VicoTas
Câu hỏi
avatar giatuan
08/05/2013 11:02

Bị bệnh thủy đậu ( phỏng dạ ) thì bao lâu mới được tắm?

m bị bệnh thủy đậu khi em 20 tuổi bây h bênh đã giảm những cái mụn đang khô và đóng vẩy . Em không biết khi nào em có thể tắm được vì vẫn còn 1 số cái mụn vẫn chưa bong vẩy, Nếu mà cố gắng gãi thì sẽ có sẹo và bây giờ em đang bôi nghệ tươi để hết sẹo ( mấy cái sẹo trắng và cũng có mấy cái có lỗ ). Vậy em muốn biết khi nào mới có thể tắm và biết bệnh hoàn toàn hết



Danh sách câu trả lời (3)
avatar ngocanh 08/05/2013 11:02

Theo mình bạn cứ tắm rửa bình thường. Người ta bảo là nên kiêng Tắm rửa khi bị thủy đậu nhưng như thế thì ngứa chết. Tốt nhất cứ tắm rửa bình thường, chỉ nên kiêng gió thôi. Hihi

 

---

http://taigamevui.com - game pikachu

avatar Handoivodoi 08/05/2013 11:02

Tại một số tỉnh miền Bắc, bệnh thuỷ đậu tuy chưa thành dịch nhưng đang lan nhanh ra một số tỉnh. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, không sử dụng gốc rạ để tắm hoặc đắp lá cho người mắc bệnh thủy đậu (trái rạ) vì có thể làm bội nhiễm da.


Bệnh thuỷ đậu hay còn gọi là trái rạ do vi-rút Varicella Zoster gây nên, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đa phần là trẻ em.

Biểu hiện dễ nhận biết nhất là lúc phát bệnh nổi trái rạ ngoài da. Khoảng 2-3 tuần từ khi nhiễm vi-rút đến phát bệnh người bệnh không có triệu chứng gì.

Sau đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao, nhức đầu, đau cơ, chán ăn, mệt mỏi, da xuất hiện nhiều vết đỏ. Vài ngày sau, những chỗ này xuất hiện mụn nước mọc theo nhiều đợt gọi là nốt rạ.

Nổi nốt trái rạ xuất hiện rất nhanh có thể trong 12-24 giờ, toàn thân hay rải rác ở da đầu, mặt, thân và tay chân, bóng nước từ 2-3mm, lõm ở giữa, nhiều tuổi (mụn mới xen kẽ nhiều mụn cũ). Đầu tiên các mụn này mịn và trong, sau đó đục như mủ rồi đóng vảy sau 4-5 ngày và kéo dài khoảng 10-14 ngày, có thể để lại sẹo vĩnh viễn nếu bị nhiễm trùng.

Bệnh thuỷ đậu lây truyền như thế nào?

Bệnh rất dễ lây vì vi-rút theo nước bọt, nước mũi bắn ra khi người bệnh nói chuyện, khóc, hắt hơi, ho… thậm chí truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.

Ở phụ nữ mang thai nguy cơ truyền thủy đậu cho thai nhi là rất có thể. Những tác hại có thể gây ra cho trẻ là trẻ sinh thiếu tháng, dị tật ở chân tay, não và mắt, tử vong; nguy cơ xuất hiện nhiều nhất sau khi phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu bị nhiễm vi-rút gây thủy đậu, khi đó có thể lên đến 25% trẻ chết ngay khi sinh, sẩy thai hay sinh non.

Trẻ sơ sinh mắc thuỷ đậu nguyên nhân là do sự lây truyền virus Varicella Zoster (VZV) từ bà mẹ bị nhiễm sang thai nhi trong lúc mang thai. Bà mẹ bị nhiễm 2 tuần hay lâu hơn trước khi sinh thì những trẻ sơ sinh bị bệnh thường nhẹ, nhưng mẹ bị nhiễm một vài ngày trước khi sinh điều đó có nghĩa là kháng thể của người mẹ không đủ khả năng tạo miễn dịch thụ động cho con, và 30% trong số trẻ sơ sinh này sẽ tử vong do thủy đậu lan tỏa và hay do những biến chứng.

Bệnh thuỷ đậu nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng đến hệ thần kinh, da, phổi và những cơ quan khác.

Biến chứng thường gặp của bệnh thuỷ đậu

Biến chứng thông thường nhất là mụn nước bội nhiễm các vi khuẩn khác. Các vi khuẩn này vào các nốt rạ sưng to lên, gây ngứa làm trẻ không chịu được gãi trầy da, gây mưng mủ, để lại sẹo. Nếu nặng sẽ gây nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh thuỷ đậu không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn gặp ở người lớn. Người lớn khi mắc bệnh sẽ nặng hơn so với trẻ nhỏ. Sốt cao hơn và kéo dài hơn, các nốt rạ nhiều hơn. Nhưng quan trọng hơn cả là có nhiều khả năng gặp các biến chứng như: viêm phổi đặc biệt ở người hút thuốc lá và phụ nữ mang thai. Tử vong có thể xảy ra ở người lớn mắc bệnh thuỷ đậu

Cách phòng bệnh

Khi mắc bệnh thuỷ đậu là vệ sinh ngoài da, tắm rửa sạch sẽ, thoa xanh methylène. Ngoài ra, không sử dụng gốc rạ để tắm hoặc dùng các loại lá để đắp lên vì có thể lây bội nhiễm.

Cắt móng tay để trẻ khỏi gãi hoặc làm xước da, uống thuốc giảm ngứa, hạ sốt bằng Paracetamol, không được uống Aspirin.

Đối với trẻ em, cho trẻ ăn ăn uống bình thường.

Nếu người thân bị bệnh, cách ly người bệnh ít nhất 6 ngày kể từ lúc nổi nốt trái rạ. Trẻ bị bệnh có thể trở lại bình thường sau thời gian này. Lưu ý phụ nữ đang mang thai nên tránh tiếp xúc với người bệnh.

Để không mắc bệnh thì biện pháp tích cực nhất và hiệu quả nhất vẫn là chủng ngừa vắc-xin. Vắc-xin phòng bệnh trái rạ hiện đã có tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh. Vắc-xin có tính an toàn cao, hầu như không có tác hại phụ; khoảng 5% sốt nhẹ sau khi chích. Vắc-xin tạo sự miễn nhiễm lâu dài với bệnh trái rạ.

avatar tybaby9 08/05/2013 11:02

Những nốt ban hồng đường kính vài mm biến thành phỏng nước rất ngứa, lan khắp cơ thể. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em chưa chủng ngừa, gây sốt, mệt mỏi, khó chịu, kém ăn nhiều ngày. Người lớn bệnh nặng có thể tử vong nếu không được chăm sóc đúng.

Bệnh thủy đậu (trái rạ) do virus Varicelle Zoster gây nên, có thể bị quanh năm nhưng thường gặp nhiều khi thời tiết thay đổi. Bệnh xảy ra phần lớn ở trẻ em (90%), lây lan cao qua đường hô lấp (80-90%) và chỉ lây cho người lần đầu mắc bệnh vì có tính miễn dịch rất cao, ít khi bị bệnh lần 2. Bệnh thường lành tính ở trẻ em, nhưng khá nặng khi gặp ở người lớn với tỷ lệ tử vong 2-25/100.000.

Do vậy, người bị mắc bệnh cần được cách ly tiếp xúc với người ngoài trong vòng 7-10 ngày và trẻ em dưới 12 tuổi nên được chủng ngừa.

Vì vaccine không có hiệu quả suốt đời và chỉ có hiệu quả phòng bệnh 70-88% nên ngoài việc tiêm chủng ngay sau khi sinh, trẻ em còn cần được tiêm nhắc lại sau 14 tháng. Phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Trẻ nhỏ mắc bệnh nhẹ hơn trẻ lớn, với thể thông thường không có biến chứng thì bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày.

Biến chứng

Các biến chứng hay gặp nhất là bội nhiễm da do nốt phỏng bị vỡ hoặc do trẻ gãi hay dịch nước hóa mủ. Viêm phổi gặp ở 20-30% người bệnh. Biến chứng nặng nhất là viêm não do thủy đậu, gặp ở 0,1-0,2% và thường rất nặng ở người lớn. Các biến chứng như: giảm tiểu cầu, viêm tủy cắt ngang, liệt thần kinh mặt, rối loạn tiểu não, hội chứng Reye, viêm cơ tim, viêm thận, viêm gan, viêm đa rễ thần kinh... ít gặp hơn.

