Câu hỏi

30/05/2013 08:26
Bệnh về máu: Hàm lượng sắt trong máu quá cao cao gấp 2,5 lần bình thường vậy có ảnh hưởng gì không?
tôi đi thử máu thì bác sỹ nói hàm lượng sắt trong máu quá cao gấp 2,5 lần bình thường ( gần 520 đơn vị ) .vậy có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe không ? cách chữa như thế nào có thuốc gì làm giảm lượng sắt trong máu được không ?bác nào biết thì tư vấn giùm với ,xin cám ơn nhiều.
gioi
30/05/2013 08:26
Danh sách câu trả lời (1)

Lượng sắt trong máu cao có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường
những phụ nữ có hàm lượng sắt trong máu cao, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần so với bình thường, các nhà khoa học Mỹ nhận định. Phát hiện mới có thể sẽ giúp sớm nhận diện những trường hợp có nguy cơ cao chỉ bằng các xét nghiệm máu đơn giản.
Tiến sĩ Rui Jiang và cộng sự đến từ Đại học Harvard đã theo dõi gần 33.000 phụ nữ trong vòng 10 năm, tính từ lần đầu tiên xét nghiệm máu. Khi kết thúc nghiên cứu, nhóm ghi nhận được 698 người mắc bệnh tiểu đường type 2 - đó là những người có lượng sắt trong máu cao hơn các trường hợp còn lại.
Nhận định trên dựa vào kết quả so sánh lượng ferritin - một protein phản ánh hàm lượng sắt trong cơ thể. Ở phụ nữ, lượng ferritin thường nằm trong giới hạn 12-150 nanogram/ml.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, những bệnh nhân tiểu đường có lượng ferritin trung bình là 109, trong khi ở người khỏe mạnh chỉ là 71,5. Đặc biệt là nhóm có hàm lượng sắt cao nhất (ít nhất là 102,2) có nguy cơ phát triển bệnh cao gấp 3 lần nhóm thấp nhất (dưới 21,1).
Khoa học đã biết rằng những người mắc chứng nhiễm sắc tố sắt (hay còn gọi là đái tháo đồng đen) - một rối loạn di truyền khiến cơ thể hấp thu và tồn trữ quá nhiều sắt - có xu hướng bị tiểu đường. Lượng sắt dư có thể gây tổn thương tế bào và rối loạn chức năng của các tổ chức cơ thể. Nó đồng thời ảnh hưởng đến khả năng sử dụng insulin - loại hoóc môn tuyến tụy giúp chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Bệnh tiểu đường phát triển khi cơ thể không sản xuất đủ hoặc không thể sử dụng hợp lý insulin.
Sắt là thành phần thiết yếu trong quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Ngoài lý do di truyền, lượng sắt cao cũng có thể do tiêu thụ một lượng lớn các thực phẩm giàu chất sắt hoặc uống bổ sung viên sắt liều cao.
Tiến sĩ Frank Hu, đồng tác giả của nghiên cứu, nói: "Kết quả trên cho thấy việc xác định lượng ferritin thông qua xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp chẩn đoán sớm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Khi đó, người ta có thể đối phó bằng cách thay đổi lối sống hoặc các liệu pháp chữa bệnh nhằm làm giảm lượng sắt tồn trữ trong cơ thể".
những phụ nữ có hàm lượng sắt trong máu cao, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần so với bình thường, các nhà khoa học Mỹ nhận định. Phát hiện mới có thể sẽ giúp sớm nhận diện những trường hợp có nguy cơ cao chỉ bằng các xét nghiệm máu đơn giản.
Tiến sĩ Rui Jiang và cộng sự đến từ Đại học Harvard đã theo dõi gần 33.000 phụ nữ trong vòng 10 năm, tính từ lần đầu tiên xét nghiệm máu. Khi kết thúc nghiên cứu, nhóm ghi nhận được 698 người mắc bệnh tiểu đường type 2 - đó là những người có lượng sắt trong máu cao hơn các trường hợp còn lại.
Nhận định trên dựa vào kết quả so sánh lượng ferritin - một protein phản ánh hàm lượng sắt trong cơ thể. Ở phụ nữ, lượng ferritin thường nằm trong giới hạn 12-150 nanogram/ml.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, những bệnh nhân tiểu đường có lượng ferritin trung bình là 109, trong khi ở người khỏe mạnh chỉ là 71,5. Đặc biệt là nhóm có hàm lượng sắt cao nhất (ít nhất là 102,2) có nguy cơ phát triển bệnh cao gấp 3 lần nhóm thấp nhất (dưới 21,1).
Khoa học đã biết rằng những người mắc chứng nhiễm sắc tố sắt (hay còn gọi là đái tháo đồng đen) - một rối loạn di truyền khiến cơ thể hấp thu và tồn trữ quá nhiều sắt - có xu hướng bị tiểu đường. Lượng sắt dư có thể gây tổn thương tế bào và rối loạn chức năng của các tổ chức cơ thể. Nó đồng thời ảnh hưởng đến khả năng sử dụng insulin - loại hoóc môn tuyến tụy giúp chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Bệnh tiểu đường phát triển khi cơ thể không sản xuất đủ hoặc không thể sử dụng hợp lý insulin.
Sắt là thành phần thiết yếu trong quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Ngoài lý do di truyền, lượng sắt cao cũng có thể do tiêu thụ một lượng lớn các thực phẩm giàu chất sắt hoặc uống bổ sung viên sắt liều cao.
Tiến sĩ Frank Hu, đồng tác giả của nghiên cứu, nói: "Kết quả trên cho thấy việc xác định lượng ferritin thông qua xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp chẩn đoán sớm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Khi đó, người ta có thể đối phó bằng cách thay đổi lối sống hoặc các liệu pháp chữa bệnh nhằm làm giảm lượng sắt tồn trữ trong cơ thể".
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip