Câu hỏi

16/07/2013 10:14
Bí quyết nấu nướng với lò vi ba? Bạn nào biết tư vấn giúp mình nhé?
Danh sách câu trả lời (1)

1 Chức năng nấu: Thông thường, trên lò có hai dạng chức năng nấu. Với loại lò đơn giản, nút nấu chín là "Power". Sau khi nêm nếm và cho vào lò, bạn chọn mức công suất để nấu, tùy loại thực phẩm.
Trở mặt để thức ăn chín đều
Loại thứ hai hiện đại hơn vì được thiết lập danh sách chức năng nấu. Bạn chỉ cần cho thức ăn vào lò, chọn nút tương ứng.
Chẳng hạn: Muốn nấu cơm, bạn ấn nút có biểu tượng cơm hoặc chọn nút có hình cây rau nếu chuẩn bị chế biến rau. Sau đó, bạn cài đặt thời gian và nhấn nút "Start" để bắt đầu nấu.
2 Thời gian chế biến: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nấu. Trong đó, nhiệt độ của nguyên liệu đóng vai trò rất lớn. Ví dụ: Thời gian nấu thịt rã đông thường lâu hơn loại để ở nhiệt độ bình thường, chế biến ngay.
Với nhiều người, món ăn này có thể chín trong mười phút. Có người lại cho rằng như vậy chưa được. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nấu.
Nếu làm bánh mì, bánh ngọt... bạn nên lấy ra khỏi lò trước khi chúng chín hẳn. Nhiệt độ bên ngoài của bánh truyền vào trong sẽ làm phần ruột chín hoàn toàn.
3 Độ đặc, loãng của thức ăn: Những thực phẩm loãng hoặc xốp như bánh mì, bánh ngọt thường chín nhanh hơn loại đặc như thịt, cá. Bạn cần chú ý để lớp thực phẩm bên ngoài không bị khô, cháy.
4 Kích thước thực phẩm: Phần trên của thức ăn thường nhanh chín hơn, nhất là thịt nướng. Trong khi nấu, bạn nên trở mặt miếng thịt vài lần.
5 Nước: Nhiệt độ lò vi ba sẽ làm bốc hơi lượng nước trong thức ăn. Để hạn chế tình trạng này, đặc biệt là thức ăn hơi khô (thịt nướng, một vài loại rau...), bạn có thể rưới thêm nước trước khi nấu hoặc gói thức ăn trong túi chuyên dụng.
Nếu thực phẩm được gói hoặc đậy để giữ thêm nhiệt và hơi nước, thời gian chín sẽ ngắn hơn.
6 Xương, mỡ có trong thực phẩm: Xương có khả năng dẫn nhiệt rất tốt. Mỡ nhanh chín hơn thịt. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi chế biến loại thịt có xương hoặc nhiều mỡ để thức ăn chín đều.
7 Số lượng: Khi cho thêm thực phẩm vào lò, bạn phải tăng thời gian nấu. Ngược lại, nếu giảm nửa lượng thức ăn, bạn nên giảm ít nhất 1/3 thời gian nấu theo chỉ dẫn.
8 Hình dạng: Sóng vi ba không thể xuyên quá 2 cm độ dày thức ăn. Khi nấu những thực phẩm quá lớn hoặc dày, thức ăn chỉ chín bên ngoài, còn bên trong chín là do nhiệt truyền dẫn vào.
Thức ăn khó nấu chín nhất là dạng hình hộp. Thực phẩm hình tròn, mỏng hoặc dạng vòng sẽ nhanh chín hơn.
9 Tạo màu cho thức ăn: Các loại thịt đều chuyển sang màu nâu sau khi nấu khoảng mười lăm phút. Nếu muốn rút ngắn thời gian, bạn phết chút nước sốt lên thịt. Cách này còn giúp màu sắc món ăn trông hấp dẫn hơn.
10 Sắp xếp thức ăn: Những nguyên liệu rời như khoai tây nướng, bánh ngọt nhỏ sẽ chín đều hơn nếu bạn xếp chúng cách đều nhau. Tốt nhất là xếp theo vòng tròn.
11 Trở mặt hoặc đảo thức ăn: Khi nấu nướng bằng lò vi ba, việc trở mặt hoặc đảo thức ăn không chỉ có tác dụng trộn nguyên liệu mà còn giúp nhiệt độ phân phối đều lên thức ăn.
