
Cách chọn mua màn hình LCD HD
Giờ đây việc chuyển từ ti vi bóng đèn hình CRT sang tinh thể lỏng LCD hoặc Plasma HDTV không còn là chuyện gì đó quá to tát. Điều này cũng là dễ hiểu khi mà giá bán đang hạ còn chất lượng hình ảnh ngày càng được cải tiến. Vấn đề khiến người tiêu dùng đắn đo là liệu nên chọn mua sản phẩm nào trong vô số các ứng viên có cùng tính năng và giá bán. Bài viết sẽ là một cẩm nang mua sắm, giúp cho bạn đọc có thể tự mình chọn lựa một màn hình LCD HDTV đạt cả hai tiêu chuẩn về chất lượng lẫn giá thành.
Độ phân giải
Độ phân giải 1080p tương đương 1920 x 1080 điểm ảnh hiện đang là điểm đích của các thiết bị giải trí dành cho gia đình, do vậy lẽ dĩ nhiên nếu tiêu chí hiển thị hình ảnh rõ nét đến từng chi tiết được đặt hàng đầu thì chắc hẳn bạn đã biết mình nên lựa chọn ra sao. Vấn đề mà bạn cần chú ý ở đây là một số nhà sản xuất còn đưa ra độ phân giải 1080i (1366 x 768) tức chỉ bằng khoảng một nửa số điểm ảnh so với 1080p.
Tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn loại trừ mọi màn hình LCD 1080i do bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ chi tiết của hình ảnh bao gồm cả tác nhân về khoảng cách, tầm nhìn của người xem và chất lượng của vật liệu chứa phim. Ở khoảng cách chừng 3,6 m thì hầu như ta không thể chỉ ra sự khác biệt giữa 1080i và 1080p khi chúng hiển thị cùng một đoạn phim có độ nét 1080p (ví như đĩa Blu-ray). Nếu bạn thường xuyên xem phim 1080i/1080p ở cự lý gần thì không cần suy nghĩ hãy chọn cho mình độ phân giải 1080p.
Tỷ lệ tương phản và tốc độ đáp ứng
Hiện nay các thông số về độ tương bản và thời gian đáp ứng không mấy hữu dụng cho người tiêu dùng vì nó có nhiều biến thể được tính theo các cách khác nhau. Trong trường hợp của thời gian đáp ứng bạn cần chú ý đến việc liệu ứng viên LCD có được tối ưu hóa để giảm thiểu sự nhòe hình khi hiển thị các chuyển động nhanh hay không? Hầu hết các màn hình LCD 120 Hz thường tự động chèn vào tín hiệu 60 Hz truyền thống một số khuôn hình nhằm cho ra hình ảnh rõ nét và chi tiết hơn trong khi hiển thị chuyển động nhanh. Tương tự như độ phân giải 1080p, công nghệ 120 Hz là một đặc tính cao cấp thường cộng thêm vaò giá thành một vài con số.
Tỷ lệ tương phản trong truyền hình độ nét cao là tỷ lệ giữa ánh sáng đo được khi hiển thị màu trắng với ánh sáng đo được khi hiển thị màu đen. Thực tế có một vài cách tính toán tỷ lệ này nhưng kết quả mà chúng xuất ra không đem lại cho bạn nhiều ý nghĩa để so sánh giữa các LCD. Do vậy có một cách đơn giản là so sánh khả năng hiển thị màu đen, hai màn hình đặt cạnh nhau nếu cái nào biểu thị màu đen hơn và sâu hơn thì khả năng cho hình ảnh là quyến rũ và chi tiết hơn. Một lưu ý nhỏ ở đây là không nên đưa ra phán quyết khi các thông số được thiết lập ở chế độ mặc định mà bạn nên chuyển qua các chế độ như rạp hát, thiên nhiên, và điện ảnh để có thể nhận được so sánh khi thiết bị hoạt động hết công suất. Ngoài ra bạn cũng nên hướng sự tập trung theo dõi cách màn hình hiển thị những cảnh có ánh sáng mờ.
Bề mặt nào thích hợp ?
Bề mặt của LCD cho phép xuất ra độ sáng gấp hai lần so với khả năng của Plasma, điều này hết sức hữu ích khi ánh sáng môi trường xung quanh luôn khó kiểm soát. Trong môi trường ánh sáng tốt, LCD vẫn giữ được độ chi tiết của hình ảnh bằng cách cải thiện sự tương phản. Nhiều LCD có bề mặt mờ nhằm tối thiểu hóa sự phản chiếu của ánh sáng; một vài LCD thế hệ mới bắt tay với bộ lọc mặt ngoài bóng loáng để khuếch đại độ tương phản và sự bão hòa màu nhờ vậy có thể quản lý được độ khuếch tán của ánh sáng.

Chọn mua LCD nên dựa vào mục đích sử dụng (làm việc văn phòng, chơi game, xem phim...), vị trí đặt màn hình, kích thước màn hình làm việc và túi tiền. Sau đây là một số tính năng quan trọng để đánh giá LCD khi bạn chọn mua. |
Độ phân giải thực: Mỗi LCD đều có một độ phân giải thực và chỉ hiển thị tối ưu ở độ phân giải này. Hầu hết LCD 17"–19" hỗ trợ độ phân giải thực 1280x1024 pixel, LCD 23"-24" wide đặc trưng độ phân giải 1920x1200 pixel, và 30" wide là 2560x1600 pixel. LCD là phù hợp nếu bạn cảm thấy dễ chịu khi chạy tất cả ứng dụng của mình trên độ phân giải thực.
Tỷ lệ khung hình: Màn hình wide hầu hết thiết kế tỉ lệ khung hình 16:10, nhưng khuynh hướng đang trở về 16:9 (HDTV). Màn hình wide thuận tiện cho việc xử lý bảng tính, chạy ứng dụng có nhiều thanh công cụ, bảng chọn (pallete), xem DVD và đọc hai trang văn bản cùng lúc (side by side).
Vùng hiển thị của màn hình wide nhỏ hơn màn hình 4:3 truyền thống ở cùng độ lớn. Ví dụ, màn hình 21" wide hiển thị số điểm ảnh chỉ bằng màn hình 19" tỉ lệ 4:3.
Góc nhìn: Là thông số kỹ thuật đề cập đến khoảng cách mà người xem có thể lệch so với vị trí ngồi thẳng góc trước LCD mà vẫn nhìn thấy rõ hình ảnh. Hiện chưa có chuẩn mực cho việc đo lường, vì vậy bạn không nên so sánh thông số này (đo bằng độ, tối đa 180 độ) giữa các hãng sản xuất.
Hầu hết LCD có góc nhìn tối thiểu là 160 độ. Màn hình càng lớn, tầm quan trọng của góc nhìn cũng lớn theo vì góc nhìn từ mắt đến điểm xa nhất tăng lên tương ứng.
Độ tương phản: Thuật ngữ này nói đến mức độ phân biệt sáng và tối mà LCD có thể hỗ trợ. Bạn hãy tìm kiếm cho mình một LCD có độ tương phản tối thiểu là 400:1. Nếu thấp hơn, màu sắc sẽ không thể hiện tốt khi điều chỉnh độ sáng cao hơn, hoặc thấp hơn (tương ứng sẽ mất màu tối hoặc màu sáng). Tuy nhiên, thông số này cũng không nên so sánh vì chưa có tiêu chuẩn công nghiệp cho việc đo và có sự khác biệt giữa các nhà sản xuất.
Độ sáng: Được đo bằng candela/m2 (cd/m2) hoặc nit và cho biết lượng ánh sáng lớn nhất (đo khi màn hình hiển thị toàn màu trắng nhất). Hầu hết LCD có mức độ sáng lớn hơn mức sáng cần thiết (tối thiểu 250cd/m2).
Kết nối kỹ thuật số: Dù tín hiệu số chưa thay thế hẳn analog, nhưng LCD đã có sẵn lựa chọn cổng kết nối số (digital port). Hiện nay, cổng DVI phổ biến trên các card đồ họa, bo mạch chủ, và màn hình. Bạn có thể tìm thấy hai loại DVI trên các LCD thông dụng: DVI-D riêng cho tín hiệu số trong khi DVI-I chấp nhận cả tín hiệu số và analog (cần đầu chuyển).
Vài màn hình dùng cổng DisplayPort. Cổng HDMI (giống trên HDTV) đang trở nên phổ biến với LCD trên 22" vì có thể truyền dẫn tín hiệu số chung cho cả hình và tiếng.
Thời gian đáp ứng: Thời gian đáp ứng thấp (đo bằng mili giây) sẽ giảm thiểu hiện tượng dừng hình, "bóng ma" trong các hình ảnh chuyển động. Phương pháp Rise-and-fall đo thời gian một điểm ảnh chuyển từ màu đen sang trắng rồi chuyển ngược lại đen. Phương pháp Gray-to-gray đo thời gian một điểm ảnh từ sắc độ xám này chuyển sang sắc độ xám khác. Rise-and-fall đã được định nghĩa rõ ràng trong nhiều năm, nhưng gray-to-gray thì không. Tuy vậy, hầu hết LCD ngày nay có thời gian đáp ứng nhanh đủ cho tất cả, trừ những tay game yêu cầu cao.
Điều chỉnh vật lý: Gần như tất cả các màn hình đều hỗ trợ điều chỉnh độ nghiêng; có loại còn cho phép điều chỉnh độ cao. Việc xoay ngang màn hình giúp bạn có thể chia sẻ hình ảnh trên màn hình với người khác dễ dàng hơn. Và để xem những hình ảnh có chiều cao lớn hơn chiều rộng, bạn sẽ thích thú với màn hình có chức năng xoay dọc màn hình (dùng kết hợp với phần mềm đi kèm).
Lời khuyên khi mua màn hình
Thử trước khi mua: Mắt của bạn sẽ đánh giá chính xác nhất chất lượng hình ảnh, độ phân giải và kích cỡ.
Kiểm tra kích thước màn hình: Chắc chắn đã đủ không gian (diện tích màn hình) để làm những công việc của bạn. Cỡ LCD được ưa chuộng hiện nay là 19" 4:3 và 20-22" wide.
Có thể nghĩ đến việc kết hợp nhiều màn hình nhỏ thay cho việc mua một màn hình lớn. Một số card đồ họa cho phép bạn ghép hai LCD cho một máy tính.
Tìm ngõ USB: USB cho phép bạn kết nối thiết bị ngoại vi và sẽ tiện lợi nhất nếu đặt trên cạnh màn hình.
Loa: LCD đi kèm loa có thể giúp tiết kiệm không gian. Âm thanh phát ra hiếm khi làm hài lòng những đôi tai "khó tính", nhưng sẽ đáp ứng yêu cầu khi bạn chỉ cần âm thanh mà không đòi hỏi chất lượng.

Ở phần 2 này chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm một vài yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng như đèn nền, kích thước và cổng giáo tiếp. Hy vọng sau loạt bài về cách lựa chọn màn hình LCD, bạn đọc có thể sắm cho mình một sản phẩm ưng ý để thưởng thức trọn vẹn những pha bóng tuyệt đẹp tại Euro 2008 sắp diễn ra trong mùa hè này.
Điều khiển đèn nền
Màn hình LCD sinh ra hình ảnh bằng cách truyền các tín hiệu từ hệ thống đèn nền bằng các kênh thông qua một nhóm các bộ lọc quang học. Do vậy để chọn được một sản phẩm ưng ý bạn nên thay đổi các cấp độ khác nhau của đèn nền. Khả năng quản lý đèn nền sẽ giúp bạn hạn chế chứng mỏi mắt khi xem trong môi trường tối đồng thời cấp độ sáng của nó cũng ảnh hưởng đến lượng điện năng tiêu thụ. Việc giảm độ sáng của đèn nền có thể dẫn đến kết quả tiết kiệm được 1/2 hoặc 2/3 năng lượng, bên cạnh đó nó còn giúp tăng tuổi thọ của thiết bị.
Chọn kích cỡ màn hình
Việc chọn đúng kích thước màn hình cần mua xem ra khá đơn giản - hãy chọn độ rộng bất kỳ tùy theo nơi bạn dự định sẽ đặt chúng và cả kinh phí cho phép. Ngoài ra bạn nên chú ý đến khoảng cách từ màn hình đến chủ nhân của nó để tránh những căn bệnh về mắt. Hình dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách chọn kích thước màn hình tùy theo khoảng cách nhìn tối thiểu (nếu gần hơn sẽ thấy cấu trúc điểm ảnh, không đẹp).
Lưu ý đây là khoảng cách thích hợp dành cho bạn khi thưởng thức các bộ phim độ nét cao, còn với dạng phim tiêu chuẩn thì bạn nên kéo ghế ra xa hơn để khỏi phải thất vọng về mặt hình ảnh.
Chọn cổng giao tiếp
Điều cuối cùng mà bạn nên xem xét khi tậu LCD là vấn đề cổng giao tiếp mà nổi bật nhất hiện nay là cổng HDMI. Giao tiếp đa phương tiện độ phân giải cao (High-Definition Multimedia Interface - HDMI) là một tiêu chuẩn dùng để truyền tải các tín hiệu video độ nét cao. HDMI sẽ vẫn còn là điểm nóng trong một vài năm tới với điểm nổi bật chính là khả năng truyền cùng lúc cả âm thanh và hình ảnh trên duy nhất một sợi cáp.
Các thiết có thể kết nối với truyền hình độ nét cao thông qua cổng HDMI bao gồm những đầu DVD thế hệ mới, đầu Blu-ray, cáp hoặc các hộp truyền hình vệ tinh, và những máy chơi game cao cấp. Lời khuyên ở đây là các nhiều cổng HDMI càng tốt; thông thường ti vi LCD thường được trang bị từ 2 đến 4 cổng. Nếu muốn tăng số lượng các thiết bị dựa trên HDMI có thể nối kết cùng lúc thì bạn có thể nghĩ đến việc sắm thêm một bộ chuyển mạch HDMI.
Vĩnh Duy (Theo PC magazine)