
Ăn gì và phải làm gì khi trời quá nóng... ???

1. Nước dưa hấu:
Dưa hấu 1 quả bỏ hột lấy ruột, dùng vải mùng vắt lấy nước, uống tùy thích.
2. Gỏi giá đậu xanh:
Giá đậu xanh 400 g, muối, đường trắng, bột nêm vừa đủ, rượu 5 g, dầu mè 10 g.
Giá đậu xanh rửa sạch, cho vào nước sôi trụng qua, dội qua nước lạnh, để ráo nước cho vào thau.
Tất cả các gia vị nêu trên cho vào bát, sau khi trộn đều, rưới lên mặt giá đậu xanh thì hoàn tất.
3. Khổ qua xào thịt lát:
Khổ qua (mướp đắng) 250 g, thịt nạc 150 g, gia vị vừa đủ.
Khổ qua cắt lát mỏng, sau khi xát với muối rửa sạch, thịt heo cắt lát mỏng, thêm rượu, muối, bột năng trộn lẫn để ướp. Trong chảo nóng cho gừng lát phi thơm, thêm thịt lát xào đến ngả màu, đổ vào khổ qua, sôi lên nêm gia vị.
4. Gỏi rau má, mướp đắng
Nguyên liệu
100g rau má, 1 quả mướp đắng nhỏ, 1/4 quả dứa (thơm), 50g giá, 1/2 củ cà-rốt, 200g tôm tươi.
Gia vị: 1 thìa nước cốt chanh, 2 thìa súp đường, 1 thìa súp nước mắm, 2 thìa súp tương ớt.
Thực hiện
Rửa sạch rau má để ráo. Rửa mướp đắng, bổ đôi, bỏ ruột, thái mỏng. Gọt vỏ dứa, bỏ mắt, thái mỏng. Nhặt rễ giá, rửa sạch. Gọt vỏ cà-rốt, dùng dao răng cưa thái sợi. Luộc chín tôm, bóc vỏ, giữ đuôi.
Nước mắm trộn gỏi: Hòa tan nước mắm, nước cốt chanh, đường, tương ớt. Cho rau má, mướp đắng, dứa, giá, cà-rốt, tôm vào thố, rưới nước mắt pha, trộn đều, nếm vị chua ngọt vừa ăn.
Thưởng thức
Bày gỏi ra đĩa, trang trí tôm lên mặt, chấm nước mắm chua ngọt.
5. Cà xào rong biển
Nguyên liệu
200g phi-lê cá lóc, 50g rong biển, 1 quả cà chua, 1/3 củ cà-rốt. 4 củ hành tím, 2 tép tỏi (ngò rí), 1 thìa súp dầu ăn.
Gia vị: Hạt nêm, dầu hào, đường, tiêu.
Thực hiện
Thái vuông cá, ướp với 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà-phê tiêu, để 5 phút, hấp chín. Ngâm nở rong biển, thái miếng. Thái múi cà chua. Gọt vỏ cà rốt, dùng dao răng cưa thái sợi. Bóc vỏ hành tím, rửa sạch, chẻ đôi 3 củ, phần còn lại đập giập. Lột vỏ tỏi, đập giập.
Đun nóng dầu ăn, cho tỏi và hành tím đập giập vào, phi thơm, cho cà-rốt, cà chua, rong biển vào xào, nêm hạt nêm, dầu hào, đường vừa ăn. Cho cá vào xóc đều, nhẹ tay để không bị nát, nếm lại vừa ăn.
Thưởng thức
Cho cá xào ra đĩa, rắc tiêu, rau mùi thái nhỏ. Dùng nóng với cơm.
6. Chè thập cẩm
Nguyên liệu
10g bột rau câu, 50g hạt lựu làm từ bột năng, 50 củ bạch quả (đã bỏ vỏ), 100g nhãn nhục, 100g củ năng đã gọt vỏ, 500g đường cát trắng, 5 cọng lá dứa.
Thực hiện
Rau câu: Hòa tan bột rau câu với 1/2 lít nước. Nấu hỗn hợp, đổ ra khuôn, đến khi đông lại, dùng dao răng cưa xắn khối vuông.
Nấu chè: Luộc chín bạch quả, hạt sen và củ năng.
Cho 1 lít nước, đường cát trắng, lá dứa vào nồi, nhấc lên bếp, đun đến khi tan đường. Cho tiếp củ năng, hạt sen, bạch quả vào, đun trên lửa nhỏ để hỗn hợp thấm đường. Cuối cùng, cho nhãn nhục vào, tắt bếp.
Lưu ý: Nếu thích, bạn cho nước hoa bưởi hoặc hoa nhài tươi vào. Đợi chè nguội, cho vào tủ lạnh.
Thưởng thức
Khi dùng, lấy chè ra, cho thêm rau câu, hạt lựu, củ năng bọc bột lọc, đá bào, dùng lạnh.

Để chống lại cái nóng bức của mùa hè, bạn nên:
Uống nhiều nước
Thông thường mỗi người trung bình cần uống 1,5 lít nước môi ngày. Nhưng khi trời nóng hoặc khi chơi các môn thể thao thì lượng nước này cần tăng, để bù lại số lượng nước rất lớn bị mất đi do ra mồ hôi.Trong mọi trường hợp, bạn đừng đợi khát rồi mới uống nước.
Nếu là lao động chân tay nặng nhọc trong thời tiết nắng nóng thì cần phải uống 4 cốc nước mát mỗi giờ.
Đừng uống các loại chất lỏng có chứa cồn hay quá nhiều chất đường bởi chúng chỉ làm cơ thể thêm mất nước. Tránh các loại đồ uống lạnh vì nó có thể gây co dạ dày (“chuột rút”).
Ăn nhiều trái cây, rau xanh
Một số loại rau quả có màu sắc như cà rốt, quả mơ, quả đào giàu chất bêta-caroten có thể giúp da chống lại tia năng mặt trời. Bạn hãy dùng những thứ này dưới dạng tươi sống hoặc nước ép, bởi khi nấu chín chúng sẽ làm mất beta-caroten và những vitamin khác. Nhưng lưu ý, mơ hay cà rốt không thể thay thế cho kem chống nắng khi tiếp xúc với nắng. Ngược lại, có một vài loại thức ăn như cần tây, mùi tây, thì là, hay quả sung, không nên ăn trước khi ra nắng, vì chúng có thể gây dị ứng.
Rau xanh và trái cây tươi là những thực phẩm rất tốt trong mùa nóng, không chỉ vì cung cấp các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ mà còn chứa các thành phần chống oxy hóa và giúp tăng sức đề kháng. Trung bình mỗi ngày một người ăn ít nhất 200g trái cây và 300g rau xanh các loại
Rau, trái ăn dưới dạng tươi sống và ăn luôn cả xác sẽ tốt hơn. Các loại trái cây nhiều nước và ít ngọt như thanh long, bưởi, thơm, cam, quýt, dưa gang… sẽ giúp hạ nhiệt tốt hơn các loại trái cây ngọt như chuối, mít, nhãn… để tạo cảm giác mát, tốt nhất nên uống nước hoa quả có đá hay nước ép trái cây, nó mang lại cho cơ thể bạn các vitamin.
Chú ý nha bạn: Tránh các thực phẩm nóng và các bữa ăn nhiều dầu mỡ - chúng chỉ làm cơ thể thêm nóng bức.
Bổ sung muối và khoáng chất
Mồ hôi túa ra mang theo muối và các khoáng chất trong cơ thể. Đây đều là những chất rất cần thiết và phải được bổ sung ngay. Có thể uống các loại nước uống dành cho tập luyện thể thao để bổ sung muối và khoáng chất cho cơ thể.
Đeo kính râm và chọn mặc quần áo thích hợp
Cần đặc biệt lưu ý về trang phục khi ra khỏi nhà. Chọn loại quần áo làm từ chất liệu vải nhẹ, sáng màu và không bó sát. Nắng gay gắt sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tự làm mát của cơ thể và gây mất nước. Nó cũng là “thủ phạm” gây ra các nguy hại cho làn da.
Nếu buộc phải ra ngoài, nhớ đội mũ rộng vành, đeo kính râm và bôi kem chống nắng có độ SPF từ 15 trở lên từ trước khi ra khỏi nhà khoảng 30 phút.
Chú ý giờ làm việc
Nếu làm việc ngoài trời, lưu ý không làm việc từ 11h trưa đến 14h chiều. Nghỉ ngơi trong bóng mát thời điểm này sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ để thích ứng.
Cường độ làm việc vừa phải
Nên bắt đầu công việc với cường độ chậm rồi tăng dần. Nếu ráng sức dưới cái nóng, sẽ làm tăng gánh nặng cho tim. Và khi có cảm giác thở hổn hển thì cần phải ngừng ngay mọi hoạt động. Đi vào chỗ râm mát và nghỉ ngơi ngay.
Chọn chỗ mát
Ở trong nhà và nếu có thể thì nên ở trong môi trường có điều hòa. Nếu ở nhà không có điều kiện thì nên đi tới các trung tâm thương mại hay thư viện công cộng. Chỉ cần vài giờ trong môi trường này là đủ giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt trước khi quay trở lại với cái nóng khó chịu.
Quạt điện có thể giúp xua bớt cái nóng nhưng khi nhiệt độ vượt quá 40 độ C thì quạt không giúp ngăn được các bệnh liên quan đến nóng bức. Nên đi tắm hay ngâm mình trong nước mát hoặc tới nơi có điều hòa nhiệt độ thì sẽ tốt hơn.
Tránh ánh nắng trực tiếp khi ra ngoài.