VicoTas
Câu hỏi
avatar viethoang
08/05/2013 10:57

Làm sao để mờ vết thâm do muỗi đốt và không để lại sẹo?

em bi yeu gan? cong voi di ung longmeo`? mua` nay nong va long meo`? lam nguoi em noi nhieu` not ngua? em da khoi nhung......... oi gioi oi ? vet tick con` lai? tay va chan em rat nhieu `hoa sim?co cach nao` nhanh nhat va odn gian nhat de chu~a seo ko a ? cnh ,chi nao` biet giup em voiiiiiiii?{dai my~nhan} ma nguoi day hoa sim thi`..... hj`hj`. chet dở. ai biet em se hau ta nhieu` nhieu` .

Danh sách câu trả lời (5)
avatar hahaha 08/05/2013 10:57

Tinh dầu chống côn trùng

tinh dầu chống côn trùng (100ml) chống muỗi, gián, kiến, vắt, bọ chét….  An toàn với cả phụ nữ mang thai và trẻ em trên 3 tháng tuổi.  

Các loại tinh dầu tinh dầu thiên nhiên của Sả, Bạc hà, Cúc đã được biết có nhiều tác dụng trong chăm sóc cơ thể, dưới góc độ chống côn trùng tổ hợp các tinh chất này rất có hiệu quả và là loại an toàn nhất, ít gây độc nhất đối với con người. Tổ hợp tinh chất này chỉ gây độc đối với các loại côn trùng, động vật không xương sống, các loại động vật máu lạnh.

Với sản phẩm này bạn có thể chống muỗi, bọ chét, vắt, bằng các cách sau:

-         Xịt vào quần áo, tất, chăn, ga, gối, đệm, màn, rèm, thảm, các góc tường, gầm bàn nơi muỗi trú ẩn, không lên xịt vào khoảng không và lên sàn nhà vì lau nhà làm trôi mất thuốc. Với cách dùng này tác dụng còn hiệu quả sau 4 tháng hoặc 5 lần giặt.

-         Đổ khoảng 2-3ml tinh dầu vào máy giặt ở nước cuối cùng (nhớ chỉnh máy giặt về chế độ ít nước nhất) để giặt quần áo. Tinh chất sẽ ngấm vào vải và phơi trong mái che tránh ánh nắng mặt trời. Cách dùng này còn tác dụng hiệu quả trong vòng 2 tháng hoặc sau 2 lần giặt.

-         Xịt gián : Tiến hành xịt 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần để giết trệt để các con gián mới nở sau này. Sau khi xịt chờ khoảng 5-10 phút để giết và nhặt hết gián chết. không nên để gián ngấp ngoải và sống lại gây ra hiện tượng nhờn thuốc.

-         Có thể xịt vào chân tay vẫn an toàn sức khỏe.

-         Sản phẩm an toàn với phụ nữ mang thai và trẻ  trên 3 tháng tuổi

-         Không được xịt vào mắt, vùng da tổn thương, không được uống, để  nơi mát, tránh ánh nắng mặt trời. Để xa tầm tay trẻ nhỏ. Che dậy bể cá cảnh khi tiến hành xịt tinh dầu.

 

Thành phần:

Tinh dầu sả: …………………..8%

Tinh dầu bạc hà:……………… 2%

Permethrin cúc trừ trùng:……. 5%

Phụ gia vừa đủ ……………….100ml

------

TRANG CHỦ TINH DẦU LAM HÀ: WWW.LAMHA.COM.VN

avatar hoangvuhoa 08/05/2013 10:57

Các yếu tố có thể gây sẹo bao gồm:

- Vết thương bị viêm trầm trọng hay kéo dài (nhiễm trùng, có dị vật trong vết thương...).

- Vết thương bị đè ép hay căng giãn, co kéo (thường do ở gần các vị trí vận động nhiều như các khớp, vùng giữa ngực, vai, lưng, bụng...).

- Vết thương do bỏng: 91% trường hợp bỏng sẽ để lại sẹo xấu.

- Cơ địa dễ bị sẹo do di truyền.

Ngoài việc chăm sóc tốt vết thương như đã nói ở trên, để tránh sẹo, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tác sau:

- Khâu vết thương lại càng sớm càng tốt (nếu không bị nhiễm trùng và điều kiện cho phép) ở cơ sở y tế.

