Câu hỏi

21/05/2013 07:56
Chuyển đổi doanh nghiệp từ TNHH sang CTCP
Công ty tôi là TNHH giờ muốn chuyển đổi sang công ty CP. Tôi được giao nhiệm vụ phụ trách dự án này. các anh chị nào có kinh nghiệm nào về vấn đề này xin giúp tôi với nhất là các vấn đề:
1- Lộ trình thực hiện
2- Xây dựng bản kế họach kinh doanh (Business Plan)
3- Định giá doanh nghiệp
4- Các văn bản pháp luật liên quan
đặc biệt là xây dưng bản kế họach kinh doanh
diepx
21/05/2013 07:56
1- Lộ trình thực hiện
2- Xây dựng bản kế họach kinh doanh (Business Plan)
3- Định giá doanh nghiệp
4- Các văn bản pháp luật liên quan
đặc biệt là xây dưng bản kế họach kinh doanh
Danh sách câu trả lời (1)

Chuyển đổi công ty TNHH sang công ty cổ phần là một công việc khá lý thú và cũng gặp không ít khó khăn.Tôi xin chia xẻ với anh một số khó khăn mà tôi gặp phải khi thực hiện dự án này:
-Sự đồng thuận không cao: Trong công ty trách nhiệm hữu hạn những thành viên hội đồng quản trị thường có mối quan hệ thân thuộc do vậy một số người lo sợ chuyển đổi sẽ mất quyền lợi nên rất e ngại chuyển đổi (mâu thuẫn quyền lợi). Nhưng họ có tiếng nói rất quan trọng đến việc dừng dự án của bạn đây là thách thức đầu tiên bạn phải vượt qua để tạo sự đồng thuận do đó bạn phải có những cam kết cụ thể.
- Định giá tài sản: Đa số các công ty TNHH thường có 2 hệ thống sổ sách để hạch toán và khai báo với thuế. Sự khác biệt nầy sẽ làm bạn khó thuyết phục các chủ đầu tư mới (cổ đông sáng lập) về giá trị thực của tài sản cũng như cơ quan thuế khi định giá tài sản (tính pháp lý của tài sản). Do vậy bạn cần có một ekíp làm việc có lượng kiến thức nhất định hoặc một cơ quan trung gian thẩm định tài sản nếu không bạn sẽ rơi vào tranh chấp hoặc những cuộc thương lượng bất thành kéo dài thời gian dự án gây lãng phí tốn kém.
- Nhân viên quen với phong cách làm việc cũ và tạo liên minh để bảo vệ nhau do đó công việc của bạn sẽ bị kéo dài thời gian vì họ thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ. Bạn phải tạo cho mình đội ngũ nhân viên ủng hộ và lôi kéo họ về với bạn, ESOP là một nhũng vũ khí rất lợi hại để bạn sủ dụng trong dự án nầy.
- Trong khi chuyển đổi công ty vẫn phải hoạt động nên rất khó xác định giá trị tạo ra trong giai đoạn nầy(chốt dừng hay chốt cắt) .Nếu trong lúc dự án đang triển khai nhưng có hợp đồng mang giá trị lớn nguy cơ dự án bị dừng lại vô thời hạn rất cao. ..
-Sự đồng thuận không cao: Trong công ty trách nhiệm hữu hạn những thành viên hội đồng quản trị thường có mối quan hệ thân thuộc do vậy một số người lo sợ chuyển đổi sẽ mất quyền lợi nên rất e ngại chuyển đổi (mâu thuẫn quyền lợi). Nhưng họ có tiếng nói rất quan trọng đến việc dừng dự án của bạn đây là thách thức đầu tiên bạn phải vượt qua để tạo sự đồng thuận do đó bạn phải có những cam kết cụ thể.
- Định giá tài sản: Đa số các công ty TNHH thường có 2 hệ thống sổ sách để hạch toán và khai báo với thuế. Sự khác biệt nầy sẽ làm bạn khó thuyết phục các chủ đầu tư mới (cổ đông sáng lập) về giá trị thực của tài sản cũng như cơ quan thuế khi định giá tài sản (tính pháp lý của tài sản). Do vậy bạn cần có một ekíp làm việc có lượng kiến thức nhất định hoặc một cơ quan trung gian thẩm định tài sản nếu không bạn sẽ rơi vào tranh chấp hoặc những cuộc thương lượng bất thành kéo dài thời gian dự án gây lãng phí tốn kém.
- Nhân viên quen với phong cách làm việc cũ và tạo liên minh để bảo vệ nhau do đó công việc của bạn sẽ bị kéo dài thời gian vì họ thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ. Bạn phải tạo cho mình đội ngũ nhân viên ủng hộ và lôi kéo họ về với bạn, ESOP là một nhũng vũ khí rất lợi hại để bạn sủ dụng trong dự án nầy.
- Trong khi chuyển đổi công ty vẫn phải hoạt động nên rất khó xác định giá trị tạo ra trong giai đoạn nầy(chốt dừng hay chốt cắt) .Nếu trong lúc dự án đang triển khai nhưng có hợp đồng mang giá trị lớn nguy cơ dự án bị dừng lại vô thời hạn rất cao. ..
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip