
bệnh suy thận. ai biết chi giúp em với?
em có các dấu hiệu sau có phải bị bênh suy thận ko. chóng mặt . an ko ngon. đau lưng hạy bị choáng. mổi khi ngồi trên máy vi tính.tinh thần mỏi mệt. như vậy có phải bị bệnh suy thận ko

Suy giảm đột ngột chức năng thận (tỷ lệ với sự suy giảm GFR). Suy thận cấp có thể qua khỏi nếu xác định được nguyên nhân và điều trị đúng đắn. Nếu không sẽ dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn ở thận.
Xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán suy thận cấp
- Ðo GFR gián tiếp qua clearance của creatinine. Creatinine là một sản phẩm nội sinh của quá trình dị hóa cơ. Tốc độ sản xuất creatinie ổn định: 1mg/ phút.
- Công thức tính: U x V/ P. 80% clearance của creatinin là do GRF và 20% là do bài tiết qua ống thận.
Các yếu tố ảnh hưởng đến creatinine huyết thanh
- Kích thước cơ thể: vì creatinine là một sản phẩm của quá trình dị hóa cơ.
- Tuổi: thận ở người lớn tuổi thì GFR giảm làm tăng nồng độ creatinin.
- Chấn thương cơ bám xương
- Thuốc: cephalosporine, cimetidine, trimethoprim ảnh hưởng đến quá trình lọc và quá trình bài tiết của ống thận nên làm tăng creatinine huyết thanh.
Mối tương quan giữa creatinine huyết tương và clearance của creatinin
Chức năng thận có thể được theo dõi bằng trị số creatinine trong huyết tương. Creatinine huyết tương tỷ lệ nghịch với clearance của creatinin. Nếu creatinine 1mg/dl thì GFR là 120 ml/phút. Nếu creatinine là 2mg/dl thì GFR là 60 ml/phút. Nếu creatinine là 4mg/dl thì GFR là 30 ml/phút..... Khi creatinine tăng từ 1 lên 2 mg/dl thì 50% chức năng thận bị mất.
Các rối loạn đi kèm với suy thận cấp
Cao huyết áp, quá tải tuần hoàn, suy tim ứ huyết, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, lassitude, bệnh lý não và xuất huyết. Các rối loạn chuyển hóa khác bao gồm:
Tăng
Giảm
Creatinine huyết thanh
BUN
Kali huyết thanh
Phosphore, Magne
Bicarbonat (toan chuyển hóa)
Calcium
Hồng cầu
Chức năng tiểu cầu
Suy thận cấp trước thận
Suy thận cấp trước thận: chiếm 50- 70% các nguyên nhân suy thận cấp, thường do giảm lượng máu đến thận, làm co thắt các tiểu động mạch đến và làm giảm áp lực tưới máu của mao mạch cầu thận, hậu quả là giảm độ lọc cầu thận, đưa đến tình trạng ống thận tăng tái hấp thu nước và muối gây ra thiểu niệu.
Các nguyên nhân bao gồm:
- Giảm thể tích dịch ngọai bào: do mất nước, xuất huyết, sử dụng lợi tiểu quá mức, tiêu chảy, bỏng, nhiễm trùng,hội chứng vùi lấp, viêm tụy cấp.
- Giảm cung lượng tim: bệnh lý cơ tim, rối loạn nhịp, bệnh lý mạch vành, sốc tim. Tình trạng suy tim ứ huyết lâu ngày cũng sẽ làm giảm tưới máu thận
- Tình trạng co mạch thận trực tiếp do hậu quả của nhiễm trùng, bệnh lý gan và thuốc.
- Các thuốc gây suy thận cấp trước thận bao gồm thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và kháng viêm không corticoid (NSAID). ACEI làm giảm angiotensin II đưa đến sự giảm áp lực tưới máu của thận, đồng thời làm dãn các tiểu động mạch đi, hậu quả cuối cùng là làm giảm áp lực lọc mao mạch cầu thận.
Những bệnh nhân đã có tình trạng hẹp động mạch thận rất dễ bị suy thận cấp do nguyên nhân này. NSAID ức chế cyclooxygenase làm giảm chất eicosanoid (có chức năng dãn mạch thận) hậu quả là làm co thắt tiểu động mạch đến của thận.
Suy thận cấp tại thận
Chiếm 20- 30% các nguyên nhân suy thận cấp và thường gặp nhất là do hoại tử ống thận cấp. Các yếu tố thúc đẩy gây ra hoại tử ống thận cấp là: suy thận cấp trước thận kéo dài, thuốc độc thận (aminoglucosid, thuốc cản quang tĩnh mạch có iod, cisplatin, amphotericin B, pentamidine - những bệnh nhân tiểu đường hoặc đa u tủy rất nhạy cảm với các thuốc độc thận này) và tiểu sắc tố (do tán huyết nội mạch hoặc do ly giải cơ vân sau chấn thương).
Các nguyên nhân hiếm gặp khác bao gồm các rối loạn mạch máu của thận: huyết khối tại chỗ, thuyên tắc mạch, cao huyết áp ác tính, hội chứng tán huyết uree huyết cao, viêm mạch máu. Ðôi khi viêm cầu thận cấp và viêm mô kẽ thận có thể đưa đến suy thận cấp.
Suy thận cấp sau thận
Chiếm <10% các nguyên nhân suy thận cấp. Bất cứ nguyên nhân nào làm tắc nghẽn dòng nước tiểu từ ống góp đến đầu tận cùng của niệu đạo cũng đều gây suy thận cấp sau thận.
Xét nghiệm nước tiểu hữu ích gì trong chẩn đoán suy thận cấp
- Nếu có tiểu mủ: nhiễm trùng
- Tiểu máu: gợi ý bệnh lý sỏi, chấn thương, bướu đường tiết niệu
- Trụ hồng cầu, đạm niệu: gợi ý bệnh lý cầu thận.
- Nếu có các tinh thể đặc biệt: acid uric, cystein: gợi ý sạn niệu.
Nguyên nhân
Xét nghiệm nước tiểu
Tỷ lệ bài tiết Na niệu và nồng độ Na niệu
Trước thận
Bình thường
<1%; <30 mEq/l
Tại thận
Hoại tử ống thận
Viêm thận kẽ
Viêm cầu thận
Bệnh mạch máu thận
Tế bào biểu mô ống thận, trụ hạt
Tiểu mủ, trụ bạch cầu
Ðạm niệu, trụ hồng
cầu, hồng cầu
Hồng cầu
>1%; >30mEq/l
>1%; >30 mEq/l
>1%; >30 mEq/l
>1%; >30 mEq/l
Sau thận
Sạn niệu
Bướu
Chèn ép từ ngoài
Tiểu máu, tiểu mủ, tinh thể
Tế bào ác tính
Bình thường
Không đặc hiệu
Không đặc hiệu
Không đặc hiệu
Nguyên tắc điều trị suy thận cấp
Ðiều kiện tiên quyết là phải có chẩn đoán đúng. Ðiều trị chủ yếu bao gồm: ngưng các thuốc độc thận, bồi hoàn thể tích tuần hoàn, phục hồi chức năng tim mạch, giải tỏa bế tắc đường tiết niệu, điều chỉnh các rối loạn nước điện

Hic, Không biết em bạn bị suy thận vì nguyên nhân gì nhưng nhà mình cũng có mấy người bị thận liền.cô mình bị viêm cầu thận khi sinh em bé đi tiểu còn ra cả máu kia đi khám bs bảo uống thuốc tây thì không tốt cho em bé nhưng không trị thì dễ bị suy thận, may mà mình có anh bạn làm ở thanh hóa bảo có người lấy thuốc nam trị bệnh thận tôt lắm thế là mình gửi mua cho cô mình uống,uống có hơn 10 ấm là khỏi hẳn luôn, thuốc nấu lên rồi uống thay nước hàng ngày cũng dễ uống, ông bác mình bị sỏi thận mà mình nhờ anh ý lấy cho uống cũng khỏi luôn chứ,hic tài thật,đi viện điều trị rồi uống hàng chục triệu tiền thuốc tây thì không khỏi. Mình cho bạn số điện thoại của anh ấy để bạn có nhờ lấy thuốc thì lấy nhé,a ấy tên vinh sdt: 0914.678.168 anh ấy làm ở bưu điện nên nhờ gửi thuốc cũng dễ,cần thiết bạn cứ nói là bạn là bạn của Hùng ở hòa bình (tên mình) là anh ấy giúp cho. thuốc thì mình mới lấy tháng trước là 50k/1 ấm nhé.(1 ấm to lắm,uống phải được 4,5 ngày) Chúc bạn và gia đình chóng khỏi bệnh.

Người dễ mệ mõi, choáng, kém ăn ,mất ngũ, tiểu nhiều, tiểu gắt, đau lưng....

Suy thận mạn là tình trạng diễn tiến suy chức năng thận rất chậm. Nguyên nhân gây bệnh thường là do tiểu đường, cao huyết áp hoặc viêm cầu thận cấp. Cần kiểm soát huyết áp, đường huyết và chế độ ăn hạn chế đạm để khống chế bệnh.
Các triệu chứng lâm sàng: ban đầu người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, giảm năng lực, mất ngủ, sau đó là chán ăn, buồn nôn, nôn ói... Để lâu sẽ dẫn đến các triệu chứng tim mạch như viêm màng ngoài tim, suy tim, sung huyết và cao huyết áp. Đồng thời, người bệnh sẽ bị thiếu máu và dễ đông máu, thần kinh mỏi mệt, mất tập trung, mất ngủ, lú lẫn bị hôn mê. Bệnh còn dẫn đến những thay đổi về nội tiết như giảm testosterone, ít tinh trùng, vô sinh, rối loạn cương và đồng thời gây loãng xương, gãy xương bệnh lý.
Nguyên nhân gây suy thận mạn: gồm các bệnh gây tổn thương thận như: cao huyết áp, suy tim, hội chứng tắc nghẽn sau thận kéo dài, dị dạng hệ niệu, các bệnh lý tại thận như viêm vi cầu thận mãn, bệnh lý mạch máu thận và đái tháo đường.
Cách điều trị suy thận mạn:
Nội khoa:
- Cần cải thiện các triệu chứng của suy thận mạn như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu..., kiểm soát huyết áp, đường huyết, và chế độ ăn hạn chế đạm.
- Cần loại bỏ chất độc thận bằng cách:
Lọc máu ngoài thận: Tất cả bệnh nhân được kết luận là suy thận mạn giai đoạn cuối, với hội chứng Urê huyết cao và độ thanh thải Creatinin<10ml/phút đều phải được chỉ định lọc máu ngoài thận.
Ngoài ra, chỉ định lọc máu ngoài thận còn có thể áp dụng cho những trường hợp cấp cứu như:
+ Tăng potassium máu, điều trị nội khoa không cải thiện.
+ Toan chuyển hóa.
+ Quá tải về thể tích, không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị lọc máu ngoài thận là thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. Việc chọn lựa phương pháp thích hợp cần tùy thuộc người bệnh, điều kiện địa lý xa hoặc gần trung tâm thận nhân tạo...
Ghép thận: đây là phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.