Vào mùa đông mọi người thường tắt các thiết bị làm lạnh do không sử dụng nữa. Điều hòa một thời gian dài không sử dụng cũng cần được bảo quản để nâng cao tuổi thọ của máy. Dưới đây là một số mẹo bảo quản điều hòa khi chúng “ngủ đông”. Cùng theo dõi ngay sau đây.
Để giữ gìn tuổi thọ của điều hòa, bạn nên tránh làm những điều sau:
Trước khi có ý định ngưng sử dụng điều hòa, bạn nên thực hiện một số điều như sau để bảo quản tốt hơn:
Bước 1: Ngắt điện và vệ sinh điều hòa sạch sẽ
Đầu tiên, bạn ngắt nguồn điện để không gặp các sự cố về điện (như hở điện, chập điện,...). Sau đó, bạn kiểm tra lại toàn bộ bên ngoài bề mặt điều hòa bên ngoài để chắc chắn thiết bi an toàn.
Tốt nhất là toàn bộ quá trình vệ sinh điều hòa bạn nên thuê thợ vệ sinh điều hòa nếu có điều kiện.
Bước 2: Vệ sinh lưới lọc gió trước rồi gắn lại vào dàn lạnh
Vệ sinh kỹ càng bộ lọc sẽ giúp điều hòa được loại bỏ bụi bẩn trước khi nghỉ ngơi, việc này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng hoen gỉ, nấm mốc ở các bộ phận khác.
Bước 3: Bật chế độ Fan Mode
Sau khi vệ sinh điều hòa xong, bạn cần bật chế độ quạt gió “fan mode” để máy lạnh hoàn toàn khô ráo trước khi dừng không hoạt động, việc làm này sẽ khắc phục tình trạng nước đọng lại trong máy, giúp các cánh tản nhôm không bi oxi hóa. Bạn chỉ cần bật khoảng 15- 20p là ổn rồi.
Bước 4: Tháo pin remote khi không sử dụng
Nên tháo pin ra khỏi điều khiển. Vì để điều khiển càng lâu không sử dụng, pin có thể xảy ra tình trạng chảy nước, đồng thời sẽ làm hỏng mạch bên trong điều khiển sau một khoảng thời gian dài không sử dụng.
Bước 5: Tắt cầu dao điều hòa để không tiêu tốn điện
Khi không sử dụng một thời gian dài, bạn cũng nên tắt cả cầu dao điều hòa, nhằm tránh hao tổn điện năng mặc dù không sử dụng.
Sau khoảng thời giann điều hòa “ngủ đông” bạn cần kiểm tra lại tất cả các bộ phận điều hòa xem có dấu hiệu bị hư không, nhất là các đường ống dẫn xả có bi chuột cắn hay xuất hiện vết rạn nào hay không. Đối với bất cứ thiết bị nào cũng thế, để lâu sẽ dẫn đến hư hỏng, rạn nứt.
Kiểm tra lại khu vực xung quanh dàn nóng và dàn lạnh điều hòa để xem có vật cản hoặc bụi bẩn bám nhiều không.
Nên vệ sinh điều hòa trước khi sử dụng lại, nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nhất cũng như mang lại hiệu quả làm mát tối ưu cho căn phòng.
Vì sao cần vệ sinh điều hòa khi muốn sử dụng lại sau một thời gian dài?
Dù bạn vệ sinh điều hòa trước khi ngừng hoạt động, nhưng thực tế trong một khoảng thời dài mà bạn không sử dụng thì động cơ bên trong và bên ngoài điều hòa vẫn có thể bị bám bụi. Điều này khiến cho điều hòa xuất hiện các dấu hiệu như:
Phát ra tiếng kêu khi điều hòa hoạt động.
Mang lại hiệu quả làm lạnh kém so với lúc trước.
Xuất hiện mùi hôi khó chịu khi bật trở lại điều hòa.
Lượng điện năng tiêu thụ cao bất thường mỗi khi bạn sử dụng điều hòa.
Như vậy, việc vệ sinh điều hòa sau khoảng thời gian dài không dùng là điều rất cần thiết để mang lại hiệu suất làm mát tối ưu và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Mẹo vệ sinh điều hòa đúng cách
Vệ sinh điều hòa đúng cách rất quan trọng vì điều này góp phần nâng cao hiệu quả làm mát khi bạn sử dụng điều hòa. Dưới đây là một số mẹo về vệ sinh điều hòa đúng cách như:
Nên có thói quen bảo dưỡng và vệ sinh điều hòa thường xuyên, khoảng 6 - 9 tháng/lần tùy theo tần suất sử dụng điều hòa.
Vệ sinh kỹ bộ phận tấm lưới lọc không khí, để tránh làm hỏng lưới và giảm thiểu tình trạng bám bụi bẩn để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát của điều hòa.
Tránh sử dụng nước nóng để rửa tấm lưới lọc không khí và không được sấy khô hay phơi dưới nắng mặt trời, vì tất cả điều này đều dễ làm cho tấm lưới bị hỏng.
Kiểm tra và thay thế chính hãng những linh kiện điều hòa bị hỏng để đảm bảo máy vận hành tốt nhất.
Hy vọng những mẹo bảo quản điều hòa lâu ngày không sử dụng mà VICO vừa mới chia sẻ phía trên đã giúp bạn biết được cách xử lý và sử dụng điều hòa để mang lại hiệu quả tốt nhất rồi nhé.