Bạn nên đảo từ ngoài vào trong vì lò vi ba làm nóng thức ăn theo chiều này.
Trở mặt để thức ăn chín đều
Loại thứ hai hiện đại hơn vì được thiết lập danh sách chức năng nấu. Bạn chỉ cần cho thức ăn vào lò, chọn nút tương ứng.
Chẳng hạn: Muốn nấu cơm, bạn ấn nút có biểu tượng cơm hoặc chọn nút có hình cây rau nếu chuẩn bị chế biến rau. Sau đó, bạn cài đặt thời gian và nhấn nút "Start" để bắt đầu nấu.
2 Thời gian chế biến: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nấu. Trong đó, nhiệt độ của nguyên liệu đóng vai trò rất lớn. Ví dụ: Thời gian nấu thịt rã đông thường lâu hơn loại để ở nhiệt độ bình thường, chế biến ngay.
Với nhiều người, món ăn này có thể chín trong mười phút. Có người lại cho rằng như vậy chưa được. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nấu.
Nếu làm bánh mì, bánh ngọt... bạn nên lấy ra khỏi lò trước khi chúng chín hẳn. Nhiệt độ bên ngoài của bánh truyền vào trong sẽ làm phần ruột chín hoàn toàn.
3 Độ đặc, loãng của thức ăn: Những thực phẩm loãng hoặc xốp như bánh mì, bánh ngọt thường chín nhanh hơn loại đặc như thịt, cá. Bạn cần chú ý để lớp thực phẩm bên ngoài không bị khô, cháy.
4 Kích thước thực phẩm: Phần trên của thức ăn thường nhanh chín hơn, nhất là thịt nướng. Trong khi nấu, bạn nên trở mặt miếng thịt vài lần.
5 Nước: Nhiệt độ lò vi ba sẽ làm bốc hơi lượng nước trong thức ăn. Để hạn chế tình trạng này, đặc biệt là thức ăn hơi khô (thịt nướng, một vài loại rau...), bạn có thể rưới thêm nước trước khi nấu hoặc gói thức ăn trong túi chuyên dụng.
Nếu thực phẩm được gói hoặc đậy để giữ thêm nhiệt và hơi nước, thời gian chín sẽ ngắn hơn.
6 Xương, mỡ có trong thực phẩm: Xương có khả năng dẫn nhiệt rất tốt. Mỡ nhanh chín hơn thịt. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi chế biến loại thịt có xương hoặc nhiều mỡ để thức ăn chín đều.
7 Số lượng: Khi cho thêm thực phẩm vào lò, bạn phải tăng thời gian nấu. Ngược lại, nếu giảm nửa lượng thức ăn, bạn nên giảm ít nhất 1/3 thời gian nấu theo chỉ dẫn.
8 Hình dạng: Sóng vi ba không thể xuyên quá 2 cm độ dày thức ăn. Khi nấu những thực phẩm quá lớn hoặc dày, thức ăn chỉ chín bên ngoài, còn bên trong chín là do nhiệt truyền dẫn vào.
Thức ăn khó nấu chín nhất là dạng hình hộp. Thực phẩm hình tròn, mỏng hoặc dạng vòng sẽ nhanh chín hơn.
9 Tạo màu cho thức ăn: Các loại thịt đều chuyển sang màu nâu sau khi nấu khoảng mười lăm phút. Nếu muốn rút ngắn thời gian, bạn phết chút nước sốt lên thịt. Cách này còn giúp màu sắc món ăn trông hấp dẫn hơn.
10 Sắp xếp thức ăn: Những nguyên liệu rời như khoai tây nướng, bánh ngọt nhỏ sẽ chín đều hơn nếu bạn xếp chúng cách đều nhau. Tốt nhất là xếp theo vòng tròn.
11 Trở mặt hoặc đảo thức ăn: Khi nấu nướng bằng lò vi ba, việc trở mặt hoặc đảo thức ăn không chỉ có tác dụng trộn nguyên liệu mà còn giúp nhiệt độ phân phối đều lên thức ăn.
Bạn nên đảo từ ngoài vào trong vì lò vi ba làm nóng thức ăn theo chiều này.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Đồ dùng nhà bếp
Rao vặt Siêu Vip