
Bệnh lậu là gì?
Ai cho mình biết bệnh lậu là gì không?

Thuốc chữa bệnh lậu cấp tính và mãn tính. Đảm bảo khỏi 100%
Phác đồ mới điều trị bệnh lậu với nhiều năm kinh nghiệm đã từng điều trị khỏi tận gốc cho rất nhiều bệnh nhân lậu cấp và mãn tính
Nếu trực tiếp đến nhà uống thuốc mà không khỏi hoàn trả tiền thuốc thời gian điều trị dứt điểm là từ 3 đến 6 ngày.
số tiền điều trị từ 2tr với trường hợp cấp tính và 4tr đối với trường hợp mãn tính.
nếu nhà ở xa không có điều kiện đến nhà lấy thuốc thì mình có thể gửi thuốc theo 2 cách sau
Gửi tiền qua tài khoản mình sẽ chuyển thuốc theo đường bưu điện thời gian chờ nhận thuốc khoảng 2 đến 3 ngày.
Gửi thuốc theo xe oto đến bến xe gần nhất.
Nhận thuốc gửi tiền cho nhân viên bưu điện
Có thể chuyển thuốc đi tất cả các tỉnh thành và chuyển đi nước ngoài
Xin đảm bảo :
Gửi thuốc đúng hẹn
Chúc các bạn mau khỏi bệnh.
Tư Vấn: Vũ Xuân Vinh
0981 917 787
Địa chỉ : số 39 tổ 1 Giáp Nhất Thanh Xuân Hà Nội ( sau royal City)

1. Bệnh lậu thường có hai giai đoạn: Lậu cấp tính và lậu mạn tính.
- Lậu cấp tính: Bệnh lậu cấp tính thể hiện ở nam giới và nữ giới có khác nhau.
Ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày, đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp tính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.
Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng lậu ở nữ giới rất kín đáo, nhất là bệnh biểu hiện ở âm đạo, cổ tử cung. Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu rắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tấy đỏ, có mủ).
- Lậu mạn tính:
Ở nam giới biểu hiện tiểu dắt, tiểu buốt, ít khi thấy tiểu mủ. Đa số các trường hợp thấy có chất nhầy như nhựa chuối chảy ra ở niệu đạo vào sáng sớm, lúc ngủ dậy, khi đi tiểu. Nam giới bị lậu nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì dễ chuyển thành mạn tính và khi đã trở thành lậu mạn tính thì rất khó điều trị. Bệnh lậu ở nam giới cũng cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh có triệu chứng giống lậu nhưng gây ra bởi các vi khuẩn khác như chalmydia và mycoplasma.
Ở nữ giới đa số bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính ngay từ đầu, có rất ít triệu chứng ngoài dấu hiệu ra khí hư màu vàng. Bệnh có khi gây viêm cả hậu môn (do mủ kèm theo vi khuẩn lậu chảy vào hậu môn). Điểm quan trọng của lậu mạn tính ở phụ nữ là làm lây bệnh trong cả quá trình dài nhiều tháng, nhiều năm trong thời kỳ hoạt động tình dục đặc biệt là gái mại dâm.
Để chẩn đoán xác định lậu mạn tính ở nữ giới (kể cả ở nam giới) cần làm xét nghiệm tìm vi khuẩn nhiều lần, nhiều loại bệnh phẩm khác nhau và nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh lậu mạn tính ở nữ cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh cũng gây viêm âm hộ, âm đạo do vi khuẩn chlamydia trachomatis, mycoplasma, trùng roi, nấm candida albicans, tạp khuẩn để điều trị có hiệu quả.
2. Ðiều trị bệnh lậu không biến chứng.
Dùng một trong các loại thuốc sau:
- Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
- Spectinomycin (trobicin) 2g liều duy nhất.
- Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
Phối hợp với một trong các loại thuốc sau để điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia trachomatis, rất thường gặp cùng với bệnh lậu.
- Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày
- Tetraxyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày
- Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày
- Azithromycin (zithromax) 500mg, uống 2 viên liều duy nhất
(Không dùng doxycyclin và tetracyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú, và trẻ dưới 7 tuổi)
Lưu ý: Không được tự ý điều trị vì thuốc có thể gây shock phản vệ.
3. Phòng ngừa bệnh lậu
- Tuyên truyền giáo dục để người dân biết tác hại của bệnh lậu đặc biệt là gái mại dâm, người đồng tính luyến ái.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, thủy chung một vợ một chồng.
- Không dùng chung quần áo, khăn tắm với người mắc bệnh lậu.
- Những người bị bệnh lậu cần được khám và điều trị dứt điểm. Cần điều trị cho cả cặp vợ chồng hoặc cho từng cặp tình nhân ( lấy nguồn từ phòng khám đa khoa 59 Khương Trung )