Xử trí

- Cách ly ngay người bệnh cho đến khi các nốt thủy đậu đã đóng vảy.
- Giữ vệ sinh thân thể bằng tắm rửa hàng ngày với loại xà phòng sát trùng.
- Ăn uống tăng cường chất bổ để tạo sức đề kháng cho cơ thể.
- Cắt ngắn móng tay, tránh gãi.
- Bôi hoặc uống các thuốc chống ngứa.
- Khi người bệnh sốt cao, cần hạ sốt nhưng không được dùng Aspirin.
- Có thể dùng các thuốc chống virus: Acyclovir, Vidarabin, Lamivudin...

Chữa thuỷ đậu theo Y học cổ truyền

Trường hợp nhẹ: Không cần cho uống thuốc, chỉ kiêng lạnh, kiêng gió, giữ vệ sinh da dẻ thật tốt. Có thể dùng bài thuốc nam: lá dâu 12g, cam thảo đất 10g, kim ngân hoa 12g, kinh giới 6g cho vào ấm sắc lấy nước uống nhiều lần.

Trường hợp nặng (sốt cao, khát nước, mặt đỏ miệng lưỡi tróc, mụn thuỷ đậu dày và to, quầng đỏ, mụn nước đục, tiểu tiện ít và khó: dùng chủ yếu phép thanh nhiệt giải độc. Kim ngân hoa 12g, lá tre 16g, bạc hà 8g, hoa kinh giới 8g, rau diếp cá 16g, cam thảo đất 12g, quả dành dành 8g sắc lấy nước uống. Nếu có ho, thêm 10g lá chanh, 12g lá táo. nếu ăn không tiêu thêm sơn trang, thần khúc 10g.

Điều quan trọng nhất là phải chủ động tiêm vaccine phòng ngừa khi trẻ được 12 tháng và có thể tiêm nhắc lại lúc 12 tuổi. Vaccine có hiệu quả phòng bệnh 95% và ngừa bệnh nặng 100%. Nếu bệnh nhân bị lại, thường nhẹ, không quá nguy hiểm.

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Bệnh sỏi thận uồng nhiều kim tiền thảo có ảnh hưởng gì không ?

Đăng lúc: 11:02 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách trị bệnh sỏi thận để ko bị tái phát?

Đăng lúc: 11:02 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Làm sao để bânhj sỏi thận không tái lại ?

Đăng lúc: 11:02 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Sỏi niệu có nguy hiểm ko?

Đăng lúc: 11:01 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách điều trị viêm loét dạ dày?

Đăng lúc: 11:01 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nhiều người bị viêm xoang chữa lâu không khỏi là do làm sao?

Đăng lúc: 11:01 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về bệnh xoang?

Đăng lúc: 11:01 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chế độ ăn uống cho bệnh nhân sỏi thận?

Đăng lúc: 11:01 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Hoài Nam (Nam Tước) Viêm tai giữa ở trẻ em. Hãy giúp tôi?

Đăng lúc: 11:01 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cho cháu hỏi về bệnh Viêm âm đạo?

Đăng lúc: 11:01 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chữa đau lưng cho nhân viên văn phòng.

Đăng lúc: 10:59 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nhận biết, phòng chống cúm H7N9 lây sang người?

Đăng lúc: 10:59 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Kinh nghiệm chữa viêm họng hiệu quả?

Đăng lúc: 10:59 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách điều trị viêm xoang dứt điểm?

Đăng lúc: 10:58 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cắt thuốc chữa bệnh viêm gan b ở đâu?

Đăng lúc: 10:57 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mình bị khó thở, ko biết bị bệnh gì ?

Đăng lúc: 10:57 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách chũa mụn cóc ở tay, không để lại sẹo

Đăng lúc: 10:57 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Ngô Minh Tùng Em bị viêm da cơ địa các đầu ngón tay nên dùng loại kem dưỡng ẩm nào ?

Đăng lúc: 10:57 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Làm sao để mờ vết thâm do muỗi đốt và không để lại sẹo?

Đăng lúc: 10:57 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

vietnamconnection Các bệnh do ăn tối không đúng cách là gì?

Đăng lúc: 10:56 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip