
Các bệnh ngoài da thường gặp khi mang thai?
Khi mang thai, phụ nữ thường hay nhạy cảm với những thay đổi trong cơ thể của mình, đôi khi cũng làm cho các bà mẹ trẻ cảm thấy rất khó chịu, trong đó bao gồm cả các bệnh ngoài da trong suốt 9 tháng thai kỳ.?

Gương mặt đặc trưng:
Nhiều phụ nữ cảm thấy mình như mang mặt nạ vì những thay đổi khi mang thai. Có khi phù nề nhưng nhiều nhất vẫn là sạm da do xuất hiện của các vết da sẫm màu hoặc nâu chủ yếu ở trên trán, má, thái dương. Bạn có thể dùng kem chống nắng trong thời gian này để hạn chế điều đó.
Rụng tóc:
Sự thay đổi hàm lượng hormone có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng tóc ở phụ nữ mang thai. Trường hợp này hay gặp ở một số phụ nữ có tiền sử sảy thai và thai lưu khi mang thai trở lại. Điều này có thể khắc phục được sau khi sinh con.
Ngứa:
Chứng bệnh phổ biến của phụ nữ mang thai mà nguyên nhân chính là do sự giãn da quá mức và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Thông thường, nhiều người bị ngứa ở bụng, đùi, ngực và đôi khi ngứa cả ở cơ quan sinh dục. Nhưng nếu ngứa quá nhiều được hãy hỏi ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý uống thuốc.
Móng tay và chân:
Trong thời gian mang thai móng tay và chân của phụ nữ thường cứng hơn, nó sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Các chuyên gia khuyến cáo, trong thời gian này phụ nữ không được để móng tay, chân dài và không nên sơn móng làm đẹp vì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng.