
Ai biết về mụn cóc chỉ em với?

Có một số cách đơn giản trị mụn cóc đơn giản sau mà rất hiệu quả, bạn hãy thử xem nha:
-Dùng lá tía tô rửa sạch, vò nát rồi xát lên chỗ bị mụn cóc, làm thườgn xuyên trong một thời gian.
-Lấy phần bên trong của vỏ quả chuối đắp lên vùng da có hột cơm rồi quấn quanh bằng dải vải. Đây là một cách để loại bỏ hột cơm, mụn cóc trên da.
-Lấy nhựa của vỏ xanh của quả đu đủ hoà với nước rồi bôi lên vết mụn cóc ngày 2-3 lần.
-Lấy nhựa cây nha đam hay còn gọi là lô hội bôi lên mụn cóc nhiều lần trong ngày.Trong nhựa nha đam có axit malic có tác dụng làm mài mòn mụn cóc.
-Lấy lá cây húng quế rửa sạch vò nát, thêm chút nước rồi đắp lên vết mụn cóc, cứ khô lại thay, làm nhiều lần.Húng quế có những chất có tác dụng diệt virus rất hiệu quả(mụn cóc do virus gây ra mà).
Chúc bạn thành công!

Mụn cóc thường có màu xám xám, sần sùi, xuất hiện đơn dộc hay từng cụm, nhô lên mặt da, trên các ngón tay, lưng bàn tay, cườm tay hay khủy tay. Cũng có mụn cóc ở chỗ lõm gan bàn chân, phát triển vào sâu lúc nào không hay, chỉ khi nổi cộm mới được phát hiện.
Mụn cóc do virus thuộc nhóm papillomas, lây lan qua tiếp xúc hoặc từ mụn cóc mẹ nhảy ra nhiều mụn cóc con. Nó phát triển thuận lợi ở môi trường ẩm, hồ bơi, nhà tắm công cộng.
Người lớn có mụn cóc, vì thẩm mỹ, phải tìm thuốc chữa trị. Phụ huynh cũng rất lo lắng khi mụn cóc xuất hiện ở trẻ con, vì sợ sẽ có nhiều mụn con tiếp theo. Cho đến nay chưa có cách giải quyết nào hiệu nghiệm 100%, ngay cả khi dùng thuốc vờ (placebo) cũng có thể 40-60% mụn cóc biến đi!
Có mấy phương pháp sau đây thường được sử dụng, tùy thuộc vào số lượng và vị trí của mụn cóc trên cơ thể.
Đối với mụn cóc thường
Bác sỹ thường kê toa: acid acetyl salicylic và podophyllin, hai dược phẩm làm tiêu lớp sừng. Nhưng vì thuốc "ăn da" nên phải cẩn thận. Thông thường, người ta khoét một lỗ vừa bằng mụn cóc trên một miếng nhựa, đặt mụn cóc vào lỗ, phần da lành được bao phủ. Phết thuốc lên mụn cóc và giữ 10 phút mỗi lần. Làm nhiều lần trong vài tuần, mụn cóc sẽ tan. Đừng để thuốc dính vào da lành.
Cách điều trị này không đau, dễ được chấp nhận, mụn cóc sẽ biến mất trong 75% trường hợp. Nhưng tránh sử dụng cho mụn có ở mặt hay vùng sinh dục.
Liệu pháp lạnh
Gây hoại tử phần sừng của mụn cóc bằng một chất làm lạnh như azot lỏng xịt lên mặt mụn cóc 15 giây một lần. Làm trở lại sau 2-3 tuần. Liệu pháp lạnh thường được áp dụng cho các mụn cóc ở chổ lõm gan bàn chân. Da có thể bị phồng và gây đau nhức.
Phương pháp "băng keo"
Ban ngày dán băng lên mụn cóc, ban đêm lấy ra rửa và chà nhẹ mụn cóc. Sáng hôm sau, dán trở lại. Làm như vậy trong 10-12 ngày.
Phần lớn trường hợp mụn cóc biến mất. Nếu không có kết quả, ngưng lại và dùng phương pháp khác.
Các trường hợp khó
Khi mụn cóc xuất hiện nhiều, hoặc ở những nơi nhạy cảm, dễ gây đau đớn, tốt nhất là đi khám bác sỹ da liễu. Có mấy phương pháp đặc biệt:
• Liệu pháp miễn dịch: Imiquimod, thuốc thường được sử dụng cho các mụn cóc ở bộ phận sinh dục, kích thích cơ chế miễn dịch cục bộ và loại bỏ mụn cóc. Thuốc đắt tiền, sử dụng cẩn thận vì có thể bị dị ứng.
• Sử dụng laser để tiêu hủy mụn cóc. Kỹ thuật này không làm chảy máu, không tạo sẹo nhưng gây đau.
• Nạo và phương pháp điện đông. Thầy thuốc gây tê nơi có mụn cóc, rồi bóc mụn cóc ra, hoặc dùng điện đông để tiêu hủy mụn cóc.
Phương pháp này cũng không đạt kết quả 100%, để lại sẹo hoặc có nguy cơ xuất hiện "chai chân" sẽ gây đau nhức.
Không ít trường hợp giải quyết xong lần đầu, mụn cóc "bay mất" nhưng cồi (cùi) chưa được lấy ra chưa hết nên sẽ bị tái phát và phải tiếp tục điều trị.