
Xin hỏi cách giúp mẹ bầu hạn chế sinh non?

Làm thế nào để tránh tình trạng sinh non?
Nếu biết cách đề phòng và bảo vệ, thai phụ hoàn toàn có thể tránh được tình trạng sinh non. Khi nhận thấy cơ thể mình có 3 dấu hiệu sau, thai phụ cần lập tức tới bệnh viện để khám và điều trị kịp thời:
1. Vùng bụng dưới thường xuyên bị cứng lại. Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ thấy vùng bụng dưới bị sưng, thỉnh thoảng xuất hiện đau từng cơn vào ban đêm hoặc sáng sớm thì nên tới bệnh viện để khám. Đây rất có thể là dấu hiệu bạn có thể bị sinh non.
2. Chảy máu âm đạo. Trong thời kỳ mang thai nếu lao động nặng cũng có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, nếu thấy máu chảy nhiều và có dấu hiệu không bình thường thì thai phụ cần đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
3. Vỡ ối. Nếu thai phụ bị vỡ ối sớm hơn so với dự kiến, trong tình huống này, thai phụ cần nằm ngửa, tránh di chuyển và vận động mạnh. Người thân cần đưa thai phụ tới bệnh viện càng nhanh càng tốt.
Bắt đầu từ tuần thứ 28 trở đi, có một số công việc mà thai phụ nên tránh hoặc hạn chế làm để ngừa tình trạng sinh non.
- Thai phụ không nên vận động nặng, tuyệt đối không được hút thuốc, không được uống rượu. Chế độ dinh dưỡng cần được tăng cường và bổ sung nhiều hơn.
- Không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn này vì sự tiếp xúc của tinh dịch có thể tác động khiến tử cung co thắt và thúc đẩy sinh non.
- Nếu thấy cơ thể mệt mỏi, thai phụ cần nghỉ ngơi, không nên thức khuya, suy nghĩ nhiều và nếu bị ốm thì cần phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự điều trị theo lời truyền miệng.
Những điều cần lưu ý để tránh sinh non
- Chú ý đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Tránh bị tổn thương tâm lý. Thai phụ cố gắng duy trì cảm xúc ổn định và giữ tâm trạng luôn vui vẻ.
- Phụ nữ mang thai nên chú ý khi di chuyển và vận động. Tránh tối đa các va chạm mạnh, hạn chế ăn những thực phẩm có thể khiến bong rau.
- Phụ nữ mang thai có tiền sử bị u xơ tử cung nên chú ý điều trị. Hạn chế tối đa quan hệ tình dục trong giai đoạn cuối thai kỳ.
- Luôn giữ âm đạo sạch sẽ để ngăn ngừa các loại nấm và bệnh âm đạo.
- Phụ nữ mang thai nhiều lần nên chú ý tới chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng.

3 cách giúp mẹ bầu hạn chế sinh non
Sinh non là nỗi sợ của bất cứ bà bầu nào trong quá trình mang thai. Những phương pháp sau đây sẽ giúp mẹ bầu tự bảo vệ mình trước nguy cơ sinh non.
Luôn giữ tâm trạng ổn định
Để tránh sinh non, các bà mẹ tương lai cần duy trì một tâm trạng lạc quan và ổn định. Cảm xúc vui vẻ có thể thúc đẩy sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Ngược lại, tâm trạng bất an, lo lắng, cáu giận lại có thể khiến cơ thể bài tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, máu sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non.
Hầu hết các bà mẹ tương lai chẳng ai muốn mình sinh non. Chính bởi vậy mà duy trì một tâm trạng lạc quan là điều hêt sức quan trọng. Việc phải chịu nhiều áp lực tâm lý, sự căng thẳng hàng ngày sẽ khiến nâng cao tỷ lệ sinh non. Đặc biệt, nếu cảm xúc của mẹ bầu không ổn định trong một thời gian dài thì rất có thể sẽ bị trầm cảm sau sinh.
Bởi vậy, để tránh tâm lý thay đổi, mẹ bầu nên chia sẻ những suy nghĩ cũng như cảm nhận của bản thân với chồng hoặc những người bạn tin tưởng. Tránh việc giữ cảm xúc trong người vì đây là điều hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc an thai
Khi mang thai đến tháng thứ ba, lúc này các cơ quan của thai nhi đã bắt đầu hình thành. Việc sử dụng tất cả các loại thuốc đều có thể gây ra những dị tật thai nhi hoặc các hậu quả nghiêm trọng khác.
Đối với những mẹ bầu có tiền sử thai chết lưu hoặc sinh non thường hay tìm đến thuốc an thai để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cũng cần phải có những lưu ý nhất định bởi ngay cả thuốc an thai cũng có thể gây ra vài tác dụng phụ như khiến nhịp tim đập nhanh, hạ huyết áp, phù phổi, suy tim hoạc nhiều triệu chứng khác.
Vậy nhưng những phản ứng phụ này thường sảy ra với tỷ lệ rất thấp, trừ khi mẹ bầu dùng thuốc an thai không tuân theo chỉ định. Bởi vậy, mẹ bầu nên ghi nhớ rằng chỉ nên dùng thuốc an thai theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và chú ý những hướng dẫn cụ thể trong từng thời kỳ.
Thường xuyên tự kiểm tra
Các cơn co thắt là triệu chứng thường thấy khi mang thai. Tuy nhiên, khi mang thai, mẹ bầu cần có những khả năng cơ bản để tự phân biệt được sự khác nhau giữa những cơ co thắt và kịp thời nhận ra những dấu hiệu bất thường của các cơn co thắt.
Một cơn co thắt có thể kéo dài từ 2 đến 3 phút với tác động mạnh mẽ. Ngược lại, ở những tháng cuối, các cơn co thắt sẽ đều đặn, không đau. Khi đặt tay lên bụng, mẹ bầu sẽ thấy bụng cứng lại.
Ở tuần thai thứ 37, các cơn co thắt bắt đầu. Một số bà mẹ sẽ không nhận thấy dấu hiệu này, chỉ đến khi chạm vào vùng bụng, các bà mẹ sẽ thấy các cơn co thắt xuất hiện với tần số ngày càng tăng, nếu mẹ bầu nhận thấy cơn co thắt này đến nhiều hơn từ vùng tử cung thì rất có thể đây là dấu hiệu của sinh non.
Để có thể nhận biết chính xác được các cơ co thắt, mẹ bầu có thể dùng cách ghi lại tần số. Nếu cơn co thắt kéo dài khoảng 10 phút hoạc lâu hơn ngay cả khi đã thay đổi tư thế thì mẹ bầy cần phải đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
hãy liên hệ: http://suckhoe.xmen360.com/diendan chúng tôi sẽ giúp bạn