- Uống thuốc theo đơn bác sĩ và dùng kháng sinh khi cần.

- Tránh làm co kéo, căng giãn vết thương hay vận động nhiều làm ảnh hưởng đến vết thương.

- Cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất cần cho quá trình lành vết thương là các vitamin C, A, B, kali, kẽm, đồng. Một chế độ ăn đa dạng với nhiều trái cây và rau quả thường có đủ các chất kể trên.

Trong những trường hợp đặc biệt, có thể nhờ đến phẫu thuật để điều trị sẹo. Tuy nhiên, không nên đặt quá nhiều hy vọng vào điều này vì hiện không liệu pháp nào có thể xóa hoàn toàn một vết sẹo, chỉ có thể làm sẹo mờ hay phẳng đi mà thôi (và không phải trường hợp nào cũng đạt kết quả này).

Một số loại sẹo thường gặp:

Sẹo phẳng, mờ: Đầu tiên, chúng có màu đỏ hay nâu sậm và nhô lên mặt da. Khi vết thương đã lành, chúng sẽ nhạt màu và bằng phẳng dần sau 6 tháng đến 2 năm.

Sẹo phì đại: Trong quá trình làm lành vết thương, cơ thể xuất ra các sợi collagen mới tương đương với lượng collagen đã mất đi. Sự sản sinh quá mức collagen sẽ tạo ra sẹo phì đại hay sẹo lồi. Sẹo phì đại có màu đỏ hay nâu, nhô cao lên mặt da, có thể gây đau hay ngứa, không bao giờ vượt quá ranh giới của vết thương ban đầu, dù vẫn có thể tiếp tục lồi thêm lên. Trong một số trường hợp, sẹo sẽ tự cải thiện sau 6 tháng đến 2 năm.

Sẹo lồi: Giống sẹo phì đại về cơ chế tạo thành và hình dạng, nhưng nó vượt quá ranh giới của vết thương ban đầu và có thể tiếp tục phát triển không giới hạn. Chúng cũng có thể gây ngứa hay đau nhưng triệu chứng này không giảm đi theo thời gian. Sẹo lồi có thể phát sinh từ bất kỳ tổn thương nào ở da, ngay cả vết cào gãi, tiêm chích, côn trùng cắn, xăm mình... Sẹo lồi và sẹo phì đại thường xuất hiện do cơ địa, không thể ngăn ngừa hoàn toàn. Vì vậy, người có cơ địa dễ bị 2 loại sẹo này nên báo cho bác sĩ biết trước khi phải phẫu thuật.

Sẹo lõm: Là những vết sẹo bị trũng vào trong da, thường là hậu quả của chấn thương hay tiêm chích sai nguyên tắc một số thuốc (K-cort, thuốc dầu). Nguyên nhân gây sẹo lõm có thể là da bị dính vào những cấu trúc sâu bên dưới (như cơ bắp), hoặc lớp mỡ dưới da bị mất.

MrTien ftienhts 08/05/2013 10:57

Dùng thử sản phẩm này nhe,,, mình đã dùng và thấy rất hiệu qyả... kem dưỡng da madolay xuất xứ của pháp nhe.

Tham khảo chi tiết tại: Shop Hoaixuan

http://www.vatgia.com/hoaixuan

avatar hocon 08/05/2013 10:57
Chào bạn, các vết thâm của bạn nếu ko chữa thì cũng sẽ tự hết nhưng thời gian sẽ lâu hơn tùy theo tạng của mỗi người nếu bạn không thưộc tạng thâm thì sẽ mau hết còn nếu thuộc tạng thâm thì sẽ lâu hết hơn. Mình có xem chương trình trên Tivi Tạp Chí Sóng Đẹp ( VTV9 ) có nghe BS Tú nói về các vết thâm được chữa bằng công nghệ điện chuyển Ion Vitamin rất hiệu quả, bạn có thể liên hệ với BS để được khám và tư vấn thêm đi.
avatar kietkiet 08/05/2013 10:57
Vết thâm hay vết tăng sắc tố sau viêm là một biểu hiện rất thường gặp khi mắc các bệnh hoặc tổn thương ngoài da. Thường thì các vết tăng sắc tố sau viêm này sẽ nhạt màu dần trong vài tuần đến một năm nhưng một số trường hợp, các vết thâm không mất đi.

Sau khi bị mụn nhọt hoặc bị một số bệnh ngoài da như chàm, nấm, ghẻ, xây xước da, thậm chí sau khi muỗi đốt, khi các bệnh này khỏi thì vẫn để lại một số dấu tích trên da như các vết thâm. Các vết thâm này có màu nâu nhạt, màu đen, đôi khi đen sạm. Tổn thương tăng sắc tố sau viêm bằng phẳng với mặt da, không đau, không ngứa. Các tác động cơ học làm tổn thương da nặng lên do đó làm tăng các vết thâm như gãi, cạo, chà xát...

Một số người tự ý bôi đắp các thuốc, các loại lá làm cho tổn thương da bị nhiễm trùng và lan rộng ra, khi lành bệnh để lại các vết thâm rộng và sâu rất khó khắc phục. Trong các trường hợp viêm da tiếp xúc do bụi phấn, côn trùng thì sau khi bệnh khỏi hay để lại các vết thâm dai dẳng, nhất là ở các bệnh nhân tự ý đắp gạo nếp hoặc đỗ xanh lên vết viêm da.

Để hạn chế các vết thâm, khi mắc bệnh ngoài da bạn không nên tự điều trị mà nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị tốt nhất.

Khi bệnh mới khỏi nên tránh nắng từ 11h – 14h nếu tổn thương da ở vùng hở.

Với các vết xây xước da ở vùng mặt, đồng thời với việc điều trị bằng thuốc bôi (leuconidine B, domina, despigmen... bôi ngày 2 lần kéo dài từ 1-3 tháng) và thuốc uống.

Nếu có điều kiện nên chiếu một đợt laser helineon. Tia laser này có bản chất là ánh sáng và không độc hại. Năng lượng tia laser làm tăng dòng chảy của máu, tiêu viêm, tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch, tăng quá trình lên da non và liền sẹo. Nhiều trường hợp sau chiếu tia laser tổn thương da khỏi là lành luôn và không bị thâm.

Với những trường hợp vết thâm tồn tại dai dẳng thì việc điều trị ít đạt được hiệu quả như mong muốn.

Theo TS. Nguyễn Thị Lai
Sức khỏe & Đời sống
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
vietnamconnection Các bệnh do ăn tối không đúng cách là gì?

Đăng lúc: 10:56 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Vì sao bị cận rất nặng lại không thể mổ?

Đăng lúc: 10:56 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Hin Em muốn hỏi về triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.

Đăng lúc: 10:56 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Uk An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có thật sự tốt không?

Đăng lúc: 10:56 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bệnh sỏi thận chữa như thế nào?

Đăng lúc: 10:56 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Thị Hoa Hồng Bài thuốc dân gian trị bệnh viêm xoang

Đăng lúc: 10:55 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Em thường xuyên tiểu ra nước màu vàng, liệu có bị sỏi thận ko?

Đăng lúc: 10:55 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Sỏi thận và cách ăn uống phòng bệnh?

Đăng lúc: 10:55 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi 45 tuổi, siêu âm có nốt vôi ở bên thận trái.Vậy tôi có nên mổ lấy viên sỏi đó hay trị bằng thuốc gì cho dứt hẳn??

Đăng lúc: 10:54 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Viêm gan B điều trị có hết không?

Đăng lúc: 10:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Những điều cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ?

Đăng lúc: 07:18 - 28/06/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Sự nguy hiểm của virus viêm gan B

Đăng lúc: 10:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Phòng tránh viêm âm đạo như thế nào?

Đăng lúc: 10:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Ung thư gan nguyên phát _ Cách ngăn ngừa & điều trị hiệu quả nhất?

Đăng lúc: 10:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Ung thư gan: Có thể phòng ngừa

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về bệnh ung thư vú?

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Ung thư gan đã có thể chữa khỏi?

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tiêm phòng rubella bao lâu thì có thể mang thai?

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nguy cơ tử vong vì căn bệnh gan nhiễm mỡ

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về bệnh sỏi thận và cách điều trị khi sỏi đang hình thành to.

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip