VicoTas
Câu hỏi
avatar docnhatvonhi
31/05/2013 18:22

Có cách nào điều trị gút mà ít tác dụng phụ không?

Có cách nào điều trị gút mà ít tác dụng phụ không?



Danh sách câu trả lời (3)
avatar 01668686303 31/05/2013 18:22

Sau khi chẩn đoán gút được xác định, một số loại thuốc sẽ được chỉ định trong điều trị cơn gút cấp. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID). Có thể sử dụng thuốc thay thế NSAIDs là colchicine (chú ý colchicine có nhiều phản ứng phụ) dùng 2-3 lần / ngày, dùng càng sớm càng tốt.

Đôi khi, steroid được sử dụng để điều trị bệnh gút. Nếu các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên và nặng hơn, cần can thiệp y tế kịp thời. Một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến hiện nay là kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

Điều cần lưu ý là các bệnh nhân mạn tính, sau khi bị mắc gút trong một thời gian dài mà không chữa khỏi, sẽ có thể kéo theo một số bệnh khác như suy thận, gan, phù nề giữ nước. Việc sử dụng thuốc để chữa các bệnh này một cách không có kiểm soát sẽ làm cho bệnh gút thêm nặng hơn. Để hỗ trợ điều trị bệnh gút, giúp làm giảm acid uric có thể dùng thêm các thảo dược an toàn, hiệu quả khi sử dụng dài ngày như cây Tơm trơng và các dược liệu giúp làm giảm đau nhức xương khớp.

 

avatar aohphuoc 31/05/2013 18:22

Dùng thuốc điều trị và dự phòng gút như thế nào ?
Gút là một bệnh khớp vi tinh thể. Nguyên nhân do acid uric máu tăng và lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm khớp. Ở các nước phát triển, bệnh chiếm tỷ lệ 1-2% dân số. Ở Việt Nam, khi nền kinh tế bắt đầu phát triển, bệnh gút đã trở nên rất phổ biến, ở cả thành thị và nông thôn, vươn lên đứng hàng thứ tư  trong 15 bệnh khớp thường gặp nhất.
Biến chứng và hậu quả của gút
Khi bị mắc bệnh mà điều trị không đúng hoặc không được điều trị, bệnh để lại những biến chứng có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Có 4 loại biến chứng của gút:
- Loại biến chứng thứ nhất liên quan đến tổn thương xương khớp: Đó là tình trạng huỷ hoại khớp, đầu xương, làm bệnh nhân tàn phế. Các hạt tôphi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết.
- Các biến chứng thứ hai liên quan tổn thương thận, như sỏi thận, thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
- Loại biến chứng thứ ba liên quan đến chẩn đoán nhầm: Bệnh thường chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn và được điều trị bằng rất nhiều các loại kháng sinh khác nhau và có nguy cơ dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí có thể gây tử vong. Một trong những chẩn đoán nhầm khác là viêm khớp dạng thấp. Từ đó dẫn đến điều trị tràn lan bằng các thuốc chống viêm không steroid, prednisolon, dexamethason, với hậu quả là biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp. 
- Các biến chứng thứ tư liên quan đến tai biến do dùng thuốc: Ngay cả khi chẩn đoán đúng việc điều trị gút cũng có thể gây nên  tai biến. Các thuốc chống viêm không steroid có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như máu, thận, tiêu hoá và gây dị ứng...

Và khó khăn khi điều trị
Có 3 khó khăn chính khi điều trị bệnh gút. Đầu tiên là tác dụng phụ của một số thuốc chữa bệnh gút như colchicin có thể gây tiêu chảy, allopurinol có thể gây dị ứng, các thuốc tăng thải acid uric có thể gây sỏi thận. Thứ hai là cơ địa dị ứng thuốc của bệnh nhân. Có bệnh nhân gút bị dị ứng với nhiều thuốc chữa gút như colchicin và allopurinol. Một số trường hợp xảy ra sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Thứ ba là sự thiếu tuân thủ điều trị của người bệnh. Bệnh nhân gút thường chỉ dùng thuốc trong đợt cấp rồi bỏ thuốc, dẫn đến bệnh vẫn tiến triển nặng dần. Một số bệnh nhân lạm dụng thuốc corticoid dẫn đến tác dụng phụ đáng tiếc như xuất huyết tiêu hoá, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não. Nhiều bệnh nhân vẫn tiếp tục ăn nhậu quá mức và sinh hoạt không điều độ, do vậy bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Nói chung, những người mắc bệnh gút rất hay bị dị ứng thuốc, do đó cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì, kể cả thuốc Đông y và Tây y. Cần sử dụng thuốc theo đơn và sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa.

Các nguyên tắc điều trị 
Bệnh nhân gút phải xác định tư tưởng điều trị lâu dài, tránh bỏ thuốc khi bệnh thuyên giảm. Khi đó thì mới có thể giữ bệnh khỏi tái phát trong thời gian dài. Bệnh nhân gút cần tích cực hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị, ngăn ngừa biến chứng bệnh bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và thuốc men. Các thuốc thường dùng điều trị bệnh gút là colchicin, allopurinol (zyloric), benemid, các thuốc chống viêm không steroid. Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, chức năng thận. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được chẩn đoán và điều trị các bệnh kèm theo như rối loạn chuyển hoá lipid, đái tháo đường, tăng huyết áp…

Phòng thế nào? 
Có thể phòng tránh được bệnh gút bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Bệnh nhân cần nhận thức rằng ăn uống bừa bãi là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm bệnh tái phát, vì vậy cần phải hạn chế ăn nhậu quá mức. Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống đối với bệnh nhân gút là chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân nếu béo phì và uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm. Do vậy, bệnh nhân gút cần tuân thủ chế độ ăn kiêng. Lượng thịt ăn hàng ngày không nên quá 150g, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo). Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như  thịt gia cầm,  cá nạc. Nên ăn thêm ngũ cốc, bánh mỳ trắng. Ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ, hoa quả. Tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh… vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn.

Bệnh nhân cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc, tích cực uống nhiều nước, 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt là nên uống nước khoáng kiềm (sôđa, nước khoáng...) để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu. Bệnh nhân gút cần có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mọi mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất như  tránh lạnh,  lao động quá mức, chấn thương, stress... Ngoài ra, bệnh nhân gút cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu,  corticoid, aspirin. 
Lê Thị Hoa Hồng hoahong 31/05/2013 18:22

Hiện nay cũng có nhiều phương pháp điều trị gút, nhưng thông thường bệnh nhân sẽ được cho dùng các thuốc giảm đau chống viêm nhanh trong đợt viêm gút cấp để cắt cơn đau (hay sử dụng nhất là colchicin, nếu nặng hơn nữa thì có thể kết hợp colchicin với thuốc giảm đau chống viêm không steroid, cũng có trường hợp không đáp ứng với colchicin thì dùng thay thế bằng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, hoặc trường hợp nặng hơn nữa thì có thể dùng kết hợp thuốc corticoid với dung dịch nabica). Song song với đó BN sẽ được dùng kết hợp với thuốc làm giảm nồng độ acid uric máu như allopurinol chẳng hạn. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này, bệnh nhân thường xuyên gặp phải những tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, độc với thận…

Chính vì vậy, hiện nay có một phương pháp điều trị gút mới đang được các bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn đó là kết hợp sử dụng các thuốc điều trị tây y thông thường với các sản phẩm hỗ trợ điều trị gút, có thể dùng lâu dài mà không có tác dụng phụ. Một trong những loại sản phẩm như vậy là Hoàng Thống Phong. Đây là một thực phẩm chức năng có thành phần chính là trạch tả - có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có acid uric; ngoài ra còn có các thành phần như ba kích, hạ khô thảo, nhàu…có tác dụng giảm đau, giảm viêm, từ đó cũng góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh gút. Đây là một sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược nên sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Như vậy, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau, giảm viêm khớp để cắt cơn đau gút trong mấy ngày đầu, đồng thời sử dụng Hoàng Thống Phong ngay từ lúc khởi phát cơn đau (với liều 9 viên/ ngày), duy trì kéo dài khoảng 3-6 tháng (với liều 6 viên/ngày) để bệnh gút được ổn định nhất.

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Có ai tư vấn giúp mình với?

Đăng lúc: 18:21 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Ngô Minh Tùng Bị ngứa vùng kín và ra máu sau khi qhtd vài ngày. liệu có sao ko?

Đăng lúc: 18:21 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi năm nay 27 tuổi,thường xuyên mỏi thắt lưng,mỏi vai,mỏi cánh tay.Xin hỏi mọi người ai cho tôi biết đó là bệnh gì được không?

Đăng lúc: 18:21 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Làm gì để không bị ngạt mũi?

Đăng lúc: 18:21 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Phương pháp điều trị viêm vùng chậu?

Đăng lúc: 18:21 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bệnh sùi mào gà có gây ngứa không?

Đăng lúc: 18:21 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nguyên nhân và biểu hiện u nang buồng trứng?

Đăng lúc: 18:21 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Giảo cổ lam, trinh nữ hoàng cung có tác dụng kìm hãm và ức chế sự phát triển khối u?

Đăng lúc: 18:21 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Thuốc điều trị bệnh trĩ? Loại thuốc nào điều trị bệnh trĩ hiệu quả?

Đăng lúc: 18:21 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cảm cúm, sổ mũi nên uống thuốc gi?

Đăng lúc: 18:21 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Thường xuyên bị lở miệng, phải làm thế nào?

Đăng lúc: 18:21 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Xin hỏi về điều trị bệnh viêm khớp?

Đăng lúc: 18:21 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Đau lưng ở đốt sống cuối là bị bệnh gì vậy?

Đăng lúc: 18:20 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về máy chữa trị bệnh khớp?

Đăng lúc: 18:20 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Nguyễn Văn Siêu Bệnh viêm khớp và thuốc điều trị ?

Đăng lúc: 18:20 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Các bác cho e hỏi e bị gì vậy ?

Đăng lúc: 18:20 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Uk Phụ nữ ra khí hư nhiều là nguyên nhân gì? Phải làm sao?

Đăng lúc: 18:20 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Thu Trang Đau vai gáy

Đăng lúc: 18:20 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Mạnh Linh Cho em hỏi vể bệnh lậu mãn tính...

Đăng lúc: 18:20 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có phải tôi bị bệnh lậu?

Đăng lúc: 18:20 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip