Câu hỏi

30/05/2013 14:09
Xin cho tôi biết về định nghĩa " kháng histamin H2". Và cho tôi hỏi hen phế quản và hen suyễn có giống nhau?
Xin cho tôi biết về định nghĩa " kháng histamin H2". Và cho tôi hỏi hen phế quản và hen suyễn có giống nhau? Xin cảm ơn.
anhchangdepzaj
30/05/2013 14:09
Danh sách câu trả lời (1)

Histamin là một trong những chất sinh học trung gian giữ vai trò quan trọng trong sốc phản vệ và phản ứng dị ứng. Bình thường histamin có trong cơ thể, tập trung nhiều trong các tế bào bạch cầu có nhiều ở da, niêm mạc ruột, khí quản, phổi… Trong các tế bào, histamin kết hợp với heparin tạo thành phức hợp không có hoạt tínnh.
Thụ thể H2: là nơi gắn histamin gây tăng tiết acid dịch vị.
Kháng thụ thể histamin-H2: Gồm các chất famotidin, nizatidin, ranitidin, cimetidin. Các chất này có cấu trúc gần giống histamin nên cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 tế bào vách dạ dày; ức chế tiết dịch acid cơ bản (khi đói) ngày và đêm của dạ dày, kể cả tiết dịch acid do kích thích bởi thức ăn, cafein, insulin, pentagastrin. Lượng men pepsin do dạ dày tiết ra cũng giảm theo.
Thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin, famotidin...) được dùng trị viêm loét dạ dày- tá tràng.
Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một hội chứng xảy ra kịch phát thường về đêm, do co thắt và tình trạng quá mẫn cảm của các phế quản với các kích thích rất khác nhau với các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Hen kéo dài nhiều năm để lại di chứng bệnh phổi mạn tính có tổn thương tại phế quản, từ những tổn thương này lại kích thích làm cho hen phế quản nặng thêm.
Hen phế quản là hội chứng viêm đường hô hấp mãn tính có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các dạng kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết ở tế bào phế quản, gây tắc nghẽn phế quản, biểu hiện bằng các cơn khó thở khò khè chủ yếu là khi thở ra. Những biểu hiện này có thể phục hồi tự nhiên hoặc do dùng thuốc.
Chúc bạn sức khỏe.
Thụ thể H2: là nơi gắn histamin gây tăng tiết acid dịch vị.
Kháng thụ thể histamin-H2: Gồm các chất famotidin, nizatidin, ranitidin, cimetidin. Các chất này có cấu trúc gần giống histamin nên cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 tế bào vách dạ dày; ức chế tiết dịch acid cơ bản (khi đói) ngày và đêm của dạ dày, kể cả tiết dịch acid do kích thích bởi thức ăn, cafein, insulin, pentagastrin. Lượng men pepsin do dạ dày tiết ra cũng giảm theo.
Thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin, famotidin...) được dùng trị viêm loét dạ dày- tá tràng.
Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một hội chứng xảy ra kịch phát thường về đêm, do co thắt và tình trạng quá mẫn cảm của các phế quản với các kích thích rất khác nhau với các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Hen kéo dài nhiều năm để lại di chứng bệnh phổi mạn tính có tổn thương tại phế quản, từ những tổn thương này lại kích thích làm cho hen phế quản nặng thêm.
Hen phế quản là hội chứng viêm đường hô hấp mãn tính có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các dạng kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết ở tế bào phế quản, gây tắc nghẽn phế quản, biểu hiện bằng các cơn khó thở khò khè chủ yếu là khi thở ra. Những biểu hiện này có thể phục hồi tự nhiên hoặc do dùng thuốc.
Chúc bạn sức khỏe.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Rao vặt Siêu Vip