
Xin được giải đáp về vấn đề đăng ký giấy khai sinh và đăng ký hộ khẩu cho trẻ em sinh ngoài giá thú ?
Kính mong được sự tư vấn và hướng dẫn!

như vậy là bạn vi phạm pháp luật rùi đó.nếu không có giấy chứng nhận kết hôn thì tên người cha sẽ được bỏ trống.trường hợp bạn muốn đổi họ cho con gái theo họ người khác thì phải làm thủ tục nhận con nuôi.
thủ tục:
Ðơn xin nhận con nuôi có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với CB-CC, người lao động; lực lượng vũ trang) hoặc UBND Phường nơi cư trú ( đối với nhân dân) của người nhận nuôi :
Cam kết về việc chăm sóc giáo dục đứa trẻ.
Nếu có vợ hoặc chồng phải có chữ ký của cả vợ và chồng.
Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng (có xác nhận UBND nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của cơ sở y tế) .
Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)
Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi.
Hộ khẩu của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

Theo Nghi định 158, neu gười cha không nhận đứa bé là con thì đương nhiên đứa bé sẽ mang họ mẹ và khai sinh của bé sẽ bỏ trống phần khai về cha. Đứa bé không thể mang họ của bất ký người nào khác, ngoại trừ bạn phải đăng ký kết hôn với mẹ của cháu bé, sau đó bạn làm thủ tục nhận đứa bé là con tại phườn, xã nơi bạn có hộ khẩu.

Thủ tục đăng ký khai sinh như sau:
Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (Khoản 1 Điều 15, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP). Nhưng đối với trường hợp Bạn nêu trên đây thì, cha, mẹ của đứa trẻ không có Giấy chứng nhận kết hôn, trường hợp này pháp luật quy định như sau: “Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống” (Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).
Tuy nhiên, “Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh” (Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP). Căn cứ quy định này, Bạn có thể yêu cầu UBND sở tại giải quyết việc cho đứa trẻ mang họ của Bạn theo sự cam kết bằng văn bản của Bạn và của mẹ đứa trẻ.
“Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy Khai sinh của người đó” (Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP). Do vậy, việc đăng ký Giấy khai sinh cho đứa trẻ theo đúng thủ tục pháp luật sẽ là căn cứ để sau này Bạn đăng ký hộ khẩu cho cháu theo hộ khẩu của gia đình Bạn.
Chúc Bạn thành công!