Bệnh Lậu là một loại bệnh rất nguy hiểm do loại vi khuẩn mang tên vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae), hay còn gọi là lậu cầu khuẩn (Gonococus) gây ra. Bệnh lây chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, và có thể lây từ mẹ sang con.
Triệu chứng của benh lau là gì?
Khoảng 3 – 7 ngày sau khi quan hệ, nếu bạn đã bị dính vi khuẩn lậu, cơ thể sẽ có một số các triệu chứng cơ bản như sau: Nếu là phụ nữ thì thường không có các biểu hiện rõ rệt, nhưng cũng có thể thấy đau khi đi tiểu, khí hư có màu, có mùi hôi. Thậm chí có thể thấy đau âm ỉ ở bụng dưới, đau họng, sốt nhẹ rồi tiến tới là gây viêm vùng chậu hông nữa. Ở nam giới thì sẽ dễ nhận thấy hơn khi thấy đau rát khi đi tiểu, có mủ tiết ra ở đầu dương vật, hoặc bị sốt. Nguy hiểm là ở chỗ, sau một vài hôm, các triệu chứng có thể “biến mất”, thế là nhiều người chủ quan cho rằng thế là… tự khỏi, và… quên luôn. Nhưng thực ra là bệnh vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển.
Bệnh lậu có những hậu quả gì?
- Viêm tinh hoàn ở nam giới: Khi bị viêm tinh hoàn, nếu không điều trị bằng kháng sinh mạnh và giảm đau, thì nguy cơ dẫn đến vô sinh là rất lớn.
- Viêm vùng chậu ở nữ giới, vi khuẩn lậu có thể lan tràn theo tử cung, vòi trứng, gây ra bệnh cảnh viêm vùng chậu, có thể gây hậu quả sẹo xấu vòi trứng, (một trong những nguyên nhân hàng đầu của thai ngoài tử cung). Ngoài ra, viêm vùng chậu có thể gây đau bụng, đau lưng, kinh nguyệt bất thường, đau khi quan hệ và chảy mủ hôi từ “vùng kín”.
- Lậu hậu môn-trực tràng, đây là hậu quả của việc quan hệ qua đường hậu môn, thường sẽ không gây những triệu chứng rõ ràng, mà chỉ chảy mủ từ hậu môn, do đó rất khó bị phát hiện.
- Viêm mắt: Mắt có thể bị viêm, đau, và sưng đỏ đấy. Còn nếu người mẹ bị nhiễm lậu cầu trong quá trình mang thai, thì em bé khi sinh ra cũng có thể bị mắc bệnh lậu. Nguy hiểm nhất là lậu mắt có thể gây mù mắt.

Chào bạn!
Sau đây là những kiến thức cơ bạn về bệnh lậu.
1. Tác nhân gây bệnh
- Tên tác nhân: Neisseria gonorhoeae
- Hình thái: Lậu cầu khuẩn là một song cầu Gram (-) có hình hạt đậu, kích thước 0,8-1m, không di động, không tạo nha bào, phát triển thành đôi với mặt dẹt quay vào nhau, thường thấy trong bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính.
- Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: lậu cầu dễ bị diệt bởi nhiệt độ, môi trường khô và bởi thuốc sát khuẩn thường dùng.
2 Triệu chứng.
Nam:Đối với Nam thường có các triệu chứng: Mủ chảy từ trong niệu đạo, số lượng nhiều, màu vàng đặc hay vàng xanh, đái buốt có thể kèm theo đái dắt. Viêm toàn bộ niệu đạo: đái dắt, đái khó kèm theo sốt, mệt mỏi.
Nữ :ở phụ nữ thường không thấy có triệu chứng; tuy nhiên, phụ nữ thường có nhiều dịch màu xanh hoặc trắng chảy ra từ âm đạo, mùi hôi, hoặc đau bụng dưới, đau khi giao hợp
3. Thời gian ủ bệnh: Từ 2-5 ngày
4. Hậu quả:
Hậu quả lâu dài đối với đàn ông: Viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh, vô sinh, nhiễm khuẩn huyết.
Hậu quả lâu dài đối với phụ nữ: Viêm tuyến Skène, tuyến Bartholin, viêm vòi trứng, buồng trứng, viêm hố chậu có thể gây chửa ngoài tử cung, vô sinh, viêm hậu môn, trực tràng. Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh-gây mù loà ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
5. Phương thức truyền bệnh
Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn và miệng họng.
Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con khi sinh đẻ gây lậu mắt trẻ sơ sinh, các lây truyền khác không qua đường tình dục có thể gặp nhưng rất hiếm.
6. Nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV không?: Có
7. Nó có được chữa khỏi không?: Có - dùng thuốc kháng sinh.
Xét nghiệm
- Loại mẫu bệnh phẩm: Lấy dịch hoặc mủ cổ tử cung, niệu đạo, hậu môn và các tuyến Skène, Bartholin ở phụ nữ. Lấy mủ niệu đạo ở nam giới. Có thể lấy nước tiểu ly tâm lấy cặn.
- Phương pháp xét nghiệm:
+ Làm tiêu bản nhuộn Gram soi kính hiển vi.
Mọi thắc mắc xin gọi đến tổng đài tư vấn AZ 19006899 để được giải đáp cùng chuyên gia

Bệnh lậu là một trong năm bệnh hoa liễu cổ điển như giang mai, hạ cam mềm, hột xoài và u hạt bẹn, bệnh lây truyền qua đường tình dục, cấp tính hay mạn tính, do song cầu trùng gây nên, có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae.
Bệnh lậu được biết từ lâu, được các thầy thuốc Hi Lạp quan niệm là bệnh của những người ăn chơi, chìm đắm trong lạc thú của thần vệ nữ. Năm 1300 người ta cho rằng bệnh lậu là bệnh đáy nóng (Chaude Pisse), trong đại chiến thứ nhất bệnh lậu thực sự bùng nổ trở thành đại dịch, đến đại chiến thứ hai và sự ra đời của Pénicilline bệnh lậu chính thức được ngăn chặn và giảm dần đến ngày hôm nay.
Năm 1897 bệnh được Neisser tìm ra, đó là vi khuẩn có hình hạt cà phê xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu, có chiều dài 1,6cm, rộng 0,8cm, trên kính hiển vi, vi khuẩn bắt màu Gram âm. Lậu cầu rất yếu khi ra ngoài cơ thể, và chết nhanh ở nhiệt độ thường, ngược lại lậu cầu sống rất mãnh liệt ở môi trường ẩm của cơ thể, cho nên giao hợp vẫn là cách lây bệnh chủ yếu. Tuy nhiên, lậu cầu cũng có thể lây qua vật dụng dùng chung.