
CÁCH NÀO KO NHẬU NỮA

Chào bạn! Việc bạn có uống nhiều hay không là do ý thức của bạn chứ. nếu đã thấy thấm mệt bạn nên dừng lại không uống tiếp nữa. Dưới đây là cách giúp bạn uống bia rượu mà không say:
1. Uống chậm
Để học cách uống rượu không say, trước hết bạn nên tìm hiểu qua về quá trình rượu thẩm thấu vào cơ thể:
5 phút sau khi uống, chất ethanol trong rượu bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu. 30 - 120 phút tiếp theo là khoảng thời gian ethanol tiếp tục lan truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể. Và đây cũng là lúc chất cồn "ngấm" vào não và bạn sẽ có cảm giác bị say rượu.
Khi đó cơ thể bạn cần đủ thời gian để đốt cháy hết lượng chất cồn này. Trung bình, cơ thể bạn cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để “tiêu hủy” hết 30ml chất uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh, thì cơ thể bạn càng không có khả năng chống lại sự “tấn công” của rượu.
Nhưng nếu bạn biết cách uống chậm rãi, từ từ, điều độ thì dù là người “tửu lượng” kém, bạn cũng khó lòng bị rượu “ hạ gục”.
2. Ăn trước khi uống
Trước khi uống rượu nên ăn một chút thức ăn. Đây chính là cách chống say hiệu quả nhất.
Tuyệt đối không được để dạ dày trống, vì như thế không những ethanol càng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, mà khi đi vào dạ dày, do không có vật gì cản trở, nên ethanol sẽ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, dễ gây ra các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày.
Loại thức ăn thích hợp nhất trước mỗi “bữa nhậu” là sữa và gan lợn. Gan lợn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể. Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu sẽ bị thiếu hụt vitamin B, và gan lợn là nguồn bổ sung vitamin B dồi dào nhất.
Các thành phần prôtit và chất béo của sữa khi uống sẽ đọng lại ở thành dạ dày, làm hạn chế khả năng thẩm thấu chất cồn của thành dạ dày.
3. Ăn hoa quả ngay sau khi uống rượu
Một chút đồ ăn có vị ngọt hoặc một vài lát hoa quả sẽ giúp cho bạn duy trì được trạng thái tỉnh táo.
Theo một kinh nghiệm cổ xưa, sau khi uống rượu, hãy ăn một vài quả hồng chín, hồng chín có thể át được mùi rượu, khiến bạn không bị say.
Các loại hoa quả như quả hồng không chỉ có nhiều đường fructoza, không những có khả năng “tiêu hóa”, mà còn đẩy nhanh quá trình đào thải chất ethanol ra khỏi cơ thể.
Bí quyết giảm mệt khi say rượu
Nhức đầu, khó chịu trong người, đầy bụng, buồn nôn hay nôn mửa là những triệu chứng thường thấy khi "quá chén". Nhức đầu có thể là do một vài độc tố được phóng thích khi chất cồn thẩm thấu vào máu, hoặc do một số chất phụ gia trong thức ăn bị biến chất khi gặp cồn. Rượu không tinh chất sau khi chưng cất cũng có thể gây đau đầu.
Nôn mửa và quặn thắt vùng bụng là do niêm mạc dạ dày bị co thắt mạnh.
Cơ thể trở nên "nóng bức" là do chất cồn trong bia, rượu có tính khử nước mạnh.
Cơ thể bị rơi vào trạng thái "nửa mê nửa tỉnh" hay "lim dim" như vừa... uống thuốc ngủ là do chất cồn cũng có tác dụng như một chất an thần.
Phản xạ của cơ thể không còn linh hoạt là do hệ thần kinh trung ương bị ức chế khi chất cồn hấp thu vào máu, khiến hàm lượng axit tăng lên và làm "nhiễu loạn" các chất điện giải trong cơ thể.
Làm sao trở về trạng thái bình thường?
Trên thực tế, không có một phương pháp y học hay kinh nghiệm dân gian thần diệu nào có thể giúp cơ thể hoàn toàn không bị ảnh hưởng trực tiếp sau khi dùng bia, rượu. Song, một vài "bí quyết" dưới đây có thể giúp giảm nhẹ các tác hại.
Trước khi uống, lưu ý : Đừng uống khi bụng đói, vì lúc không có thức ăn trong dạ dày, cơ thể sẽ hấp thu chất cồn nhanh hơn.
Đừng uống quá sức. Thí dụ : hai người cân nặng bằng nhau, cùng uống một số lượng bia, rượu như nhau, nhưng có thể sẽ có một người bị say nhiều hơn.
Sau khi uống và trước khi đi ngủ, nên : Uống 1 ly nước đầy.
Ngày hôm sau, khi thức dậy, hãy : Uống nước trái cây ép ( đừng dùng nước chanh hay cam là loại quả có chứa nhiều axít ) hoặc mật ong. Chất đường sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất cồn dễ dàng hơn.
Dùng một chén súp nóng hay nước thịt hầm, giúp cơ thể bù lại lượng muối và kali đã bị mất.
Uống nhiều nước để cơ thể được giải nhiệt, hết "bứt rứt".
- Giải rượu bằng dấm ăn: Khi say rượu, uống ngay 25ml dấm ăn hoặc đun sôi 50ml dấm ăn, 25g đường đỏ và 3 lát gừng để uống.
Có người đã dùng Aspirin hoặc uống nước soda để giải rượu. Cách này không khác nào tự sát.
Uống Aspirin cùng với rượu có nguy có làm xuất huyết dạ dày. Còn uống nước có gas với rượu sẽ làm cho cồn etylic chạy khắp cơ thể, sinh ra lượng anhydric cacbonic lớn, gây nguy hại đến dạ dày, gan, thận, tim và huyết quản, làm tăng huyết áp, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Dấm là dung dịch axit axetic 5%, khi uống vào sẽ tiến hành phản ứng tạo thành este với rượu (cồn etylic) nên nồng độ rượu giảm xuống. Gừng là chất có tác dụng giảm co thắt ruột và chống nôn.
- Giải rượu bằng chanh: Vắt chanh tươi một quả lấy nước cho uống, hoặc thái lát mỏng ăn luôn. Trong chanh có hàm lượng axit xitơric cao sẽ este hoá rượu, làm giảm nồng độ rượu.
- Uống cà phê: Pha cà phê đặc, uống không đường sẽ tỉnh rượu nhờ chất cafein có trong cà phê.
- Uống trà đặc: Trong chè có axittonic, cafein là những chất có tác dụng giải độc rượu rất tốt.
- Vỏ cam, vỏ quýt: Nếu là vỏ cam, vỏ quýt tươi, lấy mỗi thứ 20g cho vào ấm sắc kỹ với 300 ml nước cho uống vài lần. Nếu là vỏ cam quýt khô, lấy 30g sao cho giòn, tán vụn, cho thêm 2-3 quả mơ sắc lấy kỹ rồi uống sẽ giã rượu.