
Có nên tự tập yoga một mình?

Việc tập yoga sai phương pháp có thể gây trầm cảm, bệnh thần kinh..., thậm chí có thể làm chết người. Những người chưa trưởng thành cũng không phải là đối tượng thích hợp của yoga.
Ông Nguyễn Thế Trường, nhà yoga số 1 Việt Nam, cho biết, mỗi người phải căn cứ vào mục đích, thể trạng, tuổi tác, giới tính, tính cách và điều kiện để chọn cho mình cách tập thích hợp. Một phương pháp có thể lợi với người này nhưng hại với người kia. Việc rèn luyện yoga phải dựa trên 3 yếu tố chính là luyện thở, tập tư thế và luyện trí. Các nguyên tắc rèn luyện đều phải tuân thủ đúng nên cần nhìn vào bản thân mà lựa chọn chứ không phải theo ý thích nhất thời hay ý muốn của người khác.
Tiến sĩ Phạm Thúc Hạnh, khoa Y học cổ truyền Đại học Y Hà Nội, cho biết, ngay các văn bản cổ xưa của yoga đã nói rằng môn này không thể đạt hiệu quả đối với những người phàm tục, lười biếng. Tập yoga không phải là một trò chơi ở phòng khách hay một trào lưu nhất thời. Quá trình thực hành đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng trong cả đời người. Yoga đòi hỏi cao về luyện trí, hướng con người đến cái thiện nên không thích hợp cho những người hay bất mãn, quá cứng rắn.
Trẻ em có nên tập yoga không? Theo tiến sĩ Hạnh, một đứa trẻ phát triển đòi hỏi phải luôn hoạt động, trèo leo, chạy nhảy và các phương pháp thể dục cho trẻ cần có trò chơi, ganh đua. Vì thế, yoga không thích hợp với trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 15 tuổi. Còn ông Trường cho rằng người chưa trưởng thành chỉ nên tập thở và cách ăn uống vệ sinh để giữ gìn sức khỏe.
Ông Trường cho biết, tập luyện để đạt được các thế mạnh của yoga không phải dễ dàng. Phải trải qua 3 giai đoạn: rèn luyện sức khỏe, làm chủ bản thân; thích ứng với môi trường, rèn luyện chân ngã; hòa đồng với vũ trụ. Nhiều người luyện cả đời cũng không hoàn thiện được giai đoạn 1. Cùng ý kiến này, tiến sĩ Hạnh cho biết những người đạt được quyền năng tối thượng của yoga đều phải từ bỏ cả cuộc sống đời thường để tu hành và thực tế không mấy người đạt được mức đó. Vì vậy, chỉ nên tập yoga với mục đích rèn luyện sức khỏe chứ không nên đi sâu khai thác những bí ẩn của môn này.
Trong yoga, yếu tố quan trọng nhất đưa đến thành công chính là tập thở và tập trí. Trong tập tư thế, việc vận động sai chỉ có hại tới cơ bắp và sẽ được phục hồi. Nhưng trong luyện thở, luyện trí, việc tập sai sẽ ảnh hưởng đến tiềm thức, hệ thống thần kinh và dẫn đến những tác hại khôn lường như trầm cảm, ám ảnh, tẩu hỏa nhập ma, bệnh thần kinh... Nếu tác động sâu vào trong tiềm thức (tức là đã tìm được chìa khóa của bản thân) nhưng không thoát ra được (không mở được cửa) thì người tập sẽ chết. Vì vậy, rất cần chọn thầy khi tập luyện yoga.
Theo tiến sĩ Hạnh, cấu tạo cơ thể và trí lực mỗi con người mỗi khác; do đó các tư thế cần được chỉ dẫn riêng biệt cho từng người. Chẳng hạn, tư thế cây nến không tthích hợp với người bị đau lưng, bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao.
Theo Khoa Học & Đời Sống

Tập yoga tại trung tâm (lớp tập yoga) sẽ bài bản hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn và tập kiên trì mà học viên khó có được khi tự tập yoga theo sách, băng đĩa ở nhà. Khi đến tập ở lớp, học viên được học từ dễ đến khó, gồm 3 phần học cơ bản
1, cơ bản 2 và nâng cao. Phần học cơ bản đầu tiên dành cho những học viên chưa từng tập yoga. Qua phần học này, họ sẽ biết yoga là gì, tập yoga có lợi ích gì, thở trong yoga như thế nào. Phần học thứ 2 là tập những động tác khởi đầu, tập các asana. Các động tác asana là sự kết hợp của các chuyển động nhẹ nhàng chậm rãi của cơ thể kèm theo các tư thế kéo căng, uốn, vặn, kết hợp với hơi thở và xen kẽ với những tư thế cố định thoải mái. Sau tập asana sẽ tập các động tác xoa bóp, thư giãn. Phần học thứ 3 gồm các động tác nâng cao. Do các asana ở phần tập này tác động đến một số tuyến nội tiết như tuyến tùng, tuyến yên nên người tập có khả năng tập trung cao hơn.
Sau khi tập hết các buổi cơ bản, học viên có thể tự tập ở nhà. Việc theo học ở lớp giúp người học “lựa sức mình” để không tập các tư thế đòi hỏi quá sự chịu đựng của cơ thể, tránh những tổn thương trong quá trình tập luyện. Hơn nữa, tập trung vào hơi thở là yếu tố rất quan trọng trong khi tập yoga, nhưng nhiều người thường bỏ qua. Đến lớp sẽ khắc phục được tình trạng này.
Tập luyện ở lớp giúp học viên tự tin hơn. Tâm lý người học thường cho là tập yoga khó, không tập được các động tác đòi hỏi sự vặn, xoắn, nhất là ở những người có tuổi. Nắm bắt được điều này, giáo viên sẽ tùy vào độ tuổi để soạn giáo án. Những người từ 70 – 80 tuổi tập các asana đơn giản, nhẹ nhàng. Những người độ tuổi 50 – 60 lại tập các asana khác. Buổi tập thường kết hợp giữa các asana đứng, ngồi, nằm để tránh đơn điệu và nhàm chán trong học tập.
Như vậy, tập yoga không phải là quá khó nếu người tập được hướng dẫn cơ bản và đầy đủ. Sau khi đã thuần thục ở lớp, học viên có thể tư tập ở nhà hàng ngày.