
Ung thư gan đã có thể chữa khỏi?

Chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé: http://lieuphaptebaogoc.com/phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-gan/

Trong số các loại bệnh ung thư, ung thư gan (UTG) được xem là căn bệnh khó phòng, vô phương cứu chữa. Nguy hiểm nhất đó là căn bệnh có diễn tiến thầm lặng, khó phát hiện ở thời kỳ đầu.
Nguyên nhân gây bệnh
Có từ 60-90% bệnh nhân bị UTG do viêm gan siêu virus B. Loại vius này hoạt động, phát triển mạnh làm tế bào gan bị hoại tử, xơ cứng dẫn tới UTG. Điều đặc biệt là UTG có liên quan mật thiết đến vấn đề ăn uống hàng ngày như:
- Ăn uống thực phẩm bị nhiễm nấm mốc.
- Ăn uống thực phẩm có chứa độc tố nitrosanin.
- Ăn uống sử dụng nước nhiễm bẩn.
- Những yếu tố khác: Nghiện rượu, thuốc lá, dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, dinh dưỡng không đủ, bệnh ký sinh trùng…
Triệu chứng dễ nhầm lẫn
Đó là tình trạng trướng, đau ở phần bụng trên, khi đi khám thường hay bị chẩn đoán là viêm dạ dày mạn tính, loét đường tiêu hóa, viêm túi mật, viêm tụy, sỏi mật…Giai đoạn mới khởi bệnh thường khó nhận biết do những biểu hiện tương đối giống với một số bệnh tiêu hóa thông thường. Chỉ khi bệnh ở thời kỳ giữa hoặc cuối thì những triệu chứng mới tương đối rõ ràng.
- Đau vùng gan (thỉnh thoảng đau hoặc đau liên tục), đa số bệnh nhân ấn vào thấy đau, sờ thấy gan to và cứng.
- Buồn nôn, nôn, đi ngoài, ăn uống kém.
- Người mệt mỏi vô lực, toàn thân uể oải, gầy, sút cân, đau tăng lên, sốt (phản ứng tăng thân nhiệt của ung thư).
- Chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da và nôn ra máu, đi ngoài ra máu đỏ.
- Vàng da do tế bào gan bị hoại tử. Đây là giai đoạn UTG phát triển nhanh.
Bệnh nhân UTG nên làm gì?
Cần bình tĩnh về mặt tư tưởng: Tinh thần ổn định, tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, kiên trì với phương pháp trị liệu thích hợp. Quan trọng nhất là phải hiểu rõ UTG có thể chữa, thậm chí có thể chữa khỏi!.
Mặc dù căn bệnh này rất nguy hiểm, nhưng đã có tới 88% bệnh nhân sau khi cắt bỏ khối u trong thời gian 1 năm đầu vẫn bảo tồn được sự sống; tỷ lệ phẫu thuật giai đoạn sau 2 năm có tới 76% vẫn sống và tỷ lệ sống sau 3 năm phẫu thuật là 66,7%…Có trường hợp UTG sau thủ thuật cắt bỏ kết hợp hóa liệu, phóng liệu, thuốc đông y, bệnh nhân đã được cứu sống, tình trạng sức khỏe được cải thiện và có thể sống thêm dài tới 30 năm.
Đặc biệt với việc phát hiện bệnh sớm, kết hợp phương pháp điều trị khoa học, hiện đại…các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực y tế dự tính trong tương lai có thể hoàn toàn khắc phục được UTG, đem lại cơ hội sống khỏe mạnh hoàn toàn cho người bệnh.
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của y học, đã nghiên cứu và úng dụng thành công liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh gan: Liệu pháp này hiểu một cách đơn giản đây là phương pháp dùng chính tế bào của bản thân để điều trị bệnh của bản thân. Kĩ thuật này không dùng thuốc cũng không cần phẫu thuật, chỉ cần lấy 50ml máu của bệnh nhân, sau đó tách lấy tế bào gốc trong phòng kĩ thuật rồi nuôi cấy và dẫn xuất để lấy được tế bào có chức năng miễn dịch tương ứng, khôi phục khả năng sát thương virus viêm gan B, sau đó nhân bản tế bào gốc này lên hàng nghìn lần. Cuối cùng, các bác sĩ sẽ tiêm truyền tế bào gốc ngược lại cơ thể bệnh nhân, tìm kiếm và tiêu diệt virus cũng như những cấu trúc bất thường (tổ chức xơ hóa, hoặc khối u) trong máu và trong tế bào gan triệt để.
Một số điều bệnh nhân UTG cần tuân thủ:
- Sinh hoạt điều độ: Giờ dậy buổi sáng, hoạt động, uống thuốc, rèn luyện, vui chơi, nghỉ ngơi, ngủ…cần theo tuần tự với tính qui luật rõ ràng.
- Duy trì sự ổn định về mặt cảm xúc và thái độ lạc quan: Tinh thần lành mạnh, vui vẻ ổn định và cân bằng mọi trạng thái cảm xúc, sẽ tốt cho việc điều trị bệnh.
- Tránh nhiễm cảm và các bệnh tật khác: Do người UTG có sức đề kháng kém hơn mức bình thường, dễ bị cảm mạo, viêm phổi, bội nhiễm… tốt nhất là người bệnh nên tránh xa những khu vực có nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh đó và những nơi không an toàn cho sức khỏe của mình.
- Tránh lao động vất vả: Khi việc điều trị bệnh có kết quả tốt, bệnh nhân không nên chủ quan cho rằng mình có thể làm việc với cường độ cao như lúc sức khỏe bình thường mà nên làm việc ở mức độ vừa phải, tránh áp lực đối với cơ thể…nếu không bệnh rất dễ tái phát và nặng hơn.
- Tham gia hoạt động văn hóa, rèn luyện thể lực: Vui chơi, tham gia hoạt động thể thao văn hóa…là cách tốt nhất để bệnh nhân khôi phục sức khỏe. Cần chọn lựa cách nghỉ ngơi phù hợp: Nghe nhạc, khiêu vũ, hội họa, đánh cờ, câu cá, đi bộ nhẹ nhàng.
- Ăn uống hợp lý: Ăn ít, chia làm nhiều bữa, đảm bảo phân phối dinh dưỡng hợp lý (đường, khoáng và các loại vitamin vừa đủ) không nên quá kiêng khem.
Oyasamikikiwa
theo: http://lieuphaptebaogoc.com