VicoTas
Câu hỏi
avatar hahaha
08/05/2013 11:37

Cách điều trị sỏi thận và ngừa tái phát

Bác tôi bị sỏi thận đã nhiều năm nay. Bác đã đi khám và điều trị tán sỏi ngoài cơ thể nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi thì sỏi lại tái phát. Có ai biết phương pháp nào điều trị hiệu quả và đỡ tốn kém không, chỉ tôi với vì gia đình bác cũng không được khá giả lắm? Chân thành cảm ơn các bạn.

Danh sách câu trả lời (79)
avatar Bluestar 08/05/2013 11:37

Phương pháp mới cho bệnh nhân bị SỎI THẬN

-         Có những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi.  Nếu sỏi nhỏ (nhỏ hơn hay như hạt cát) có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Nhưng với sỏi lớn, tùy theo kích thước nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu; mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản; sỏi nằm lại trong đài bể thận, hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của thận. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến  suy thận

-         Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Khi phát bệnh có các triệu chứng sau: cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc; Đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu 

-         Hiện nay, tại TpHCM có một sản phẩm mang tên Sản phẩm có họat tính sinh học NJ giúp bào mòn những viên sỏi nhỏ dần và biến mất, đây là sản phẩm nhập từ Mỹ. 

-    Sản phẩm dược tính sinh học NJ của Mỹ đã được Tiến sĩ -Bác sĩ Lê Anh Thư-Trưởng khoa của Bệnh viện Chợ Rẫy kiểm nghiệm Lâm sàng.,  được đưa vào cẩm nang Y Khoa thế giới ,cẩm nang y khoa Việt Nam và được công nhận sản phẩm siêu sạch không có tác dụng phụ.



lighting lighting 08/05/2013 11:37

Bài thuốc chửa sỏi thận-chia sẻ kinh nghiệm
12.04.2007

Tôi muốn chia sẻ bài thuốc này cho mọi người mắc bệnh sỏi thận như anh tôi. (Đối với những bệnh nhân bị bệnh sỏi thận dạng bùn thì tôi sẽ tìm hiểu thêm về một số phương thuốc khác).
Tôi xin tự giới thiệu về bản thân, tôi năm nay 25 tuổi, là một nhân viên tư vấn nội thất và tư vấn tăng chức năng hoà nhập còn gọi là khả năng giao tiếp.
Anh trai tôi năm nay 30 tuổi, đã có gia đình và một cháu trai năm nay ba tuổi. Anh tôi mắc bệnh đã 3 năm nay: thận của anh tôi cấu thành sỏi mới rất nhanh, trươc kia anh tôi đã từng đi tán sỏi, nhưng sau một thời gian thì thận của anh tôi cũng lại có nhân sỏi mới, cách đây 6 tháng, thận của anh tôi có một viên sỏi độ lớn là 9mm. Khi đi khám, các bác sỹ đề nghị tán tiếp lần 2, nhưng trong vòng 2 năm rưỡi, tán hai lần, gia đình tôi cũng rất e ngại, vì sức khoẻ của anh tôi rất yếu.
Sau đó, được sự chỉ dẫn của một số người đã từng bị mắc bệnh nặng trước, bằng cách chữa theo cách cổ truyền, và gia đình tôi đã coi đó là cứu cánh. Bài thuốc đó đơn giản nhưng đã có hiệu quả tuyệt đối, giờ đây anh tôi hoàn toàn bình thườn và bệnh có phần thuyên giảm rất nhiều, giờ đây khi đi siêu âm chỉ còn một viên 2mm. Gia đình tôi thấy rất vui mừng khi anh tôi khỏi và hoà nhập với cuộc sống một cách bình thường.
Tôi muốn chia sẻ bài thuốc này cho mọi người mắc bệnh sỏi thận như anh tôi. (Đối với những bệnh nhân bị bệnh sỏi thận dạng bùn thì tôi sẽ tìm hiểu thêm về một số phương thuốc khác).
Bài thuốc này được sử dụng trong 10 ngày, nghỉ 20 ngày sau đó lại tiếp tục cho đến khi khỏi hẳn.
Nguyên liệu:
- Dứa bắc (còn gọi là dứa ta, miền Nam gọi là quả thơm) 500gm
- Phèn chua 0,2gm (có thể uống chung bằng hạt lạc
Cách làm:
- Dùng một con dao nhọn đục một mắt bất kỳ trên quả dứa tới tận trong, để nguyên vỏ
- Phèn chua cho vào trong mắt vừa đục, lấy lại mắt đó đậy kín lại
- Đốt dứa trên than hoa cho tới khi thấy vỏ và một số mắt cháy thành than là được
- Dùng dao gọt hết vỏ cháy bên ngoài
- Cắt thành lát cho vào máy xay sinh tố (máy ép trái cây), ép lấy nước uống trong ngày
Chú ý:
Trước khi chữa bằng bài thuốc này các bạn nên đi siêu âm để biết được thận của bạn thế nào, độ lớn của sỏi bao nhiêu? để theo dõi được kết quả.
Các bạn nên uống thật nhiều nước trong khi uống cùng với dứa (tốt nhát một ngày uống từ 1,5l đến 2l nước)
Nếu trong quá trình sử dụng, các bạn thấy một số biểu hiện như đau tức nơi vùng lưng (vị trí thận), hoặc đái buốt các bạn cứ kiên trì điều trị tiếp, vì dó là biểu hiện của việc sỏi bị bào mòn và di chuyển dần ra ngoài theo đường tiết niệu. Còn nếu cảm thấy buồn nôn, đau đầu thì nên dừng lại;
Hiện tại trên thị trường cũng đã có nước dứa đóng chai phục vụ những người không có điều kiện làm, bạn có thể mua giá chỉ khoảng 5.000đ – 10.000đ/0.5lít
Chúc các bạn thành công với bài thuốc này và mau chóng khỏi bệnh

BÀI THUỐC CHỮA SỎI THẬN
Thưa các bạn, Kèm theo đây là email rất qúy về tiêu trừ Sạn do chị Phung từ Germany gửi tới. Chị Phung nguyên là Dược Sĩ Chủ Nhiệm (Manager) cho công ty Dược Pham Hochst Germany, nên tin tức về Y Khoa của chị rất đáng tin tưởng.
From: Phi-Phung Koster 
koster@msn.com
 
Thân gửi các bạn,
  Ba tài liệu về sạn thận, sạn mật và tẩy gan rất có gía trị. Ngoài ra có một phương pháp lấy sạn cổ điển ở VN thường dung cũng có hiệu qủa mà tôi vẫn thường áp dụng cho những bệnh nhân như sau :
Mua 1 qủa dứa, gọt vỏ, cắt phần đầu làm nắp đậy, khoét một lỗ sâu 3cm, đổ vào lỗ một mu=E 1ng nhỏ (muỗng cà phê) bột phèn chua, rồi đậy nắp lại, bỏ qủa dứa vào lò nướng cho chin vàng, lấy ra, vắt lấy nước cốt, được chừng 2 ly. Tối đi ngủ uống 1 ly, mục đích làm cho sạn thận và bàng quang mềm ra như trứng gà non. Sáng vừa thức giấc, uống 1 ly còn lại, nằm nghỉ 30 phút, mục đích làm cho vỡ sạn thành bột bụi, rồi đi tiểu. Để ý nước tiểu đục như nước vo gạo hay như nước vôi, mùi nước tiểu rất khai. Triệu chứng của sạn thận là có cơn đau thắt từ bụng lan ra sau lưng, có khi đau từ thắt lưng sang bụng, mệt mỏi, nói không ra hơi, đi lại mạnh thì đau, không ăn uống được, có lúc nghĩ là bệnh đau lưng, có lúc nghĩ là bệnh đau bụng, nhưng không đai cầu…Sau khi uống nước dứa phèn chua một ngày, những triệu chứn g kể trên biến mất, không còn đau đớn, thở dễ, nói cười sang sảng như người hết bệnh. Sở dĩ tôi chỉ dẫn những bệnh nhân bị bệnh sạn thận dùng bài thuốc này là do một người bạn ở VN bị sạn hai bên thận do kết qủa khám nghiệm thấy một bên thận có sạn to bằng nửa ngón tay cái, đã phải mổ gấp ở BV Bình Dân, anh xin cục sạn đó về làm kỷ niệm, còn sạn bên thận kia 1-2 tháng sau chờ anh hồI phục sức khỏe mới mổ tiếp.
Trong thời gian chờ đợi, thường xuyên anh bị đau phải nghỉ làm để dưỡng bệnh, nhưng triệu chứng trên lại tái phát. May mắn thay, anh gặp được một vị lương y lão thành chỉ cho bài thuốc dân gian này, anh không tin mấy, vì sợ phèn chua có độc, nhưng anh có ý =C 4ịnh làm nước dứa phèn chua này, rồi lấy cục sạn đã mổ, ngâm vào đó xem kết qủa ra sao. Ngày hôm sau, anh cầm cục sạn, nó có vỏ mềm như vỏ trứng non trong chứa chất lỏng chứ không cứng như cục sạn hôm qua. Anh hỏi tôi : dung dịch này uống vào có sao không ? Tôi trả lời : Dân quê miền Bắc chúng tôi trước kia đều dung những cục phèn chua để khuấy lọc nước sơng dùng làm nước ăn uống hàng ngày từ đời ông bà cha mẹ đến nay có thấy hại gì đâu. Thế là anh áp dụng để chữa cục sạn thứ hai. Kết qủa là anh thấy khỏe, hết những triệu chứng đau và mệt mỏi kể trên.  Cho nên đến ngày hẹn mổ với bác sĩ, anh đem theo một chai nước dứa phèn chua, và kể chuyện cho bác sĩ nghe, bác sĩ cho kiểm tra thận không thấy còn cục sạn, bá c sĩ xin chai nước dứa phw2n chua để ngâm thử mấy cục sạn mà bác sĩ sẵn có để thử nghiệm. Mấy hôm sau, bác sĩ cho hay, qủa thật các cục sạn đã mềm ra, bóp dễ vỡ chảy ra nước, ông công nhận dung dịch này có kết qủa làm tan vỡ sạn thận.
Sang đến Canada, bà nhạc của tôi cũng có những triệu chứng như trên, đi BV Jean Talon khám, bác sĩ thấy có sạn to, hẹn một tuần sau mổ. Nhưng về nhà, cụ đau không đi lại được, uống thuốc giảm đau không kết qủa. Tôi đề nghị với cụ uống nước dứa phèn chua để giảm đau, còn việc đến ngày hẹn đi mổ thì cứ đi. Cụ bằng lòng.
Trái dứa ở Canada to gấp 2 lần=2 0trái dứa VN, cho nên tôi làm 2 lần. Tôi cho cụ uống 1 ly vào buổi tối, sang hôm sau uống 1 ly, khi đi tiểu, để ý thấy nước tiểu đục nhiều, sau đó cụ đi lại không đau, nói cười vui vẻ. Cụ nghi ngờ không biết sạn có hết không. Tôi nói còn nửa trái dứa nữa, cụ uống tiếp, khi đi tiểu, nước tiểu bình thường không vẩn đục. Đến ngày hẹn mổ, tôi sợ bác sĩ chỉ nhìn theo kết quả cũ thì chắc chắn cụ sẽ phải bị mổ oan uổng, nên đề nghị với bác sĩ cho khám lại trước khi mổ vì nói rằng mình đã khỏe hết đau như trước. Bác sĩ khám lại rồi cho về, hẹn sẽ thông báo kết qủa sau 1 tuần. Chúng tôi đợi 2 tuần không thấy bác sĩ cho biết kết qủa, nên đã phone hỏi bác sĩ, ông cho biết không có sạn nên không phải mổ. 0D
Con trai tôi đi làm, có những bạn Canadien bị sạn thận, muốn giới thiệu họ dùng nước dứa phèn chua nhưng sợ có chuyện gì xảy ra mình mang họa, nên chỉ cho họ ra tiệm thuốc bắc mua loại thuốc thuốc bào chế sẵn của đông y cổ truyền có tên là Thạch Lâm Thông ( thạch là đá, lâm là đi tiểu, thông là cho thoát ra ngoài), một hộp 40 viên, thành phần chính của thuốc là 100% Kim tiền thảo (cỏ đồng tiền). Tối uống 5 viên, sáng uống 5 viên, nước tiểu buổi sang bị vẩn đục. Uống 2 ngày nếu nước tiểu còn vẩn đục mới cần uống hết 1 lọ. Nhiều người uống cũng có kết qủa.
Những người bị sạn mật uống 4 ngày hết một lọ, uống 1-2 lọ, đi khám lại c ũng thấy mất sạn không cần phải cắt túi mật. Người bình thường như chúng ta, cứ mỗI năm uống một lần, làm sạch sạn trong thận, bàng quang, sạn mật, và nhất là chữa được bệnh viêm tuyến tiền liệt (prostate) cũng có kết qủa.

Hương ngocanh123456 08/05/2013 11:37
Có một mẹo rất hay mà mình tấy nhiều người dùng là ăn dứa hàng ngày, giúp thải sỏi nhỏ qua đường tiết nhiệu tránh sỏi lắng cặn lâu ngày phải dùng đến biện pháp trị liệu.Bác mình cũng bị sỏi thận trước hay phải đi tán sỏi nhưng ăn dứa vào đi siêu âm thì kô thấy lắng cặn nữa
Manh Linh manhlinh 08/05/2013 11:37
Bạn có tin vào thuốc Nam của dân tộc Mường trên Hòa Bình không? Nhà tôi có loại thuốc lá cây chỉ cần uống như uống nước chè xanh là có thể đái ra sỏi, nhưng tôi khuyến cáo là nếu sỏi to quá sẽ bị tắc ống đái. Vậy nên fải đi siêu âm xem nếu sỏi bé có thể đái ra đc thì hãy uống thuốc của tôi. Nhà tôi ở TP. Hòa Bình - Hòa Bình. Tôi đã chữa cho bà tôi, bà chỉ uống đc 3 ngày thì sỏi đã ra ngoài theo đường tiết niệu, kòn nếu bị đi đái dắt thì uống 2 ngày là thấy đỡ rõ ràng, uống 1 tuần thì chắc fải 1 - 2 năm sau mới bị lại. Nếu bạn ở HN thì có thể đến nhà bà tôi hỏi: Thanh - ngõ 10 - P. Phương Liệt. Nếu có nhu cầu thì bạn liên hệ với tôi theo mail: kpot84@gmail.com tel: 0973.328.050
avatar giatuan 08/05/2013 11:37
Điều trị bệnh Sỏi thận, sỏi tiết niệu và chống tái phát với thuốc nam.

Toàn bộ câu trả lời này được sưu tầm trên internet, OHOmobile.vn với mong muốn có một câu trả lời thật tốt để gửi đến Bác.
Chúc bác luôn khỏe, thật nhanh lành bệnh và mong câu trả lời này giúp được Bác một ít kiến thức để bảo vệ và trị bệnh.



Điều trị bệnh Sỏi thận, sỏi tiết niệu và chống tái phát với thuốc nam.




Ngừa Sỏi Thận: Nước Cam Tốt Hơn Nước Chanh

Thuốc Nam Điều trị bệnh Sỏi thận, sỏi tiết niệu và chống tái phát!


* THEO TÂN DƯỢC


I- Đặt điểm: Là sự kết hợp những cục sạn trong thận và đường tiểu, tạo nên sự ngăn trở trong việc bài tiết.

Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong thực tế lâm sàng thường phát hiện muộn nên nhiều biến chứng. Nguyên nhân tạo ra sỏi có nhiều nhưng trong đó có một lý do quan trọng là việc không đủ lượng dung dịch hòa tan các chất cặn bã hữu cơ và vô cơ đường tiết niệu. Vì vậy các chất này tích tụ lại và hình thành nên các viên sỏi.

Khi thiếu nước dễ tạo ra sỏi thận cấu tạo của viên sỏi là một cấu trúc theo từng lớp đồng tâm. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng được phát hiện nhiều nhất là khoảng từ 20 đến 50 tuổi. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi vị trí trên đường đi của hệ thống tiết niệu.

Cứ 1.000 người thì có một người mắt bệnh. Bệnh thường gặp ở Nam nhiều hơn là Nữ.

- Bệnh sỏi thận rất dễ tái phát: Số người bị sỏi thận lần thứ hai.

+ 15% sau một năm.

+ 40% trong vòng 2 năm.

+ 50 % trong vòng 10 năm.

II Nguyên nhân gây ra sỏi thận:

1- Do tiểu quá ít:

- Các chất hòa tan trong nước tiểu sẽ đặc lại. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi. Nếu sỏi nhỏ (nhỏ hơn hay như hạt cát) có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Nhưng với sỏi lớn, tùy theo kích thước nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: Di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu; mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản; sỏi nằm lại trong đài bể thận, hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của thận. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến suy thận. Người bình thường mỗi ngày tiểu 1-2 lít nước.

Khi máu đi qua thận, máu đến cầu thận và nước sẽ thấm qua mạch máu vào khoang nhỏ gọi là khoang Bowman. Tại đây nước được chảy vào hệ thống ống thận dày đặc. Một phần nước sẽ được tái hấp thu lại, phần khác tiếp tục đi vào đường ống. Cuối cùng chúng được đổ vào một bể lớn gọi là bể thận, sau đó, từ thận nước tiểu được dẫn xuống bàng quang bằng một ống gọi là niệu quản, và từ bàng quang nước tiểu sẽ được thải ra ngoài qua niệu đạo. Quá trình tạo ra nước tiểu vô cùng phức tạp và có sự tham gia của rất nhiều yếu tố lý, hóa, thần kinh. Khi nước tiểu được tạo ra, chúng hòa tan các chất độc và “làm trôi” các chất cặn bã trên đường đi. Vì một lý do nào đó, số lượng nước không đủ hay có sự ứ trệ trên đường đi, các chất cần thải loại sẽ lắng lại, tích tụ theo thời gian và tạo thành sỏi.Vì lý do nào đó nước tiểu không được bài tiết ra ngoài , những cặn bã dần dần đọng lại tạo thành sạn, sỏi.

Sự kết hợp của vi trùng:

- Khi chết sẽ đào thải qua đường tiểu hoặc các chất cặn bã trong nước tiểu,…. tạo nên một khối cứng và kết tinh lại thành sỏi .

III- Chẩn đoán:

- Để xác định được bệnh một cách chính xác, khi có dấu hiệu tiểu đục, đau,…nên:

1- Xét nghiệm nước tiểu: Mục đích là tìm ra các chất có thể kết tinh trong nước tiểu.

- Có thể là Oxalat Canxi , Phốt phát, muối urat,….vv

2- Chụp hoặc Siêu âm: Biết chính xác vị trí, kích thước của viên sỏi ở Thận, ở niệu quản , ở Bàng quang hay ở Ống tiểu (niệu đạo),… để đưa ra phương phát điều trị cho hiệu quả.

Tuy nhiên, từng đoạn cũng lại qui định chi tiết hơn như ở thận có sỏi nhu mô thận, sỏi bể thận ở niệu quản là sỏi 1/3 trên, sỏi 1/3 giữa, sỏi 1/3 dưới. Có thể chỉ bị sỏi ở một vị trí nhưng cũng có thể sỏi ở nhiều vị trí.

IV-PHÁT ĐỒ ĐIỀU TRỊ :

Ta cần chú ý hai vấn đề sau đây:

A - Kích thước của viên sỏi:

- Nếu sỏi nhỏ hơn 30mm, thì dùng thuốc và dễ dàng tan nhỏ rồi bài tiết ra ngoài.

- Nếu lớn quá có đường kính trên 30mm, phải phối hợp giải phẩu để lấy sỏi ra.

B - Cấu tạo của viên sỏi: Có 4 loại sỏi thận chính.

1- Sỏi là chất canxi oxalat và canxi phosphat:

sỏi calcium oxalate: hay gặp nhất, gặp nhiều ở người trưởng thành hơn những người có sỏi calci thường có vấn đề tăng calci niệu và có liên quan tới yếu tố di truyền, bệnh tuyến cận giáp, mắc bệnh gút, các bệnh đường ruột, béo phì và bệnh thận.
Lượng canxi dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, do nồng độ quá nhiều khó có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Những người có lượng vitamin D cao, bị cường tuyến giáp, hay những người bị suy thận dễ bị sỏi canxi. Khi dùng thuốc phải kiêng cữ các thức ăn sau đây.

Kiêng kị: Rau muống, ca cao, sữa , trứng, tôm , cua, nghêu, sò, ốc , hến.

2- Sỏi thuộc loại phosphat ammonium magnesium:

Sỏi struvite: cấu tạo bởi magne và ammoni. Thường thứ phát do nhiễm khuẩn tiết niệu. Đặc biệt là những người dẫn lưu ống thông đường niệu kéo dài.
do vi khuẩn lên men ure gây nên. Sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu mạn tính do tạo ra enzym làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac nồng độ cao làm vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, với kích thước lớn làm tổn thương đến thận.Khi dùng thuốc phải kiêng cữ các thức ăn sau đây.

Kiêng kị: Các loại Rau sống hoặc đã luộc chín.

3- Sỏi là chất acid uric:

Sỏi uric: do biến loạn chuyển hóa làm tăng acid uric trong nước tiểu

Hình thành do quá nhiều axit uric trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành kết hợp với canxi và oxalat tạo nên sỏi. Chế độ ăn giàu chất đạm động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ bị sỏi urat cao.Khi dùng thuốc phải kiêng cữ các thức ăn sau đây.

Kiêng kị: Sôcôla, Cà phê, nấm rơm, rượu bia, tôm, cua.

4- Sỏi là chất cystine:

sỏi cystine. Hiếm gặp, cấu trúc sỏi là amino acid cystine, đây là bệnh có tính di truyền.

Loại này hiếm gặp hơn. Cystine là một loại amino acid. Ở người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không hấp thu lại xistine. Xistine không được hòa tan tốt trong nước tiểu, khi nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi. Khi dùng thuốc phải kiêng cữ các thức ăn sau đây.

Kiêng kị: Các loại rau sống và luộc chín, sữa, cà phê và sôcôla.

THEO ĐÔNG Y- Về Chẩn đoán bệnh sỏi thận:

1- Nhìn (Vọng chẩn):

- Thường thì sỏi thận, người bệnh nước da tái, không tươi nhuận, màu da Xanh và trắng : Tóm lại màu da không có thần sắc.

2- Nghe (Văn chẩn):

Thường giọng nói người bệnh yếu ớt, nói thì chậm rãi, hơi thở có mùi hôi, thở to thì mệt.

3- Hỏi (Vấn chẩn):

Thường người bệnh uống nhiều nước thì khó chịu như đau bụng, đau tức ở vùng Hạ tiêu và vùng Trung tiêu, Đau ở lưng phía phải nhiều hơn (Hông phải), tiểu nhiều, nóng có lúc buốt, ngủ thì giấc không sâu hay trăn trở,....

4- Bắt mạch (Thiết chẩn):

Sờ tay vào da bệnh nhân có mồ hôi trộm, chân tay hơi lạnh, ấn tay vào hai bên hông dưới rốn thấy đau (vì có sỏi, nước không đưa xuống được bàng quang, ứ nước làm căn đường tiết niệu gây đau), có lắm lúc đau bụng gây ra ói, mữa khan,...

- Nhìn rêu lưỡi: Trắng vàng.

- Mạch: Đi trầm sác.

THEO ĐÔNG Y SỎI THẬN : Thuộc về bệnh tích tụ ứ thủy.

Nguyên nhân:

- Do thận nhiệt (Nóng) nên Thận Yếu ---> Lọc không tốt: Triệu chứng thường gặp hay xây xẩm chóng mặt mày, ù tai, ói mửa,.... Đau tức ở vùng Hạ tiêu.

- Thường hay ăn mặn, ăn nhiều gia vị nóng,...

- Hoặc lung linh Dâm dục quá độ,...

* Bài thuốc nam chữa trị Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và niệu đạo:

Hạt é trắng, Hạt cây rau mã đề, Quả dứa dại, Cây thiên điển, Cổ hủ Cây Trân,....đến 11 vị.

Các vị thuốc được làm sạch , phơi khô và cắt phương thang theo tỉ lệ nhất định, tùy theo bệnh cấp hay hoãn, sau đó cho nước vào ngập thuốc chừng 1,5-1,8 lít và hãm sôi trong vòng 15 đến 20 phút (Không phải sắc như thuốc bắc), còn lại 1,3-1,5 lít. Gạn nước cho thuốc ra phích hoặc lọ thủy tinh, ngày dùng 4-5-6 lần sau các bữa ăn sáng, trưa, tối cà trước khi đi ngủ (Dùng như nước chè thay nước lọc), nếu thiếu thuốc có thể hãm nước hai mà dùng. Dùng thuốc khi còn ấm thì rất hiệu nghiệm.(Nếu để tủ lạnh qua đêm, trước khi dùng phải hâm nóng).
Thông thường các triệu chứng bệnh lui ngay trong 5 ngày đầu, khỏi trong khoảng 10 ngày đến 15 ngày.
Sau khi dùng xong thuốc 10 ngày, bệnh nhân đi Siêu âm để kiểm tra kết quả so với lúc chưa dùng thuốc.
Có người lâu nhất cũng chỉ điều trị trong 20 ngày.

Kiêng kị: Trong thời gian dùng thuốc
- Không ăn thức ăn làm mất tác dụng của thuốc như: Cam, bưởi, đậu đen, đậu xanh, đường và sữa.
- Không nên ăn quá mặn trong thời gian điều trị.

Để được tư vấn về Bài thuốc nam chữa trị Sỏi thận, Sỏi đường tiết niệu . Nếu có gì chưa hiểu hãy liên lạc: Quí vị gửi về mail: thu_ksh@yahoo.com.vn hoặc điện thoại trực tiếp gặp Bác Thư theo số máy: 0914.784474 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết để trị dứt căn bệnh phiền toái này.

Bài thuốc Gia truyền trên đây đã chữa trị nhiều năm và suy xét rất kỹ lưỡng. An tâm mà dùng phương này.

Nhật ký người bệnh đã chữa khỏi sỏi thận và không tái phát.

Theo Muavang.net
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Hỏi về chữa sỏi thận ?

Đăng lúc: 11:37 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Điều trị bệnh gai cột sống như thế nào?

Đăng lúc: 11:37 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chưa có quan hệ tình dục thì có bị bệnh sùi mào gà không?

Đăng lúc: 11:37 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tìm địa chỉ chữa bệnh sùi mào gà ở Hà Nội?

Đăng lúc: 11:36 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Thị Hoa Hồng Bệnh lậu gây hại gì cho sức khỏe sinh sản không?

Đăng lúc: 11:36 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi bị bệnh sùi mào gà. Xin hỏi phương pháp chữa trị?.

Đăng lúc: 11:36 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chữa trị sùi mào gà bằng thuốc nam thì chữa ở đâu?

Đăng lúc: 11:36 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Phương Mọi người ơi có thuốc hay thực phẩm chức năng hay thuốc nam thuốc bắc gì cũng được dùng cho người ung thư gan không?

Đăng lúc: 11:35 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Thị Hoa Hồng Ung thư gan mới phát hiện, ai có cách điều trị hiệu quả không?

Đăng lúc: 11:35 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có cách nào chữa khỏi bệnh tiểu đường không?

Đăng lúc: 11:34 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có cách nào chữa khỏi bệnh tiểu đường không? Xin trả lời giúp cho tôi với nha..../

Đăng lúc: 11:33 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi mắc bệnh tiểu đường mấy năm nay, muốn đi du lịch xa với con cháu, nhưng sợ những ngày trái gió trở trời không biết phải làm sao?

Đăng lúc: 11:33 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi bị bênh tiểu đường đã lâu.Điều trị rất nhiều loại thuốc nhưng ko khỏi mà có phải tôi có làm gì đi chăng nữa bệnh ko ko khỏi đúng ko??

Đăng lúc: 11:32 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Củ Chuối Tôi mắc bệnh tiểu đường gần 3 năm nay, đã trị nhiều nơi, nhưng không bớt, phải ăn uống, theo dõi và điều trị như thế nào đây?

Đăng lúc: 11:32 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi 45 tuổi, cao 1m55, nặng 60kg, điều trị tiểu đường từ 1 năm nay bằng thuốc.Xin mọi người tư vấn cho chế độ ăn kiêng???

Đăng lúc: 11:31 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi bệnh tiểu đường gần 3 năm nay, đã trị nhiều nơi, nhưng không bớt, phải ăn uống, theo dõi như thế nào?

Đăng lúc: 11:30 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Người bị tai biến, đột quỵ nên làm như thế nào?

Đăng lúc: 11:30 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Đột quỵ bị tê tay chân làm sao trị hết?

Đăng lúc: 11:30 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi bị viêm dạ dày.đại tràng mãn tính.Xin hỏi bệnh của tôi chữa ở đâu, bằng cách nào?

Đăng lúc: 11:29 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Vinh Hỏi về bệnh viêm đại tràng

Đăng lúc: 11:29 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip