Câu hỏi

20/05/2013 21:00
Xin hỏi chữ giáp cốt là gì?
Danh sách câu trả lời (2)

Chữ Giáp Cốt là loại chữ đầu tiên của Trung Quốc. Khi đó các chữ được khắc bằng vật nhọn trên mai rùa (giáp - mai) và xương thú (cốt). Số lượng của ký tự của loại chữ này không nhiều, chỉ khoảng 3000 ký tự. Nội dung chủ yếu liên quan đến bói toán, thánh thần. Khi đó, người ta vẫn lấy mai rùa để bói (đốt mai rùa để xem vết nứt, từ đó đoán sự dữ lành). Đến bây giờ các thầy bói mù của ta vẫn dùng mai rùa để bói. 1 lý do quan trọng là mai rùa có hình bát quái (từng ô 8 cạnh) trùng với hình bát quái nên mai rùa rất được tin sùng.
Về sự phát hiện và khảo cứu, người đầu tiên đã trả lời đúng rồi
Về sự phát hiện và khảo cứu, người đầu tiên đã trả lời đúng rồi

Giáp cốt văn có nghĩa là chữ viết (văn) được khắc trên mai rùa (giáp) và xương thú (cốt). Giáp cốt văn được phát hiện tại khu vực làng Tiểu Đốn, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Xác định niên đại cách đây khoảng 3000 năm, được chia làm 2 loại là giáp văn và cốt văn. Giáp văn được khắc trên mai bụng của rùa, một số ít được khắc trên mai lưng, cốt văn được khắc trên xương trâu.
Năm Quang Tự thứ 24 triều nhà Thanh (năm 1898), một số nông dân phát hiện ra những mảnh xương thú khắc văn tự, nhưng tưởng là "long cốt" có thể chữa bệnh nên đã bán cho các hiệu thuốc. Nhà kim thạch học Vương Ý Vinh (王懿荣) và học trò là Triệu Quân (赵军) vô tình phát hiện ra trên những "long cốt" đó là một loại văn tự cổ. Qua khảo sát phát hiện ra nơi có "long cốt" chính là kinh đô cũ của nhà Ân, tức Ân Khư (殷墟). Ban đầu các học giả không hề biết điều này, bởi vì các nhà buôn cố ý nói dối nơi tìm được "long cốt".
Hiện tại người ta khai quật được khoảng 15 vạn mảnh xương như thế, có khoảng 4500 chữ, đã đọc được khoảng 1/3. Chữ giáp cốt sử dụng các phương pháp tượng hình, chỉ sự, hội ý để cấu tạo chữ. Về mặt dụng tự pháp ta cũng bắt gặp phương pháp giả tá.
Nội dung giáp cốt văn chủ yếu nói về thiên văn, khí tượng, địa lí, tôn giáo... phục vụ nhu cầu tâm linh của vua chúa quý tộc. Vì thế mà giáp cốt văn còn được gọi là chiêm bốc văn tự, chiêm bốc nghĩa là bói toán.
Năm Quang Tự thứ 24 triều nhà Thanh (năm 1898), một số nông dân phát hiện ra những mảnh xương thú khắc văn tự, nhưng tưởng là "long cốt" có thể chữa bệnh nên đã bán cho các hiệu thuốc. Nhà kim thạch học Vương Ý Vinh (王懿荣) và học trò là Triệu Quân (赵军) vô tình phát hiện ra trên những "long cốt" đó là một loại văn tự cổ. Qua khảo sát phát hiện ra nơi có "long cốt" chính là kinh đô cũ của nhà Ân, tức Ân Khư (殷墟). Ban đầu các học giả không hề biết điều này, bởi vì các nhà buôn cố ý nói dối nơi tìm được "long cốt".
Hiện tại người ta khai quật được khoảng 15 vạn mảnh xương như thế, có khoảng 4500 chữ, đã đọc được khoảng 1/3. Chữ giáp cốt sử dụng các phương pháp tượng hình, chỉ sự, hội ý để cấu tạo chữ. Về mặt dụng tự pháp ta cũng bắt gặp phương pháp giả tá.
Nội dung giáp cốt văn chủ yếu nói về thiên văn, khí tượng, địa lí, tôn giáo... phục vụ nhu cầu tâm linh của vua chúa quý tộc. Vì thế mà giáp cốt văn còn được gọi là chiêm bốc văn tự, chiêm bốc nghĩa là bói toán.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip