
Viêm gan C có điều trị khỏi được không?

Xin chào,
Tôi tên Nguyễn Trần Phương Châu, cách đây 2 năm tôi phát hiện mình bị Viêm Gan SV C. Bác sĩ ở BV Quốc tế Vũ Anh nói nếu tôi không điều trị thì sẽ chuyển sang u gan, sơ gan và ung thư gan. Tôi vô cùng lo lắng và đã điều trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Cuối cùng, thật may mắn tôi đã gặp thầy gặp thuốc, sau 3 tháng điều trị thì men gan của tôi đã hoàn toàn ổn định, và sau 9 tháng đi xét nghiệm lại thì kết quả là ÂM TÍNH. Kết quả xét nghiệm 3 lần tiếp theo cũng vậy. Trong máu của tôi hoàn toàn không có vi rút Viêm Gan nữa.
Tôi rất vui mừng và muốn chia sẽ kết quả này với những ai bị viêm gan như tôi để có cách điều trị hiệu quả nhất. Tôi tin rằng bệnh viêm gan có thể khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Chúc mọi người có sức khỏe tốt.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điểm trong quá trình điều trị viêm gan C như sau:
- Viêm gan siêu vi C hiện chưa có vacxin ngừa.
- Sau khi điều trị khỏi, nếu không giữ gìn tốt có khả năng tái nhiễm trở lại.
- Giá thành của Interferon thế hệ mới và Ribavirin khá đắt, tổng chi phí cho một đợt điều trị có thể lên tới vài trăm triệu đồng.
- Khi điều trị với Interferon có thể gặp một số tác dụng phụ như: cảm cúm, sốt, đau nhức mình, miệng đắng, ăn không ngon, sút cân, rụng tóc...
Vì vậy trong thời gian điều trị nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi khi thấy mệt, ăn thành nhiều bữa, tránh các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nên ăn thật nhiều rau và các loại trái cây ngọt cũng như các loại thức ăn bổ sung dinh dưỡng để tránh tình trạng sụt cân do kém ăn. Bên cạnh đó cần lưu ý các chế độ phòng ngừa để tránh tái nhiễm.
* Vấn đề thứ hai: bệnh gì không đựợc gần phụ nữ? Thông thường chỉ với một số bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, đang trong giai đoạn lây bệnh cao mới cần cách ly, không chỉ với phụ nữ mà với tất cả mọi người xung quanh. Ngoài ra cũng có một số bệnh không phải truyền nhiễm nhưng nếu tiếp xúc quan hệ với người khác giới có thể nguy hiểm tới tính mạng. Đối với những bệnh truyền nhiễm, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tính chất và đường lây truyền mà có các biện pháp cách ly cần thiết để tránh lây lan. Còn ở giai đoạn khả năng lây nhiễm thấp hoặc phải có những gần gũi nhất định mới có thể lây truyền được hoặc những người xung quanh đã được chích ngừa thì không nhất thiết phải cách ly hay không được gần gũi với người khác giới ngay cả với bệnh phong hay AIDS cũng cần có sự gần gũi cảm thông của cộng đồng, không nên xa lánh họ. Điều quan trọng là hiểu biết về bệnh, đường lây truyền để có các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh chứ không phải loại bỏ người bệnh ra khỏi công đồng. Với bạn của bạn, không nên suy đoán bừa bãi dễ gây những ảnh hưởng không tốt về tâm lý. Việc kết luận một người có bệnh gì phải được các cơ quan y tế có thẩm quyền xác định, không nên chỉ nghe và suy đoán lung tung mà mang lại hậu quả khôn lường.