Câu hỏi

25/05/2013 09:56
Virus HPV
Làm thế nào để biết mình có nhiễm virus HPV mà ko cần đi khám. Biểu hiện của virus này thế nào? Nếu đã nhiễm virus còn có thể tiêm phòng HPV được nữa ko? Giá thành tiêm phòng ra sao?
thanhngan909
25/05/2013 09:56
Danh sách câu trả lời (1)

VIRUS HPV và Ung Thư Họng - Cổ Tử Cung - Đại Tràng...
Mụn cóc sinh dục Do HPV gây ra
Siêu vi trùng (virus) gây ra mụn cóc sinh dục được gọi là Human PapillomaVirus (HPV). Có hơn một trăm chủng loại HPV khác nhau, một vài chủng loại trong số này gây ra mụn cóc nơi tay và chân. Và một vài chủng loại khác gây ra mụn cóc sinh dục. Những mụn cóc sinh dục này ảnh hưởng đến những lớp bên ngoài của lớp da ở bên ngoài, ở bên trong và xung quanh cơ quan sinh dục ngoài – âm hộ, bên trong âm đạo, cổ tử cung, xung quanh hậu môn, háng hoặc đùi, dương vật, bìu dái, hoặc bên trong niệu đạo. Mụn cóc sinh dục là những mụn hay u nhú không đau trong da, có thể nổi u lên hoặc phẳng, có thể là một mụn đơn lẻ hay nhiều mụn, nhỏ hoặc to. Có mụn nổi thành chùm có hình dáng như cải hoa (cauliflower).
1. Nguyên nhân phát sinh mụn cóc?
Nhiều người có hoạt động tình dục có siêu vi trùng HPV. Có bằng chứng cho thấy phần lớn những người có hoạt động tình dục đã tiếp xúc với siêu vi trùng HPV và sẽ bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong quãng đời của họ. Không phải ai bị nhiễm siêu vi trùng HPV cũng đều phát sinh mụn cóc. Điều này dường như còn tùy thuộc vào chủng loại siêu vi trùng và tình trạng khỏe mạnh của hệ thống miễn nhiễm của cá nhân. Một số người bị nổi mụn cóc nhanh chóng sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm. Một số khác bị nổi mụn cóc trễ hơn, khi cơ thể yếu, bị căng thẳng hoặc mang thai. Một khi đã tiếp xúc với siêu vi trùng, thông thường phải mất thời gian từ 3 tuần đến một năm hoặc lâu hơn mới nổi mụn cóc, nếu bị nhiễm. Hiện tại, không có phương thức dễ dàng để phát hiện siêu vi trùng mà chỉ có cách phát hiện sự hiện diện của mụn cóc. Không phải tất cả các trường hợp nhiễm mụn cóc đều nhìn thấy được (ví dụ nếu những mụn cóc quá nhỏ hoặc ở vị trí khuất tầm mắt nơi cổ tử cung hoặc hậu môn).
HPV lây truyền như thế nào? Mụn cóc sinh dục không được điều trị có thể lây qua người bạn
tình. Siêu vi trùng lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da với da. Cơ quan sinh dục tiếp xúc nhau là đủ để siêu vi trùng truyền từ người này qua người kia mặc dù hình thức phổ biến nhất của lây truyền là qua quan hệ giao hợp qua âm đạo hay hậu môn. Cũng có khả năng siêu vi trùng lây truyền qua hoạt động giao hợp bằng miệng (oral sex) nhưng khả năng này không phổ biến.
Mụn cóc trên những phần khác của cơ thể là do những chủng loại HPV khác gây ra. Người ta nghĩ rằng tiếp xúc với những mụn này không thể gây ra mụn cóc sinh dục. Có vài người đã tiếp xúc với siêu vi trùng lúc mới sinh ra và có thể có mụn cóc trước khi họ có thể sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên xuất hiện mụn cóc sinh dục ở trẻ em có thể cho thấy tình trạng bị lạm dụng tình dục lúc nhỏ. Sau khi bị nhiễm, siêu vi trùng có thể ngủ yên trong 20 năm hay lâu hơn, bộc phát vào thời điểm chẳng hạn như khi hệ thống miễn nhiễm suy yếu. Sự xuất hiện mụn cóc đột ngột nơi một người hiện tại không có hoạt động tình dục hoặc đang có mối quan hệ ổn định bình thường không có nghĩa là người này vừa bị nhiễm qua giao hợp. Hầu hết những người đang có siêu vi trùng trong da không có triệu chứng hay dấu hiệu của nhiễm bệnh và không biết rằng họ đã bị nhiễm bệnh. Người bị nhiễm vì vậy có thể gây nhiễm cho bạn tình của họ mà không biết.
2. Làm thế nào để phát hiện mình bị nhiễm siêu vi trùng HPV?
Không có xét nghiệm máu để kiểm tra HPV hoặc xét nghiệm mẫu quệt (swab test) để kiểm tra mụn cóc sinh dục. Có sự thay đổi qua mẫu thử nghiệm khí nhớt (Pap smear) có thể là dấu hiệu
ban đầu cho biết đã có siêu vi trùng. Mụn cóc có thể không nhìn thấy được (ví dụ, nếu những mụncóc này quá nhỏ hoặc khuất tầm mắt nơi cổ tử cung hoặc hậu môn). Nếu phát hiện thấy một u nhú bất thường ở cơ quan sinh dục ngoài, hoặc nếu nghi ngờ đã có quan hệ tình dục với một người có mụn cóc, quí vị nên đến khám bác sĩ hoặc nhân viên y viện sức khỏe tình dục. Đôi khi, ở phái nữ, ngứa dai dẳng hoặc quan hệ giao hợp đau có thể là do bị nhiễm siêu vi trùng mụn cóc xung quanh cửa âm đạo. Những người khi biết mình bị nhiễm HPV, thường bị sốc, giận dữ và tức giận và đỗ lỗi cho người bạn tình. Điều này có thể làm tăng sự căng thẳng (stress) và có thể làm cho bệnh mụn cóc phát triển nặng thêm. Họ có thể cảm thấy xấu hổ và/hoặc bối rối, đặc biệt khi thảo luận những chẩn đoán với bạn tình hoặc người bạn đời tương lai. Tất cả những phản ứng như vậy là bình thường. Điều quan trọng là phải nói ra những cảm giác này với một ai đó chẳng hạn như với bạn đời, bác sĩ, nhân viên y viện sức khỏe tình dục hoặc nhân viên tư vấn.
3. HPV phổ biến như thế nào?
Theo dự đoán thì trong suốt một đời người, rủi ro tiếp xúc với siêu vi trùng này lên đến 85%. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1% dân số phát bệnh tại một thời điểm nào đó. Hầu hết mọi người có hệ thống miễn nhiễm khỏe mạnh đã khống chế siêu vi trùng không phát bệnh. Nhân tố nào ảnh hưởng đến miễn nhiễm? Một vài nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng của một người
chống chọi với siêu vi trùng nói chung và với siêu vi trùng HPV nói riêng. Điều quan trọng không chỉ ở sự xuất hiện siêu vi trùng mà còn là sự phản ứng của cơ thể đối với sự xuất hiện
của siêu vi trùng. Phản ứng này phụ thuộc vào tình trạng khỏe mạnh của hệ thống miễn nhiễm. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống miễn nhiễm bao gồm:
• Gen- một phần của hệ thống miễn nhiễm là do di truyền và hệ thống miễn nhiễm của một số người kháng siêu vi trùng tốt hơn người khác.
• Hút thuốc lá - phụ nữ hút thuốc lá có 2.5 đến 7 lần nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, tùy thuộc vào mức độ hút thuốc nhiều hay ít. Đàn ông hút thuốc có tỷ lệ tái phát HPV gấp 3 lần sau khi điều trị so với những người không hút thuốc.
• Các nhiễm siêu vi trùng khác - chẳng hạn như HIV hoặc sốt các tuyến trong thời gian gần đó có thể giảm khả năng của cơ thể con người chống lại siêu vi trùng mụn cóc.
• Những bệnh khác - chẳng hạn như bệnh tiểu đường không khống chế được, những bệnh của hệ thống miễn nhiễm và một vài bệnh ung thư có thể giảm sức đề kháng của hệ thống miễn nhiễm.
• Thai nghén - hệ miễn nhiễm thông thường sẽ kém đi trong lúc có thai vì thế mụn cóc sinh dục sẽ phát triển về kích cỡ và số lượng, rồi giảm đi sau khi sinh xong. Bị nhiễm mụn cóc sinh dục không có nghĩa là nên tránh có thai.
• Thuốc kê toa - chẳng hạn như hóa trị, kích thích tố (hoocmon), cường lực tố (steroids) có thể làm hệ miễn nhiễm kém đi.
• Những bệnh dị ứng nghiêm trọng - bệnh nhân suyễn và chàm bội nhiễm (eczema) thường kháng kém với siêu vi trùng HPV.
• Các nhân tố về lối sống - chẳng hạn như căng thẳng kéo dài, rối loạn trong ăn uống, trầm cảm, chế độ ăn uống kém, mất ngủ kéo dài, tập thể dục thể thao quá ít hoặc quá độ có thể làm yếu hệ miễn nhiễm.
4. Có thể làm gì để ngăn ngừa truyền nhiễm HPV?
Dùng bao cao su để bảo vệ mình khỏi bị những bệnh truyền nhiễm tình dục kể cả những mụn cóc nằm trong vùng có bao cao su che phủ. Bao cao su không bảo vệ được đối với sự viêm nhiễm từ những mụn cóc nằm ngoài vùng che phủ của bao cao su. Có những chỗ có siêu vi trùng nhưng không hiển thị. Bao cao su nữ giới không đảm bảo an toàn hơn chút nào nếu chỉ che một phần âm hộ. Nếu người bạn tình là một người có hoạt động tình dục nhiều, thì rủi ro tiếp xúc với HPV và các truyền nhiễm khác qua đường tình dục càng cao. Nếu nghi ngờ mình có tiếp xúc với các truyền nhiễm lây qua đường tình dục, quý vị nên đi khám sức khỏe tình dục.
5. Tại sao HPV là mối bận tâm lo lắng?
HPV là một vấn đề sức khỏe quan trọng đặc biệt đối với phụ nữ. Siêu vi trùng này có mối liên hệ với nguy cơ gia tăng phát triển ung thư cổ tử cung. Một vài loại HPV có thể làm cho các tế bào của cổ tử cung phát triển bất bình thường. Có các tế bào bất thường nơi cổ tử cung không có nghĩa là bị ung thư. Những tế bào bất thường này đôi khi trở thành ung thư. Tuy nhiên, điều này phải mất một thời gian, và thông thường hàng năm trời mới xảy ra. Vì vậy nếu một phụ nữ có thử nghiệm khí nhớt đều đặn mỗi hai năm, các tế bào bất thường sẽ được phát hiện trước khi ung thư có thời gian phát triển. Nếu thử nghiệm khí nhớt phát hiện tế bào bất thường nơi cổ tử cung, điều trị có thể làm thay đổi ngược tình hình. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết số lần đi thử nghiệm khí nhớt hoặc kiểm tra theo dõi sau đó nếu cần.
Cần phải tham vấn một bác sĩ hoặc nhân viên y viện sức khỏe tình dục nếu có chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi giao hợp. Mặc dù HPV rất phổ biến và có mối liên hệ giữa HPV và ung thư âm hộ, dương vật, hậu môn và cổ tử cung, cần nên biết rằng có rất ít người nam và nữ nhiễm HPV bị tiến triển đến ung thư. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh ung thư và HPV chỉ là một nhân tố nằm trong số đó. Các nhân tố cùng có liên quan khác bao gồm hút thuốc và hệ thống miễn nhiễm yếu kém.
Có những sự chọn lựa nào trong điều trị bệnh mụn cóc sinh dục?
Không thể tiêu diệt hòan toàn siêu vi trùng HPV mặc dù mụn cóc sinh dục có thể được khống chế thông qua một số điều trị. Mục đích của bất kỳ điều trị nào cũng nên là loại bỏ mụn thấy được, kích hoạt hệ thống miễn nhiễm để kháng lại với viêm nhiễm và loại bỏ chứng gây khó chịu. Một số chọn lựa trong điều trị mụn cóc sinh dục là:
• Bôi dung dịch podophyllin, đó là chiết xuất của cây May Apple. Dung dịch được bác sĩ hoặc nhân viên y viện sức khỏe tình dục bôi trực tiếp lên mụn cóc. Podophyllin tương tác với các tế bào của mụn cóc tạo hủy diệt hoá chất chỗ tổn thương. Cần phải rửa sạch chỗ bôi thuốc sau 4 hoặc 6 giờ. Điều trị này thể gây rát da, đau và sưng phồng. Không được áp dụng trong lúc mang thai.
• Đốt điện lạnh là một cách điều trị phổ biến cho bệnh mụn cóc sinh dục phát sinh ở bên trong (ví dụ nơi cổ tử cung) và bên ngoài và có sử dụng đến việc đông lạnh mụn dùng chất nitrogen lỏng hoặc oxit nitrit. Đốt điện lạnh thường được sử dụng trong lúc mang thai vì có phản ứng phụ nhỏ ngoài việc sưng phồng ban đầu xung quanh vùng đang điều trị. Thường không để lại thẹo lâu. Điều trị thường được thực hiện hàng tuần và có thể gây đau.
• Bệnh nhân có thể bôi dung dịch podophyllotoxin trực tiếp lên mụn cóc nhìn thấy rõ. Podophyllotoxin là một chiết xuất tinh khiết của podophyllin. Không thích hợp sử dụng ở những chỗ khó bôi vào và không được sử dụng trong lúc mang thai. Bởi vì điều trị này có thể tự làm được, nên số lần phải đến y viện ít hơn. Điều trị hoàn tất trong vòng 4 đến 6 tuần lễ, bôi thuốc 2 lần một ngày trong 3 ngày và sau đó ngưng trong vòng 4 ngày.
• Một điều trị khác mà bệnh nhân có thể tự làm là sử dụng kem imiquimod có thương hiệu là Aldara. Kem này đã được sử dụng thành công để xóa mụn cóc quanh bộ phận sinh dục ngoài và quanh hậu môn đặc biệt ở những chỗ ẩm và nơi người (nam giới) không cắt bao qui đầu. Có thể sẽ có phản ứng phụ gây khó chịu đi kèm với điều trị này chẳng hạn như có cảm giác rát buốt, đau hoặc đau khi chạm vào.
Mức độ tái phát với điều trị này thấp hơn so với điều trị khác. Có thể sẽ phải mất 16 tuần để xóa mụn cóc. Điều trị này không được trợ cấp trong Hệ thống Hỗ Trợ Dược Phẩm (Pharmaceutical Benefit Scheme) và vì vậy đắt tiền.
• Điều trị bằng tia laze (laser) là phương pháp trong đó mụn cóc được loại bỏ bằng cách đốt với tia có cường độ cao và chính xác. Tiến trình thường được thực hiện với những phương tiện tại bệnh viện. Độ chính xác của phương pháp này đã làm cho điều trị này thích hợp việc thực hiện những cắt bỏ tinh vi và nguy cơ có thẹo rất thấp. Điều trị này không phải lúc nào cũng có sẵn.
• Sự chọn lựa khác bao gồm phẫu thuật điện/phép điện nhiệt (cắt bỏ với dao điện, dây điện hoặc kim) và cắt bỏ bằng kéo (kéo hoặc dao mổ) với thuốc tê xung quanh vùng đó. Mụn cóc sinh dục nơi cổ tử cung có thể xem xét bằng một kính hiển vi đặc biệt hoặc dụng cụ soi âm đạo (colposcope) và một mẫu nhỏ (gọi là sinh thiết) được lấy để kiểm tra sự bất thường của cổ tử cung. Điều trị cổ tử cung thường được một bác sĩ phụ khoa thực hiện, cắt bỏ phần bất thường bằng laze, phép điện nhiệt, hoặc phẫu thuật. Điều quan trọng là phải dùng dụng cụ soi âm đạo và thử nghiệm khí nhớt để theo dõi sau đó. Mụn cóc có thể tái phát cho dù đã có điều trị bằng những phương pháp này. Nên tiếp tục điều trị cho đến khi không còn những mụn cóc. Có khuyến nghị nên kiểm tra lại lần cuối ba tháng sau đó. Người bạn tình cũng nên được khám bệnh mụn cóc, và cả hai quí vị và người bạn tình nên được khám kiểm tra những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục khác (STIs).
HPV có ảnh hưởng đến thai hay không?
Mụn cóc thông thường không ảnh hưởng đến thai và sinh con. Phụ nữ bị HPV nhưng trước đây không thấy mụn cóc có thể sẽ thấy nổi mụn cóc trong thời gian mang thai. Lý do là thai có thể ảnh hưởng hệ miễn nhiễm tự nhiên của cơ thể. Những mụn cóc này sẽ lặn mất nhanh chóng sau khi sanh vì khi đó hệ miễn nhiễm trở lại bình thường (khoảng 6 tuần lễ). Trường hợp hiếm gặp, mụn cóc có thể phát triển lớn đến mức cần phải điều trị để không ảnh hưởng đến lúc sinh con. Thai có ảnh hưởng đến việc chọn lựa trong điều trị - ví dụ, podophyllin và podophyllotoxin không nên sử dụng. Chỉ trong một vài trường hợp rất hiếm HPV lây qua bé trong lúc sinh gây ra hậu quả mụn cóc phát triển trong cổ họng bé hoặc bên ngoài cơ quan sinh dục ngoài của bé.
Theo Cancer.com
Mụn cóc sinh dục Do HPV gây ra
Siêu vi trùng (virus) gây ra mụn cóc sinh dục được gọi là Human PapillomaVirus (HPV). Có hơn một trăm chủng loại HPV khác nhau, một vài chủng loại trong số này gây ra mụn cóc nơi tay và chân. Và một vài chủng loại khác gây ra mụn cóc sinh dục. Những mụn cóc sinh dục này ảnh hưởng đến những lớp bên ngoài của lớp da ở bên ngoài, ở bên trong và xung quanh cơ quan sinh dục ngoài – âm hộ, bên trong âm đạo, cổ tử cung, xung quanh hậu môn, háng hoặc đùi, dương vật, bìu dái, hoặc bên trong niệu đạo. Mụn cóc sinh dục là những mụn hay u nhú không đau trong da, có thể nổi u lên hoặc phẳng, có thể là một mụn đơn lẻ hay nhiều mụn, nhỏ hoặc to. Có mụn nổi thành chùm có hình dáng như cải hoa (cauliflower).
1. Nguyên nhân phát sinh mụn cóc?
Nhiều người có hoạt động tình dục có siêu vi trùng HPV. Có bằng chứng cho thấy phần lớn những người có hoạt động tình dục đã tiếp xúc với siêu vi trùng HPV và sẽ bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong quãng đời của họ. Không phải ai bị nhiễm siêu vi trùng HPV cũng đều phát sinh mụn cóc. Điều này dường như còn tùy thuộc vào chủng loại siêu vi trùng và tình trạng khỏe mạnh của hệ thống miễn nhiễm của cá nhân. Một số người bị nổi mụn cóc nhanh chóng sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm. Một số khác bị nổi mụn cóc trễ hơn, khi cơ thể yếu, bị căng thẳng hoặc mang thai. Một khi đã tiếp xúc với siêu vi trùng, thông thường phải mất thời gian từ 3 tuần đến một năm hoặc lâu hơn mới nổi mụn cóc, nếu bị nhiễm. Hiện tại, không có phương thức dễ dàng để phát hiện siêu vi trùng mà chỉ có cách phát hiện sự hiện diện của mụn cóc. Không phải tất cả các trường hợp nhiễm mụn cóc đều nhìn thấy được (ví dụ nếu những mụn cóc quá nhỏ hoặc ở vị trí khuất tầm mắt nơi cổ tử cung hoặc hậu môn).
HPV lây truyền như thế nào? Mụn cóc sinh dục không được điều trị có thể lây qua người bạn
tình. Siêu vi trùng lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da với da. Cơ quan sinh dục tiếp xúc nhau là đủ để siêu vi trùng truyền từ người này qua người kia mặc dù hình thức phổ biến nhất của lây truyền là qua quan hệ giao hợp qua âm đạo hay hậu môn. Cũng có khả năng siêu vi trùng lây truyền qua hoạt động giao hợp bằng miệng (oral sex) nhưng khả năng này không phổ biến.
Mụn cóc trên những phần khác của cơ thể là do những chủng loại HPV khác gây ra. Người ta nghĩ rằng tiếp xúc với những mụn này không thể gây ra mụn cóc sinh dục. Có vài người đã tiếp xúc với siêu vi trùng lúc mới sinh ra và có thể có mụn cóc trước khi họ có thể sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên xuất hiện mụn cóc sinh dục ở trẻ em có thể cho thấy tình trạng bị lạm dụng tình dục lúc nhỏ. Sau khi bị nhiễm, siêu vi trùng có thể ngủ yên trong 20 năm hay lâu hơn, bộc phát vào thời điểm chẳng hạn như khi hệ thống miễn nhiễm suy yếu. Sự xuất hiện mụn cóc đột ngột nơi một người hiện tại không có hoạt động tình dục hoặc đang có mối quan hệ ổn định bình thường không có nghĩa là người này vừa bị nhiễm qua giao hợp. Hầu hết những người đang có siêu vi trùng trong da không có triệu chứng hay dấu hiệu của nhiễm bệnh và không biết rằng họ đã bị nhiễm bệnh. Người bị nhiễm vì vậy có thể gây nhiễm cho bạn tình của họ mà không biết.
2. Làm thế nào để phát hiện mình bị nhiễm siêu vi trùng HPV?
Không có xét nghiệm máu để kiểm tra HPV hoặc xét nghiệm mẫu quệt (swab test) để kiểm tra mụn cóc sinh dục. Có sự thay đổi qua mẫu thử nghiệm khí nhớt (Pap smear) có thể là dấu hiệu
ban đầu cho biết đã có siêu vi trùng. Mụn cóc có thể không nhìn thấy được (ví dụ, nếu những mụncóc này quá nhỏ hoặc khuất tầm mắt nơi cổ tử cung hoặc hậu môn). Nếu phát hiện thấy một u nhú bất thường ở cơ quan sinh dục ngoài, hoặc nếu nghi ngờ đã có quan hệ tình dục với một người có mụn cóc, quí vị nên đến khám bác sĩ hoặc nhân viên y viện sức khỏe tình dục. Đôi khi, ở phái nữ, ngứa dai dẳng hoặc quan hệ giao hợp đau có thể là do bị nhiễm siêu vi trùng mụn cóc xung quanh cửa âm đạo. Những người khi biết mình bị nhiễm HPV, thường bị sốc, giận dữ và tức giận và đỗ lỗi cho người bạn tình. Điều này có thể làm tăng sự căng thẳng (stress) và có thể làm cho bệnh mụn cóc phát triển nặng thêm. Họ có thể cảm thấy xấu hổ và/hoặc bối rối, đặc biệt khi thảo luận những chẩn đoán với bạn tình hoặc người bạn đời tương lai. Tất cả những phản ứng như vậy là bình thường. Điều quan trọng là phải nói ra những cảm giác này với một ai đó chẳng hạn như với bạn đời, bác sĩ, nhân viên y viện sức khỏe tình dục hoặc nhân viên tư vấn.
3. HPV phổ biến như thế nào?
Theo dự đoán thì trong suốt một đời người, rủi ro tiếp xúc với siêu vi trùng này lên đến 85%. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1% dân số phát bệnh tại một thời điểm nào đó. Hầu hết mọi người có hệ thống miễn nhiễm khỏe mạnh đã khống chế siêu vi trùng không phát bệnh. Nhân tố nào ảnh hưởng đến miễn nhiễm? Một vài nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng của một người
chống chọi với siêu vi trùng nói chung và với siêu vi trùng HPV nói riêng. Điều quan trọng không chỉ ở sự xuất hiện siêu vi trùng mà còn là sự phản ứng của cơ thể đối với sự xuất hiện
của siêu vi trùng. Phản ứng này phụ thuộc vào tình trạng khỏe mạnh của hệ thống miễn nhiễm. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống miễn nhiễm bao gồm:
• Gen- một phần của hệ thống miễn nhiễm là do di truyền và hệ thống miễn nhiễm của một số người kháng siêu vi trùng tốt hơn người khác.
• Hút thuốc lá - phụ nữ hút thuốc lá có 2.5 đến 7 lần nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, tùy thuộc vào mức độ hút thuốc nhiều hay ít. Đàn ông hút thuốc có tỷ lệ tái phát HPV gấp 3 lần sau khi điều trị so với những người không hút thuốc.
• Các nhiễm siêu vi trùng khác - chẳng hạn như HIV hoặc sốt các tuyến trong thời gian gần đó có thể giảm khả năng của cơ thể con người chống lại siêu vi trùng mụn cóc.
• Những bệnh khác - chẳng hạn như bệnh tiểu đường không khống chế được, những bệnh của hệ thống miễn nhiễm và một vài bệnh ung thư có thể giảm sức đề kháng của hệ thống miễn nhiễm.
• Thai nghén - hệ miễn nhiễm thông thường sẽ kém đi trong lúc có thai vì thế mụn cóc sinh dục sẽ phát triển về kích cỡ và số lượng, rồi giảm đi sau khi sinh xong. Bị nhiễm mụn cóc sinh dục không có nghĩa là nên tránh có thai.
• Thuốc kê toa - chẳng hạn như hóa trị, kích thích tố (hoocmon), cường lực tố (steroids) có thể làm hệ miễn nhiễm kém đi.
• Những bệnh dị ứng nghiêm trọng - bệnh nhân suyễn và chàm bội nhiễm (eczema) thường kháng kém với siêu vi trùng HPV.
• Các nhân tố về lối sống - chẳng hạn như căng thẳng kéo dài, rối loạn trong ăn uống, trầm cảm, chế độ ăn uống kém, mất ngủ kéo dài, tập thể dục thể thao quá ít hoặc quá độ có thể làm yếu hệ miễn nhiễm.
4. Có thể làm gì để ngăn ngừa truyền nhiễm HPV?
Dùng bao cao su để bảo vệ mình khỏi bị những bệnh truyền nhiễm tình dục kể cả những mụn cóc nằm trong vùng có bao cao su che phủ. Bao cao su không bảo vệ được đối với sự viêm nhiễm từ những mụn cóc nằm ngoài vùng che phủ của bao cao su. Có những chỗ có siêu vi trùng nhưng không hiển thị. Bao cao su nữ giới không đảm bảo an toàn hơn chút nào nếu chỉ che một phần âm hộ. Nếu người bạn tình là một người có hoạt động tình dục nhiều, thì rủi ro tiếp xúc với HPV và các truyền nhiễm khác qua đường tình dục càng cao. Nếu nghi ngờ mình có tiếp xúc với các truyền nhiễm lây qua đường tình dục, quý vị nên đi khám sức khỏe tình dục.
5. Tại sao HPV là mối bận tâm lo lắng?
HPV là một vấn đề sức khỏe quan trọng đặc biệt đối với phụ nữ. Siêu vi trùng này có mối liên hệ với nguy cơ gia tăng phát triển ung thư cổ tử cung. Một vài loại HPV có thể làm cho các tế bào của cổ tử cung phát triển bất bình thường. Có các tế bào bất thường nơi cổ tử cung không có nghĩa là bị ung thư. Những tế bào bất thường này đôi khi trở thành ung thư. Tuy nhiên, điều này phải mất một thời gian, và thông thường hàng năm trời mới xảy ra. Vì vậy nếu một phụ nữ có thử nghiệm khí nhớt đều đặn mỗi hai năm, các tế bào bất thường sẽ được phát hiện trước khi ung thư có thời gian phát triển. Nếu thử nghiệm khí nhớt phát hiện tế bào bất thường nơi cổ tử cung, điều trị có thể làm thay đổi ngược tình hình. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết số lần đi thử nghiệm khí nhớt hoặc kiểm tra theo dõi sau đó nếu cần.
Cần phải tham vấn một bác sĩ hoặc nhân viên y viện sức khỏe tình dục nếu có chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi giao hợp. Mặc dù HPV rất phổ biến và có mối liên hệ giữa HPV và ung thư âm hộ, dương vật, hậu môn và cổ tử cung, cần nên biết rằng có rất ít người nam và nữ nhiễm HPV bị tiến triển đến ung thư. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh ung thư và HPV chỉ là một nhân tố nằm trong số đó. Các nhân tố cùng có liên quan khác bao gồm hút thuốc và hệ thống miễn nhiễm yếu kém.
Có những sự chọn lựa nào trong điều trị bệnh mụn cóc sinh dục?
Không thể tiêu diệt hòan toàn siêu vi trùng HPV mặc dù mụn cóc sinh dục có thể được khống chế thông qua một số điều trị. Mục đích của bất kỳ điều trị nào cũng nên là loại bỏ mụn thấy được, kích hoạt hệ thống miễn nhiễm để kháng lại với viêm nhiễm và loại bỏ chứng gây khó chịu. Một số chọn lựa trong điều trị mụn cóc sinh dục là:
• Bôi dung dịch podophyllin, đó là chiết xuất của cây May Apple. Dung dịch được bác sĩ hoặc nhân viên y viện sức khỏe tình dục bôi trực tiếp lên mụn cóc. Podophyllin tương tác với các tế bào của mụn cóc tạo hủy diệt hoá chất chỗ tổn thương. Cần phải rửa sạch chỗ bôi thuốc sau 4 hoặc 6 giờ. Điều trị này thể gây rát da, đau và sưng phồng. Không được áp dụng trong lúc mang thai.
• Đốt điện lạnh là một cách điều trị phổ biến cho bệnh mụn cóc sinh dục phát sinh ở bên trong (ví dụ nơi cổ tử cung) và bên ngoài và có sử dụng đến việc đông lạnh mụn dùng chất nitrogen lỏng hoặc oxit nitrit. Đốt điện lạnh thường được sử dụng trong lúc mang thai vì có phản ứng phụ nhỏ ngoài việc sưng phồng ban đầu xung quanh vùng đang điều trị. Thường không để lại thẹo lâu. Điều trị thường được thực hiện hàng tuần và có thể gây đau.
• Bệnh nhân có thể bôi dung dịch podophyllotoxin trực tiếp lên mụn cóc nhìn thấy rõ. Podophyllotoxin là một chiết xuất tinh khiết của podophyllin. Không thích hợp sử dụng ở những chỗ khó bôi vào và không được sử dụng trong lúc mang thai. Bởi vì điều trị này có thể tự làm được, nên số lần phải đến y viện ít hơn. Điều trị hoàn tất trong vòng 4 đến 6 tuần lễ, bôi thuốc 2 lần một ngày trong 3 ngày và sau đó ngưng trong vòng 4 ngày.
• Một điều trị khác mà bệnh nhân có thể tự làm là sử dụng kem imiquimod có thương hiệu là Aldara. Kem này đã được sử dụng thành công để xóa mụn cóc quanh bộ phận sinh dục ngoài và quanh hậu môn đặc biệt ở những chỗ ẩm và nơi người (nam giới) không cắt bao qui đầu. Có thể sẽ có phản ứng phụ gây khó chịu đi kèm với điều trị này chẳng hạn như có cảm giác rát buốt, đau hoặc đau khi chạm vào.
Mức độ tái phát với điều trị này thấp hơn so với điều trị khác. Có thể sẽ phải mất 16 tuần để xóa mụn cóc. Điều trị này không được trợ cấp trong Hệ thống Hỗ Trợ Dược Phẩm (Pharmaceutical Benefit Scheme) và vì vậy đắt tiền.
• Điều trị bằng tia laze (laser) là phương pháp trong đó mụn cóc được loại bỏ bằng cách đốt với tia có cường độ cao và chính xác. Tiến trình thường được thực hiện với những phương tiện tại bệnh viện. Độ chính xác của phương pháp này đã làm cho điều trị này thích hợp việc thực hiện những cắt bỏ tinh vi và nguy cơ có thẹo rất thấp. Điều trị này không phải lúc nào cũng có sẵn.
• Sự chọn lựa khác bao gồm phẫu thuật điện/phép điện nhiệt (cắt bỏ với dao điện, dây điện hoặc kim) và cắt bỏ bằng kéo (kéo hoặc dao mổ) với thuốc tê xung quanh vùng đó. Mụn cóc sinh dục nơi cổ tử cung có thể xem xét bằng một kính hiển vi đặc biệt hoặc dụng cụ soi âm đạo (colposcope) và một mẫu nhỏ (gọi là sinh thiết) được lấy để kiểm tra sự bất thường của cổ tử cung. Điều trị cổ tử cung thường được một bác sĩ phụ khoa thực hiện, cắt bỏ phần bất thường bằng laze, phép điện nhiệt, hoặc phẫu thuật. Điều quan trọng là phải dùng dụng cụ soi âm đạo và thử nghiệm khí nhớt để theo dõi sau đó. Mụn cóc có thể tái phát cho dù đã có điều trị bằng những phương pháp này. Nên tiếp tục điều trị cho đến khi không còn những mụn cóc. Có khuyến nghị nên kiểm tra lại lần cuối ba tháng sau đó. Người bạn tình cũng nên được khám bệnh mụn cóc, và cả hai quí vị và người bạn tình nên được khám kiểm tra những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục khác (STIs).
HPV có ảnh hưởng đến thai hay không?
Mụn cóc thông thường không ảnh hưởng đến thai và sinh con. Phụ nữ bị HPV nhưng trước đây không thấy mụn cóc có thể sẽ thấy nổi mụn cóc trong thời gian mang thai. Lý do là thai có thể ảnh hưởng hệ miễn nhiễm tự nhiên của cơ thể. Những mụn cóc này sẽ lặn mất nhanh chóng sau khi sanh vì khi đó hệ miễn nhiễm trở lại bình thường (khoảng 6 tuần lễ). Trường hợp hiếm gặp, mụn cóc có thể phát triển lớn đến mức cần phải điều trị để không ảnh hưởng đến lúc sinh con. Thai có ảnh hưởng đến việc chọn lựa trong điều trị - ví dụ, podophyllin và podophyllotoxin không nên sử dụng. Chỉ trong một vài trường hợp rất hiếm HPV lây qua bé trong lúc sinh gây ra hậu quả mụn cóc phát triển trong cổ họng bé hoặc bên ngoài cơ quan sinh dục ngoài của bé.
Theo Cancer.com
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Giáo dục giới tính
Rao vặt Siêu Vip