Câu hỏi

29/10/2013 01:24
Anh em họ hàng chung ông cố vậy về sau chúng em có thể kết hôn theo pháp luật không
Anh em họ hàng chung ông cố vậy về sau chúng em có thể kết hôn theo pháp luật không? Ý kiến của gia đình và xã hội đối với trường hợp này? Chúng em yêu nhau và đang cảm thấy rất bối rối. Rất mong câu trả lời?
LeHieu
29/10/2013 01:24
sosad
29/10/2013 01:24
nguyendiep
29/10/2013 01:24
lehoang
29/10/2013 01:24
Danh sách câu trả lời (4)

minh đọc câu hỏi của bạn và câu trã lời của mọi người mà thấy nhức đầu quá, ở đây bạn chỉ hỏi là có kết hôn được kg nhưng mà mọi người trã lời dài dòng quá, tôi trã lời ngắn gọn là nếu bạn kết hôn thì pháp luật không cấm nhưng về phía họ hàng thì bạn phải xem lại coi có bị phản đối không và bạn phải chịu trách nhiệm trong chuyện này.

theo phong tục tập quán Việt Nam: thì không thể yêu nhau được. bởi vì ba mẹ, ông bà hiện tại vẫn còn ảnh hưởng bởi tập tục phong kiến.
Nhưng theo pháp luật Việt nam(hay trên thế giới) thì có thể yêu nhau được: ông cố của bạn là đời thứ 1 (thế hệ thứ nhất). ông bà nội ngoại của bạn là đời thứ 2 (thế hệ thứ 2). ba mẹ của bạn là đời thứ 3 (thế hệ thứ 3). hai bạn là thế hệ thứ 4. Nói tóm lại: anh em chú bác ruột và cô cậu ruột không thể láy nhau.
Tình yêu của bạn cũng hởi bị cách trở bởi yếu tố phong tập việt nam.
Ba mẹ bạn có thể chấp nhận được nếu hai bạn đã lở quan hệ rồi.
Hoặc Hai bạn có thể bỏ đi một nơi xa xôi để sống.
Nhưng theo pháp luật Việt nam(hay trên thế giới) thì có thể yêu nhau được: ông cố của bạn là đời thứ 1 (thế hệ thứ nhất). ông bà nội ngoại của bạn là đời thứ 2 (thế hệ thứ 2). ba mẹ của bạn là đời thứ 3 (thế hệ thứ 3). hai bạn là thế hệ thứ 4. Nói tóm lại: anh em chú bác ruột và cô cậu ruột không thể láy nhau.
Tình yêu của bạn cũng hởi bị cách trở bởi yếu tố phong tập việt nam.
Ba mẹ bạn có thể chấp nhận được nếu hai bạn đã lở quan hệ rồi.
Hoặc Hai bạn có thể bỏ đi một nơi xa xôi để sống.

Bạn hateone đã trả lời cho bạn tương đối rõ, tuy nhiên tôi bổ xung 1 vài vấn đề cho bạn tham khảo:
- Bạn và cô ấy có cùng dòng họ hay không, nghĩa là cùng là cháu chắt bên nội ấy (ví dụ: cụ cố của 2 bạn là họ Lê, bạn và cô ấy bây giờ cũng mang họ Lê) nếu như thế thì 4 đời vẫn rất là gần - không ai chấp nhận cho các bạn lấy nhau đâu - Mặc dù Pháp luật cho phép, nhưng mình sống với họ hàng cả đời cơ mà.
- Nếu 2 bạn không cùng họ (Ví dụ: 1 đời ông bà bố mẹ của 1 trong 2 bạn là phận nữ chẳng hạn) thì có thể họ mạc sẽ đỡ căng thẳng hơn vì đã có 1 mắt xích dòng tộc là phận gái rồi (bên ngoại mà), người ta không đề cập đến lý do cùng huyết thống nữa.
- Có trường hợp xấu là nếu bạn hoặc cô ấy là vai trên chẳng hạn (là cô, dì hay chú, cậu) thì vấn đề càng vô cùng khó khăn không những cho 2 bạn mà còn chính là cho các cụ 2 bên - cái này bạn hiểu mà.
- Nếu gia đình cả 2 bên không ủng hộ thì bạn nên gọi cô ấy bằng đúng vai vế họ hàng cho nó lành.
- Nếu cứ nhất quyết lấy nhau thì e rằng 2 bạn phải đưa nhau đi 1 nơi xa họ hàng mà sinh nhai thôi.
******* Chúc vui .......................
- Bạn và cô ấy có cùng dòng họ hay không, nghĩa là cùng là cháu chắt bên nội ấy (ví dụ: cụ cố của 2 bạn là họ Lê, bạn và cô ấy bây giờ cũng mang họ Lê) nếu như thế thì 4 đời vẫn rất là gần - không ai chấp nhận cho các bạn lấy nhau đâu - Mặc dù Pháp luật cho phép, nhưng mình sống với họ hàng cả đời cơ mà.
- Nếu 2 bạn không cùng họ (Ví dụ: 1 đời ông bà bố mẹ của 1 trong 2 bạn là phận nữ chẳng hạn) thì có thể họ mạc sẽ đỡ căng thẳng hơn vì đã có 1 mắt xích dòng tộc là phận gái rồi (bên ngoại mà), người ta không đề cập đến lý do cùng huyết thống nữa.
- Có trường hợp xấu là nếu bạn hoặc cô ấy là vai trên chẳng hạn (là cô, dì hay chú, cậu) thì vấn đề càng vô cùng khó khăn không những cho 2 bạn mà còn chính là cho các cụ 2 bên - cái này bạn hiểu mà.
- Nếu gia đình cả 2 bên không ủng hộ thì bạn nên gọi cô ấy bằng đúng vai vế họ hàng cho nó lành.
- Nếu cứ nhất quyết lấy nhau thì e rằng 2 bạn phải đưa nhau đi 1 nơi xa họ hàng mà sinh nhai thôi.
******* Chúc vui .......................

Vì những thông tin mà cho biết quá ít, do vậy mình cũng chưa hiểu rõ lắm về mối quan hệ giữa Bạn và cô ấy. Nhưng theo Tuvantuoihoa hiểu thì giữa hai Bạn có mối quan hệ chung ông cố - người đẻ ra ông của hai Bạn. Do vậy, có thể bạn và người ấy là cháu thuộc đời thứ IV. Để Bạn biết rõ hơn về trường hợp của mình, mình xin trao đổi với Bạn một số quy định trong luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
Theo chương II, điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định những trường hợp bị cấm kết hôn như sau:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự.
3. Giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
4. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng la cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
5. Giữa những người cùng giới tính.
Theo điều 8 chương I thì:
Những người cùng dòng máu trực hệ là cha mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại.
Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú con bác, con co, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Tuy Bạn và anh ấy không thuộc những người có cùng dòng máu trực hệ và mối quan hệ họ hàng đã ngoài phạm vi 3 đời. Nhưng đối với người Việt Nam thì mối quan hệ họ hàng vẫn rất gần gũi. Vì vậy, gia đình thường ngăn cấm chuyện hôn nhân trong những trường hợp vẫn có những mối quan hệ họ hang mật thiết cho dù đã sang đời thứ tư. Với trường hợp của Bạn, tuỳ theo ý kiến của gia đình mà hai bạn sẽ có những quyết định cho mình.
Chúc bạn có sự lựa chọn sáng suốt.
Theo chương II, điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định những trường hợp bị cấm kết hôn như sau:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự.
3. Giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
4. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng la cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
5. Giữa những người cùng giới tính.
Theo điều 8 chương I thì:
Những người cùng dòng máu trực hệ là cha mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại.
Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú con bác, con co, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Tuy Bạn và anh ấy không thuộc những người có cùng dòng máu trực hệ và mối quan hệ họ hàng đã ngoài phạm vi 3 đời. Nhưng đối với người Việt Nam thì mối quan hệ họ hàng vẫn rất gần gũi. Vì vậy, gia đình thường ngăn cấm chuyện hôn nhân trong những trường hợp vẫn có những mối quan hệ họ hang mật thiết cho dù đã sang đời thứ tư. Với trường hợp của Bạn, tuỳ theo ý kiến của gia đình mà hai bạn sẽ có những quyết định cho mình.
Chúc bạn có sự lựa chọn sáng suốt.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Hôn nhân gia đình
Rao vặt Siêu Vip