VicoTas
Câu hỏi
avatar diepx
30/05/2013 12:41

Các bệnh mắc phải khi dùng đồ sinh hoạt chung?



Danh sách câu trả lời (1)
avatar duc_tam379 30/05/2013 12:41

Hướng dẫn phòng chống một số bệnh truyền nhiễm Hướng dẫn phòng chống một số bệnh truyền nhiểm như: Cúm A, sốt phát ban, bệnh tả, sốt xuất huyết, quai bị,...

I. PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A (H1N1)



1. Đặc điểm của bệnh
- Triệu chứng của người mắc bệnh do chủng vi rút cúm A (H1N1) mới giống với hội chứng cúm mùa.

- Bệnh diễn biến cấp tính từ nhẹ đến nặng - từ sốt, ho, đau họng, chảy nước mắt, nước mũi, đau người, đau đầu, rét run mệt mỏi, một số trường hợp có tiêu chảy, nôn, có thể viêm phổi nặng, suy hô hấp.

Cần đi khám nơi cơ sở y tế gần nhất để xác định bệnh.

2. Đặc điểm dịch tễ học.

- Bệnh cúm A (H1N1) do vi rút cúm A (H1N1) mới gây ra, chủng đại dịch. Triệu chứng của bệnh cũng giống với các triệu chứng của cúm mùa. Tuy nhiên có thể gây dịch cả trong mùa hè, vùng khí hậu nóng, khả năng lây lan nhanh và rộng trên toàn cầu.

- Ổ chứa: Người bệnh là ổ chứa và là nguồn nhiễm chủ yếu của bệnh cúm A (H1N1) mới. Ngoài ra người mang vi rút cúm A (H1N1) mới không triệu chứng cũng có vai trò truyền bệnh.

- Phương thức lây truyền.

+ Bệnh cúm A (H1N1) mới là bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh gây đại dịch. Bệnh lây truyền từ người sang người, qua đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng qua ho, hắt hơi của người bệnh, ngoài ra bệnh có thể lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút và từ đó qua tay đưa lên mắt, mũi, miệng, tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và gần, đặc biệt là ở nơi tiếp xúc đông người như trường học. Trong thời tiết lạnh và ấm, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

3. Các biện pháp phòng chống dịch.


- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

- Che miệng và mũi bằng khăn vải hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó huỷ và giặt sạch khăn ngay.

- Tăng cường không khí nơi ở và nơi làm việc, hạn chế sử dụng điều hoà.

- Tăng cường sức khoẻ bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, tập thể dục hàng ngày.

- Hàng ngày súc miệng bằng nước sát khuẩn miệng.

- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và nên giữ khoảng cách tiếp xúc trên 1m.

Chú ý: Nếu thấy có biểu hiện của hội chứng cúm, thì phải đến trạm y tế khám và được tư vấn sức khoẻ.

Đối với sinh viên: Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân (như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, xúc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn) vệ sinh môi trường thông thoáng nơi ở, nơi học tập, lau chùi bề mặt đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hoá chất sát khuẩn thông thường.

- Tăng cường sức khoẻ bằng ăn uống, nghỉ ngơi, học tập sinh hoạt hợp lý.

- Hạn chế tập chung đông người nơi công cộng khi có dịch xảy ra.

II. BỆNH SỐT PHÁT BAN DẠNG SỞI (RUBELLA)



- Bệnh rubella hay còn gọi là sởi Đức là một nhiễm trùng lây lan qua đường hô hấp gây bởi vi rút rubella. Vi rút cũng có thể đi qua máu mẹ để nhiễm vào thai nhi gây ra hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

- Mối nguy hiểm chính của bệnh rubella:

+ Nhiễm rubella có thể bắt đầu bằng 1 đến 2 ngày sốt nhẹ và hạch sưng đau, thường ở sau cổ hoặc cạnh tai. Vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3, phát ban bắt đầu trên mặt và lan xuống dưới, ban biểu hiện thành những chấm hồng hoặc đỏ nhạt.

Chú ý: Phát hiện sớm các trường hợp sốt phát ban dạng sởi để cách ly điều trị kịp thời đặc biệt là nơi tập chung sinh viên như ký túc xá.

Tăng cường biện pháp vệ sinh cá nhân, sát trùng đường tai, mũi, họng, giữ ấm cơ thể nâng cao sức đề kháng.

Khi có dấu hiệu sốt phát ban dạng sởi phải đến ngay trạm y tế trường để khám và điều trị kịp thời.

Người có các biểu hiện sốt phát ban dạng sởi phải được cách ly ít nhất 4 ngày sau khi phát ban.

Phòng bệnh

Có thể phòng ngừa Rubella bằng vắc xin đặc hiệu.

III. PHÒNG CHỐNG BỆNH TẢ



1. Đặc điểm của bệnh

Có các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hoá, đầy bụng và sôi bụng, tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu có phân lỏng, sau đó toàn nước, nước phân đục như nước vo gạo, nôn (lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ toàn nước trong hoặc vàng nhạt) người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ có khi không đo được, tiểu tiện ít hoặc vô niệu chân tay lạnh.

2. Đặc điểm dịch tễ học.

Những nhóm người có nguy cơ cao với tả là: Những người tiếp xúc gần gũi (cùng ăn uống, sinh hoạt) với bệnh nhân tả, dân cư tại vùng sử dụng hố xí không hợp tiêu chuẩn vệ sinh, sử dụng nước bề mặt (ao, hồ, kênh, mương, sông) bị ô nhiễm, có tập quán ăn uống không hợp vệ sinh, ăn rau sống, thực hành vệ sinh chưa tốt, ăn hải sản chưa chín.

3. Phương thức lây truyền.

+ Bệnh tả lây theo đường tiêu hoá qua đường nước bị nhiễm bẩn, qua thực phẩm bị nhiễm các tác nhân gây bệnh trong quá trình chế biến hoặc bảo quản, bởi nước bẩn, qua bàn tay bẩn và ruồi, nhặng nhiễm phẩy khuẩn tả.

+ Những yếu tố làm tăng nguy cơ lan truyền bệnh là đời sống kinh tế xã hội và dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, thời tiết nóng ẩm, thiếu nước sạch, nhà tiêu không hợp vệ sinh, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là thức ăn đường phố, tình trạng mất vệ sinh ở những vùng sau lũ lụt, thảm hoạ, trại tị nạn.

4. Các biện pháp phòng chống dịch.

+ Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, tiết canh, nước đá, mắm ruốc, mắm tôm, hải sản chưa chín kỹ.

+ Vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh).

+ Sử dụng nhà vệ sinh bảo vệ nguồn nước ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước, diệt ruồi, an toàn vệ sinh thực phẩm (ăn chín, uống chín), bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch, khi có người bị tiêu chảy cấp, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.


IV. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ LAO.



- Nguyên nhân gây lao là do vi khuẩn lao.

- Bệnh lao phổi phòng được.

- Bệnh lao chữa khỏi được nhưng cũng có trường hợp bị lao màng não, lao cơ xương khớp.

- Vi khuẩn lao gây bệnh bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhất là lao phổi, lao màng phổi (ngoài phổi), lao hạch, lao cơ xương khớp, lao da, lao võng mạc.

- Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng mãn tính (vì nó không rầm rộ dễ bỏ qua, ví dụ: sốt nhẹ buổi chiều dễ bỏ qua sau vài phút lại bình thường).

- Bệnh lao không di truyền ta cải thiện môi trường sống sẽ tốt.

- Lao màng não, lao cơ xương khớp không lây mà chỉ có lao phổi mới lây.

- Mỗi người lao phổi/ 1 năm sẽ lây ra 10 đến 15 người bị lây (môi trường đông đúc càng dễ bị bệnh lao).

- Đường lây truyền là đường không khí, đường hô hấp, (đường niêm mạc, đường da nhưng rất thấp). Ví dụ: Sữa bò tươi, sữa dê không tiệt trùng do con súc vật bị lao uống vào sẽ bị lao ruột, lao mạc treo ruột.

- Vi khuẩn lao không lây qua đường thức ăn mà chủ yếu lây qua không khí.

- Khi nào chúng ta bị lây nhiễm ? Khi chúng ta hít phải không khí có vi khuẩn lao nó sẽ xâm nhập vào nhu môi phổi.

Những yếu tố mắc bệnh:

- Những người HIV

- Những người suy dinh dưỡng

- Trẻ em < 5 tuổi.

- Những người bị bệnh tiểu đường (phải 6 tháng kiểm tra 1 lần vì những người này rất dễ mắc bệnh lao).

Triệu chứng của bệnh lao.

- Toàn thân sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân, đổ mồ hôi về ban đêm.

- Ho, khó thở, đau ngực, ho ra máu, đau sau lưng, ho khạc đờm hơn 2 tuần (nhưng ta phải loại trừ ho do viêm họng ta phải uống kháng sinh, nếu không khỏi ta mới đi khám).

Phòng bệnh lao.

- Chủ động phát hiện sớm cắt nguồn lây.

- Vệ sinh môi trường nhà ở thông thoáng, thoáng mát.

- Tiêm phòng bệnh BCG cho trẻ dưới 1 tuổi (vì tạo ra miễn dịch chủ động, nó có kháng thể cho nên tiêm phòng dưới 1 tuổi là tốt nhất).

- Khạc đờm vào một chỗ (ví dụ: vào mảnh giấy rồi đốt đi).


V. PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT



1. Đặc điểm của bệnh.

- Là bệnh nhiễm vi rút với đặc điểm tăng tính thấm thành mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn máu và cơ chế đông máu bất thường bệnh có thể tiến triển nặng.

Những biểu hiện của bệnh:

- Sốt, sốt đột ngột, sốt cao trên 38,50C kéo dài 2 ÷ 7 ngày.

- Đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp.

- Ban xuất huyết, đốm xuất huyết, chảy máu chân răng, mũi, đường tiêu hoá tại nơi tiêm, kinh nguyệt kéo dài.

2. Tác nhân gây bệnh:

Gồm 4 tuýp kí hiệu: D1 D­2 D3 D4 cả 4 tuýp huyết thanh đều có thể gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch.

3. Đặc điểm dịch tễ học.

- Lưu hành ở khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới.

- Bệnh thường xuất hiện và gây dịch vào mùa mưa, ở miền Nam quanh năm, ở miền Bắc từ tháng 7 đến tháng 11.

- Mọi người sống trong khu vực lưu hành địa phương của sốt xuất huyết đều có thể mắc bệnh hoặc nhiễm vi rút lành, nhóm người có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết là trẻ em, người di cư hay du lịch đều đến từ vùng không lưu hành sốt xuất huyết, người dân đang sinh sống tại các khu đô thị hoá, đời sống kinh tế thấp kém.

4. Các biện pháp phòng chống dịch.

- Vệ sinh phòng bệnh: vệ sinh môi trường.

- Hoá chất diệt muỗi.

- Nếu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết phải báo hoặc đến trạm y tế để khám.

- Nếu bị mắc bệnh phải cách ly thực hiện nằm màn chống muỗi đốt trong thời kỳ lây truyền.

Chú ý:

+ Nếu sinh viên nào bị sốt xuất huyết trong Nhà trường thì phải đến trạm y tế của trường để khám và được điều trị. Lưu ý: muỗi thường đốt các em vào buổi tốt khi các em ngồi học.

VI. BỆNH QUAI BỊ VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG



1. Bệnh quai bị

- Quai bị là một bệnh vi rút rất phổ biến trong cộng đồng, đối tượng nhiễm bệnh chủ yếu là trẻ em, sinh viên các trường.

- Bệnh quai bị có khả năng lây lan trong trong cộng đồng rất nhanh do nó lấy trực tiếp từ người sang người qua nước bọt, tiếp xúc hô hấp. Bệnh quai bị có thể gây dịch cho những quần thể có mật độ tập chung cao như các trường học.

- Bệnh quai bị gây ra biến chứng vô sinh là viêm (sưng) tinh hoàn nam (trẻ nam). Tỷ lệ mắc viêm sưng tinh hoàn từ 20% ÷ 50%, viêm tinh hoàn có thể gây ra vô sinh vĩnh viễn ở nam, nữ mắc quai bị có thể viêm buồng chứng và vô sinh.

- Quai bị còn gây ra biến chứng viêm màng não và viêm não.

2. Cách điều trị và phòng bệnh.

- Bệnh quai bị do vi rút gây ra nên không có thuốc đặc hiệu để điều trị.

- Bệnh quai bị có thể phòng bệnh hoàn toàn bằng tiêm vắc xin.

- Tiêm phòng vắc xin có thể phòng bệnh cả đời.

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Link Mọi người ơi!! cho tôi hỏi tí về bệnh suy tim nhé???

Đăng lúc: 12:41 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

lê văn nguyên Có nên mổ mắt ko?

Đăng lúc: 12:41 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Thu Trang Có các loại bệnh nào lây qua qhtd?

Đăng lúc: 12:41 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Không biết bị làm sao mà con mắt bên trái của tôi cứ chảy ghèn?

Đăng lúc: 12:41 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Manh Linh Hỏi về bệnh không có kinh nguyệt?

Đăng lúc: 12:41 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Phương Giật mình về đêm?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chứng bệnh sợ hãi - chữa thế nào?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về viêm gan siêu vi B?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Vinh Thường xuyên bị mất ngủ ? Ai chỉ cách giúp em với ?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nhức đầu khi mang thai do đâu?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Vinh Xin hỏi chi phí của cuộc xét nghiệm test hơi thở để tìm vi khuẩn HP là bao nhiêu?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Uống thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hay không ?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Kết quả xét nghiệm như thế này có ổn không?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Hương Liệu mình có mang thai không?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

lê văn nguyên Có phải e bị sùi mào gà?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Hoài Nam (Nam Tước) Xét nghiệm bệnh lậu bằng xét nghiệm loại gì?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Xin hỏi em có bị nhiẽm HIV ko?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Xét nghiệm loại gì có thể biết chắc là có giang mai hay không?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

vietnamconnection Tử cung hai sừng có dễ phát hiện có thai hay không?

Đăng lúc: 12:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Chip chip Mẹ tôi bị bệnh tê các ngón tay....

Đăng lúc: 12:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip