
Ăn mực khô lợi hay hại, và có nên ăn nhiều không?

Mực khô cung cấp một lượng protein (chất đạm) đáng kể. Ngoài ra, nó còn chứa một số chất khoáng mà chỉ các loài sống ở biển mới có, trong đó có chất iốt. Nếu trong gia đình thường xuyên dùng muối iốt, nay thỉnh thoảng ăn thêm mực khô nữa thì sẽ không lo bị bướu cổ.
Tuy nhiên, khi nướng mực chớ để cháy, chẳng những ăn không ngon mà còn có hại. Báo chí đã nhiều lần nhắc các bà nội trợ đừng để cháy thịt cá khi rán và hạn chế việc cho chồng con ăn thịt cá nướng, để phòng ngừa nguy cơ ung thư ruột.
Ăn gì quá nhiều cũng đều không tốt, huống chi mực khô là loại hải sản đắt tiền. Còn đang đi học mà đã có thói quen ăn mực khô "xả láng" thì e rằng khi thành cán bộ lương sẽ không đủ xài!

Hiệp hội người tiêu dùng bang Penang Malaysia (CAP) kêu gọi người tiêu dùng nhịn ăn mực khô vì các cuộc kiểm tra do CAP tiến hành đã phát hiện loại thức ăn này chứa một hàm lượng độc tố cadmium khá cao.
Theo ông, hàm lượng cadmium chứa trong các mẫu thử dao động từ 0,33 đến 4,33 phần triệu (ppm) trong khi theo tiêu chuẩn thực phẩm quốc gia Malaysia năm 1985 thì hàm lượng chất này không được vượt quá 1,00 ppm.
Năm 2004 và 2006, trong 9 mẫu mực và hải sản khô khác được kiểm tra thì 6 mẫu có hàm lượng cadmium vượt quá mức cho phép.
Cadmium được sử dụng trong công nghệ mạ tráng pin, trong sản xuất hợp kim, màu nhuộm và chất dẻo và ổn định phốt phát trong phân lân.
Chủ tịch Mohamed Idris cho biết, cadmium còn là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.