con là 90 - 95% điều này có nghĩa là trừ một số ít những phụ nữ ra còn lại rất dễ mắc bệnh này.

 

Chúng ta đều biết: Cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung, cũng là nơi quan trọng cho phòng tránh các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung.

 

Ở tình trạng bình thường, khả năng những vùng này viêm nhiễm thấp. Nhưng nếu bị những tổn thương cơ giới như các hành vi mang tính thô bạo, sinh hoạt tình dục không vệ sinh, sinh hoạt quá nhiều, sinh con sớm, sinh con dùng phẫu thuật, không chú ý giữ vệ sinh, không chữa trị tốt sau mổ sinh..khi sức đề kháng của cổ tử cung yếu đi tạo cơ hội cho những vi khuẩn xâm nhập thì dễ mắc bệnh này.

 

Viêm cổ tử cung có hai loại: cấp tính và mãn tính

 

+Ở giai đoạn cấp tính: xuất hiện nhiều dịch, mủ có màu vàng hoặc xanh. Có lúc đau bụng dưới hay lưng. Lúc này cần làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng thuốc kháng sinh, tránh làm việc quá sức, tránh sinh hoạt tình dục, tránh để nước quá nhiều vào âm đạo khi tắm… tránh những kích thích vào phần này, sẽ nhanh chóng hết bệnh. Nếu không trở thành mãn tính và rất dễ gây ra những hậu quả như:

 

+Gây viêm âm đao: Những người mắc bệnh này có cảm giác nóng ở âm đạo, bên ngoài ngứa ngáy khó chịu, có những lúc đau lưng, bụng dưới đau quặn, đi tiểu nhiều, đái buốt, kinh nguyệt không đều, đồng thời xuất hiện những mủ xanh và vàng hoặc trong khí hư có sợi máu. Khi đi kiểm tra sẽ thấy tử cung tổn thương.

 

+ Gây ra hiện tượng vô sinh hay mổ sinh: Là vì nó gây ra sự mất điều tiết môi trường axit trong âm đạo, tạo khí hư nhiều và vi khuẩn ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động sinh đẻ.

 

+ Ảnh hưởng sinh đẻ: Bệnh viêm nhiễm làm thay đổi tổ chức sinh sản, làm giảm tính đàn hồi và không có lợi cho sinh con.

 

+ Ảnh hưởng quan hệ tình dục: Viêm cổ tử cung nặng không thể quan hệ tình dục và không có lợi cho sinh con.

 

+ Nguy cơ ung thư: Bệnh viêm cổ tử cung nếu chữa không khỏi sẽ dẫn đến ung thư. Theo thống kê, người mắc bệnh viêm này có khả năng ung thư cao hơn gấp 10 lần so với người bình thường.

 

Cách phòng tránh bệnh

 

+ Hàng ngày vệ sinh âm đạo, thường xuyên thay quần lót và giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ

 

+ Chú ý hơn khi sinh hoạt vợ chồng, khi giao hợp nên có những hành vi không quá thô bạo.

 

+ Chú ý nên tránh mang thai, kế hoạch sinh đẻ rõ ràng, tránh sinh con bằng phẫu thuật.

 

+ Khi sinh con cần tránh những việc làm tổn thương cổ tử cung, phòng và tránh bị bệnh. Khi phát hiện có khí hư nên đi khám ngay và chống ủ bệnh.

 

+ Khi bệnh viêm mãn tính, cần điều trị toàn bộ. Khi bệnh chưa nặng, nên dùng kháng sinh, trước khi đi ngủ nên đặt thuốc vào âm đạo, cách một ngày một lần, mỗi đợt nên từ 7 – 10 lần. Khi dùng thuốc tránh quan hệ tình dục.

 

+ Nếu bệnh nặng áp dụng những biện pháp trị liệu vật lý như: dùng tia lade, nhiệt điện hoặc phẫu thuật ngoại khoa. Trong khi điều trị, cần kiểm tra định kỳ sự bong viêm mạc cổ tử cung và sự tiết dịch âm đạo để có cách điều trị đúng hướng, đây cũng là cách điều trị hiệu quả để phòng ung thư.

 

+ Sử dụng dung dịch NaHCO3, 2 -4 % (nước sô đa) rửa sạch trong, ngoài âm đạo làm giảm nồng độ axit trong âm đạo, làm mất môi trường vi khuẩn phát triển.

 

+ Sau khi rửa sạch, dùng thuốc tím 1% lau sạch trong ngoài âm đạo, cách mỗi lần một ngày, mỗi lần điều trị 5 – 10 ngày. Nhưng do sự nhạy cảm của mỗi người khác nhau, lần đầu không nên lau quá nhiều.

 

+ Dùng viên thuốc đặt vào, mỗi tối đặt vào 1 viên, mỗi lần chữa là 10 lần đặt thuốc. Khi nhiễm nặng, cũng có thể uống thuốc Mycostatin mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 500.000 đơn vị, thời gian 10 ngày. Trong khi điều tị tuyệt đối tránh những loại thuốc kháng sinh.

 

+ Dùng dung dịch đông y

 

Dùng 200g cỏ long đản nấu với 500ml nước rửa âm đạo, mỗi ngày 10 lần, liên tục trong 10 ngày.

 

Sau mỗi lần điều trị, nếu kết quả tốt hay xấu cũng nên đến bệnh viện xét nghiệm khí hư. Nếu sau 3 tháng không phát hiện nấm thì là bệnh đã khỏi. Nếu vẫn còn chưa khỏi, nên kiên trì điều trị tiếp.

 

Để phòng ngừa bệnh nấm âm đạo, cần hình thành thói quen hàng ngày, giữ gìn cho cơ quan sinh dục ngày nào cũng sạch sẽ. Khi cơ quan sinh dục được rửa nên dùng riêng khăn và chậu. Không dùng chậu rửa chân tay để rửa chung cơ quan sinh dục, càng không nên dùng khăn lau chân để lau cơ quan sinh dục. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh.

 

Trường hợp của em cần kiên trì điều trị và điều trị dứt điểm. Và một điều quan trọng nữa là phải ý thức việc giữ gìn sau khi khỏi bệnh để tránh tái phát.

 

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Mụn nước ở tay chân là bệnh gì?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cho em hỏi về chứng bệnh đau bụng gió và cách chữa trị với?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Người lúc nào cũng nóng sốt, đau đầu là bệnh gì?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Vì sao bị mắc giun móc?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

lê văn nguyên Làm thế nào để các vết bỏng mau lành sẹo?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto E bị bệnh gì rùi cả nhà?

Đăng lúc: 17:12 - 03/07/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bệnh da vảy cá có di truyền?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Đây là bẹnh gì vậy ??

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách trị ho bằng phương pháp dân gian ma hiệu quả nhất ?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Đau hông khi tập tạ có sao ko?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Củ Chuối Bị viêm xoang phải kiêng hải sản, xôi nếp đúng ko?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Củ Chuối Tìm hiểu bệnh viêm xoang mũi cấp tính?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có phải uống trà nhiều sẽ tăng nguy cơ viêm khớp?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về bệnh viêm loét miệng?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Vì sao thấy khó nuốt?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Run tay là bệnh gì?

Đăng lúc: 11:12 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Phòng bệnh ho gà bằng cách nào?

Đăng lúc: 11:11 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mỏi mắt do bệnh gì?

Đăng lúc: 23:42 - 03/07/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Gần đây em hay bị đau đầu,mệt mỏi,khi đau mắt em bị đỏ ,không biết em có bị bệnh gì hay không?

Đăng lúc: 11:11 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Vẹo vách ngăn mũi có nguy hiểm ko?

Đăng lúc: 11:11 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip