VicoTas
Câu hỏi
avatar vip_kfc
08/05/2013 10:55

Sỏi thận và cách ăn uống phòng bệnh?

Phòng bệnh suy thận và sỏi thận thế nào cả nhà?



Danh sách câu trả lời (2)
avatar dohuongtra 08/05/2013 10:55

Bệnh soi thận có nguy hiêm không xin tra loi la có nguy hiêm nhưng nó sẽ kéo dai về sau và sẽ phát da nhưng bệnh khác. và khi phát da nó se lặng hơn đó.

-phòng ngừa như nào thì,bạn lên uống nươc nhiều từ 2,5lit đến 3lit mỗi ngày.và không ăn chất cay nóng va những chất tanh nhưng đồ ăn có chứa nhiều chất canxi, bạn lên ăn it những đồ nhiều dầu mỡ. lên ăn nhiều dau. bệnh này về tây y thì không là không thê chưa dứt điêm được. mình chia se voi bạn là lên dung đông y vi ngày sưa soi cua minh là đường kinh 4mm có soi 9x4mm.mình đã dùng thuốc nam uống và đã khỏi bạn thư tìm hiểu xem nhe. Lương Y Nguyễn Văn Nam số điện thoại: 0932212618. Chúc các bạn dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

 

avatar ngocanh 08/05/2013 10:55

Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận trung bình ở các nước trên thế giới là từ 3 đến 4% dân số. Tại các nước phát triển hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng và rất hay gặp ở lứa tuổi từ 20 đến 60 tuổi. 

Nguyên nhân là do đời sống cao dẫn đến chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn có sự thay đổi với nhiều loại thức ăn giàu protein, đường, natri, oxalat, thức ăn ít chất sợi làm tăng calci, acid uric, oxalat đồng thời làm giảm pH và nồng độ citrat trong nước tiểu. Calci, oxalat, acid uric... là những chất có trong thành phần của tinh thể, mà 90% trọng lượng của sỏi lại là tinh thể. Sỏi chính là sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở đường niệu trên.

Các chuyên gia y tế trong và ngoài nước đã chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp là do các dị tật bẩm sinh làm ứ đọng nước tiểu, như bệnh Cacchi-Ricci, hẹp khúc nối bể thận niệu quản, thận đa nang, sa lồi niệu quản, niệu quản đôi...; do nhiễm khuẩn đường niệu; uống nước không đủ (dưới 1 lít nước mỗi ngày) hoặc bị thoát mồ hôi nhiều, mắc bệnh tiêu chảy mạn tính... Khi mắc bệnh, đa số người bệnh thấy xuất hiện những cơn đau quặn thận, đau dữ dội xuất phát từ thắt lưng rồi theo niệu quản lan xuống vùng bẹn và sinh dục, kèm theo đái rắt, đái buốt, nước tiểu đỏ, nước tiểu đục, phù, buồn nôn, ăn không ngon... Sỏi thận có thể gây tắc đường niệu làm thận ứ nước, ứ nước nhiễm trùng và thận ứ mủ khi có kèm thêm nhiễm khuẩn. Nếu sỏi gây tắc cả hai thận sẽ dẫn đến vô niệu, suy thận cấp và lâu dài thành suy thận mãn ở giai đoạn cuối. Với nhiễm khuẩn nặng, sỏi thận gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn có thể gây tử vong. Do đó, khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, mọi người không nên chủ quan, phải đến các cơ sở y tế để điều trị.  Nhiều trường hợp, sỏi nhỏ dưới 4 ly có thể tự thoát  ra ngoài, người bệnh không phải điều trị. Tuy nhiên, với những trường hợp không được may mắn như thế thì cần phải điều trị cả nội khoa và ngoại khoa.

Khi chẩn đoán bệnh, các bác sỹ sẽ dựa vào các triệu chứng của bệnh và các kết quả xét nghiệm sinh hoá, chụp cắt lớp, chụp niệu đồ, siêu âm vùng bụng... Trong điều trị nội khoa, bao gồm các biện pháp phòng bệnh và sử dụng thuốc tránh sỏi tái phát. Để phòng bệnh, bệnh nhân cần uống đầy đủ nước (2-3 lít nước mỗi ngày), bảo đảm bài tiết 1,5 lít nước tiểu hàng ngày; tổ chức cuộc sống lành mạnh, có thời gian vận động nâng cao thể trạng; điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đặc biệt với nữ giới hoặc trường hợp có dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Với từng loại sỏi sẽ có từng loại thuốc điều trị riêng, chẳng hạn với sỏi calci, thuốc sử dụng là hydrôchlorothiazid, với sỏi amoni magie-phosphat thì sử dụng các kháng sinh tác động đến trực khuẩn gram âm, với sỏi acid uric  thuốc được dùng là allopurinol... Còn điều trị ngoại khoa là để nhằm giải quyết những biến chứng của sỏi thận, niệu quản gây ra với mục đích cứu vãn chức năng thận và trong một số trường hợp là cứu tính mạng người bệnh khi bị vô niệu, nhiễm khuẩn huyết. Hiện nay đã có nhiều kỹ thuật hiện đại điều trị bệnh như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da và tán sỏi qua nội soi niệu quản. Tán sỏi ngoài cơ thể kết quả điều trị đối với sỏi dưới 20mm. Sỏi vụn sau khi tán sẽ thoát ra ngoài theo đường tự nhiên trong vài ba tuần. Sau điều trị, bệnh nhân có thể đái ra ít máu và vẫn có cơn đau nhẹ dọc theo niệu quản, nhưng bệnh nhân có thể ra viện sau một ngày điều trị. Tán sỏi qua da có tác dụng tới 90% đối với sỏi có đường kính 3-4cm. Tán sỏi qua nội soi niệu quản cũng cho kết quả đến 90%, tuy nhiên cần đề phòng biến chứng có thể xảy ra là thủng niệu quản, chít niệu quản do kỹ thuật lấy sỏi... 

Thực tế điều trị cho thấy, bệnh sỏi thận rất hay tái phát. Sau hơn 10 năm, có tới 50% bệnh nhân nam và khoảng 30% bệnh nhân nữ có hiện tượng tái phát, đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh sỏi trong gia đình hoặc bị mắc bệnh khi tuổi còn trẻ.  Vì thế, để phòng bệnh và tránh bị tái phát, người đã mắc bệnh cũng như người chưa bị sỏi thận nên tuân thủ những lời khuyên của bác sỹ, đồng thời có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ.

Những thức ăn cho người bệnh: Đối với người bị sỏi ôxalic, thích hợp các loại thịt gà, vịt, cá, lợn; các loại trứng; sữa, nho... Với sỏi phốt phát canxi và sỏi axit cácbônic chỉ nên ăn các đồ ăn chua để nước tiểu phản ứng với kiềm chua mà làm tan sỏi. Bị sỏi axit uric nên ăn nhiều rau, hoa quả, sữa. Còn sỏi bàng quang, chỉ nên ăn các thức ăn kiềm, làm cho nước tiểu sinh phản ứng kiềm, đồng thời phải uống nhiều nước.

Những thức ăn người bệnh không nên ăn: Với những trường hợp mắc sỏi canxi, axit ôxalic, phốt phát canxi và axit cácbônic tránh những thức ăn chứa nhiều canxi như sữa bò, các chế phẩm đậu, ốc đồng, tôm và các món ăn có hàm lượng axit ôxalic tương đối cao như táo, tỏi, cà phê, chè, hành tây. Riêng với trường hợp bị sỏi axit uric không nên ăn óc, tuỷ sống, nội tạng, canh thịt, súp lơ...Còn người bị sỏi bàng quang hạn chế ăn thịt, trứng.  

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Tôi 45 tuổi, siêu âm có nốt vôi ở bên thận trái.Vậy tôi có nên mổ lấy viên sỏi đó hay trị bằng thuốc gì cho dứt hẳn??

Đăng lúc: 10:54 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Viêm gan B điều trị có hết không?

Đăng lúc: 10:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Những điều cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ?

Đăng lúc: 07:18 - 28/06/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Sự nguy hiểm của virus viêm gan B

Đăng lúc: 10:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Phòng tránh viêm âm đạo như thế nào?

Đăng lúc: 10:53 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Ung thư gan nguyên phát _ Cách ngăn ngừa & điều trị hiệu quả nhất?

Đăng lúc: 10:52 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Ung thư gan: Có thể phòng ngừa

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về bệnh ung thư vú?

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Ung thư gan đã có thể chữa khỏi?

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tiêm phòng rubella bao lâu thì có thể mang thai?

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nguy cơ tử vong vì căn bệnh gan nhiễm mỡ

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về bệnh sỏi thận và cách điều trị khi sỏi đang hình thành to.

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Sỏi thận 5.7mm thì chữa trị như thế nào hả các bạn?

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách trị sỏi thận hiệu quả ?

Đăng lúc: 10:51 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Đức Vân Bác tôi bị đái tháo đường, không biết có loại thảo dược trị nào trị bệnh hiệu quả không?

Đăng lúc: 10:49 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi được biết phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tốt hơn mổ, xin hỏi có đúng không?

Đăng lúc: 10:49 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Em bị ho quá, làm sao chữa bây giờ nhỉ?

Đăng lúc: 10:49 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bệnh gút và những biến chứng của nó là gì?

Đăng lúc: 10:49 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Đức Vân Thuốc nào điều trị viêm da cơ địa ?

Đăng lúc: 10:49 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi phải làm gì với bệnh viêm da cơ địa?

Đăng lúc: 10:49 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip