Câu hỏi

29/04/2013 19:35
Có tạo nên "cửa hẹp" cho S-Fone?
Danh sách câu trả lời (1)

Trái với dự đoán của nhiều người, thay vì sự kết hợp giữa hai doanh nghiệp cùng cung cấp dịch vụ di động công nghệ CDMA là Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn- SPT (S-Fone) và Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực- EVN Telecom (E-Mobile), liên danh nộp hồ sơ 3G cùng với 5 doanh nghiệp di động còn lại lên Bộ Thông tin và Truyền thông hôm 18/2 vừa qua lại là EVNTelecom và Hanoi Telecom. Còn SPT "đơn thương, độc mã" làm hồ sơ thi tuyển.
Liên danh để tăng cơ hội giành giấy phép
Liên danh của EVN Telecom và HT Telecom khiến nhiều người ngỡ ngàng, bởi đây là một sự kết hợp giữa một mạng công nghệ CDMA (EVN Telecom) với một mạng công nghệ eGSM (Hanoi Telecom). Thế nhưng, theo phân tích, đây lại cũng là một động thái khôn ngoan và hợp lý của hai nhà cung cấp dịch vụ này để có thể nắm chắc trong tay hơn tấm vé 3G. Trong lần trả lời giới truyền thông trước đây, đại diện của EVN Telecom đã khẳng định mạng này đặt cược vào tấm giấy phép 3G, bởi chỉ có vậy, họ mới có thể tiếp tục kinh doanh được dịch vụ di động của mình.
Điều này xem ra cũng có lý khi mà với dải tần vốn bị coi là cho người đến sau, "trâu chậm uống nước đục" 450 MHz, mạng di động của EVN Telecom thường xuyên bị can nhiễu và họ đã tốn khá nhiều chi phí để xử lý vấn đề này. Trong khi đó, mặc dù cung cấp dịch vụ di động E-Mobile từ tháng 5/2006, cho tới nay, đã gần 3 năm, số lượng thuê bao mà EVN Telecom có trong tay vẫn không là bao. Cứ với tình trạng này, nếu không có được giấy phép 3G, quả thực, EVN Telecom khó mà có thể trụ vững trên thị trường thông tin di động vốn cạnh tranh rất mạnh của Việt Nam hiện nay.
Còn Hanoi Telecom, doanh nghiệp vốn là chủ sở hữu mạng di động công nghệ CDMA HT Mobile, nhưng đã phải xin chuyển sang công nghệ eGSM cách đây chưa lâu, mặc dù ở giai đoạn này dịch vụ di động có tên mới là Vietnamobile vẫn đang trong thời gian xây dựng hạ tầng, nhưng thế mạnh của Hanoi Telecom lại là có một mạnh thường quân đứng đằng sau đó là Hutchison Telecom.
Một đại diện của Hanoi Telecom cho biết, đối tác Hutchison của họ đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực 3G trên toàn cầu nên mạng này rất tin tưởng vào khả năng giành giấy phép thi tuyển 3G lần này, nhất là lại còn có thêm sức mạnh khi liên danh với EVN Telecom.
Nhưng sẽ là "cửa hẹp" cho S-Fone?
Trước bối cảnh này, giới truyền thông cho rằng cánh cửa giành giấy phép 3G đã không còn rộng mở cho mạng di động S-Fone khi trong cuộc thi lần này. Chỉ có bốn tấm giấy phép 3G được cấp, nhưng có tới 3 xem ra như đã... có chủ, vì được cho rằng sẽ thuộc về ba mạng GSM lớn nhất Việt Nam hiện nay là MobiFone, VinaPhone và Viettel. Và tấm giấy phép còn lại rất có thể là giành cho liên danh với khá nhiều sức mạnh và kỳ vọng là EVN Telecom - Hanoi Telecom. Đấy là chưa kể tới một đối thủ cũng có nhiều ẩn số như GTel.
Tuy nhiên, mọi nhận định này đều vẫn chỉ là suy đoán. Ngày 18/2/2009, cuộc thi tuyển lấy giấy phép 3G mới chỉ bắt đầu vòng loại đầu tiên. Biết đâu, mọi chuyện rồi sẽ khác.
Sau ngày xét tuyển này, Hội đồng thi tuyển và cấp phép 3G của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành chấm vòng thứ nhất với thời gian dự kiến trong khoảng 1-2 tháng. Rồi mới tới vòng xét tuyển thứ hai. Sớm, cũng phải tới quý II/2009, khi đã được Thủ tướng thông qua, Bộ Thông tin và Truyền thông mới có thể cấp giấy phép 3G. Và kết quả cuối cùng sẽ còn phải chờ thêm một thời gian nữa.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng đã từng cho biết, kinh nghiệm việc thi tuyển, cấp phép 3G của một số nước trên thế giới cho thấy, không phải cứ là mạng di động lớn, mạnh là giành được giấy phép 3G, mà nhiều khi kết quả lại rất bất ngờ.
Còn trên thực tế hiện nay, hai mạng công nghệ CDMA là S-Fone và EVN Telecom cho dù chưa có giấy phép 3G, nhưng cũng đã có những thử nghiệm và cung cấp một số dịch vụ 3G trên băng tần hiện tại của mình như Video on demand, Music on demand, xem tivi, xem phim và nghe nhạc trực tuyến... của S-Fone.
Cuộc thi tuyển lấy giấy phép 3G lần này là áp dụng đối với băng tần 1900-2100 MHz. Tại một số băng tần số khác cũng có thể triển khai, cung cấp được dịch vụ 3G như 450 MHz, 800 MHz, 900 MHz… Như vậy, điều này có nghĩa dịch vụ công nghệ 3G sẽ không "đóng" lại với bất kỳ doanh nghiệp di động nào nếu họ có khả năng thực hiện.
Theo xahoithongtin
Liên danh để tăng cơ hội giành giấy phép
Liên danh của EVN Telecom và HT Telecom khiến nhiều người ngỡ ngàng, bởi đây là một sự kết hợp giữa một mạng công nghệ CDMA (EVN Telecom) với một mạng công nghệ eGSM (Hanoi Telecom). Thế nhưng, theo phân tích, đây lại cũng là một động thái khôn ngoan và hợp lý của hai nhà cung cấp dịch vụ này để có thể nắm chắc trong tay hơn tấm vé 3G. Trong lần trả lời giới truyền thông trước đây, đại diện của EVN Telecom đã khẳng định mạng này đặt cược vào tấm giấy phép 3G, bởi chỉ có vậy, họ mới có thể tiếp tục kinh doanh được dịch vụ di động của mình.
Điều này xem ra cũng có lý khi mà với dải tần vốn bị coi là cho người đến sau, "trâu chậm uống nước đục" 450 MHz, mạng di động của EVN Telecom thường xuyên bị can nhiễu và họ đã tốn khá nhiều chi phí để xử lý vấn đề này. Trong khi đó, mặc dù cung cấp dịch vụ di động E-Mobile từ tháng 5/2006, cho tới nay, đã gần 3 năm, số lượng thuê bao mà EVN Telecom có trong tay vẫn không là bao. Cứ với tình trạng này, nếu không có được giấy phép 3G, quả thực, EVN Telecom khó mà có thể trụ vững trên thị trường thông tin di động vốn cạnh tranh rất mạnh của Việt Nam hiện nay.
Còn Hanoi Telecom, doanh nghiệp vốn là chủ sở hữu mạng di động công nghệ CDMA HT Mobile, nhưng đã phải xin chuyển sang công nghệ eGSM cách đây chưa lâu, mặc dù ở giai đoạn này dịch vụ di động có tên mới là Vietnamobile vẫn đang trong thời gian xây dựng hạ tầng, nhưng thế mạnh của Hanoi Telecom lại là có một mạnh thường quân đứng đằng sau đó là Hutchison Telecom.
Một đại diện của Hanoi Telecom cho biết, đối tác Hutchison của họ đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực 3G trên toàn cầu nên mạng này rất tin tưởng vào khả năng giành giấy phép thi tuyển 3G lần này, nhất là lại còn có thêm sức mạnh khi liên danh với EVN Telecom.
Nhưng sẽ là "cửa hẹp" cho S-Fone?
Trước bối cảnh này, giới truyền thông cho rằng cánh cửa giành giấy phép 3G đã không còn rộng mở cho mạng di động S-Fone khi trong cuộc thi lần này. Chỉ có bốn tấm giấy phép 3G được cấp, nhưng có tới 3 xem ra như đã... có chủ, vì được cho rằng sẽ thuộc về ba mạng GSM lớn nhất Việt Nam hiện nay là MobiFone, VinaPhone và Viettel. Và tấm giấy phép còn lại rất có thể là giành cho liên danh với khá nhiều sức mạnh và kỳ vọng là EVN Telecom - Hanoi Telecom. Đấy là chưa kể tới một đối thủ cũng có nhiều ẩn số như GTel.
Tuy nhiên, mọi nhận định này đều vẫn chỉ là suy đoán. Ngày 18/2/2009, cuộc thi tuyển lấy giấy phép 3G mới chỉ bắt đầu vòng loại đầu tiên. Biết đâu, mọi chuyện rồi sẽ khác.
Sau ngày xét tuyển này, Hội đồng thi tuyển và cấp phép 3G của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành chấm vòng thứ nhất với thời gian dự kiến trong khoảng 1-2 tháng. Rồi mới tới vòng xét tuyển thứ hai. Sớm, cũng phải tới quý II/2009, khi đã được Thủ tướng thông qua, Bộ Thông tin và Truyền thông mới có thể cấp giấy phép 3G. Và kết quả cuối cùng sẽ còn phải chờ thêm một thời gian nữa.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng đã từng cho biết, kinh nghiệm việc thi tuyển, cấp phép 3G của một số nước trên thế giới cho thấy, không phải cứ là mạng di động lớn, mạnh là giành được giấy phép 3G, mà nhiều khi kết quả lại rất bất ngờ.
Còn trên thực tế hiện nay, hai mạng công nghệ CDMA là S-Fone và EVN Telecom cho dù chưa có giấy phép 3G, nhưng cũng đã có những thử nghiệm và cung cấp một số dịch vụ 3G trên băng tần hiện tại của mình như Video on demand, Music on demand, xem tivi, xem phim và nghe nhạc trực tuyến... của S-Fone.
Cuộc thi tuyển lấy giấy phép 3G lần này là áp dụng đối với băng tần 1900-2100 MHz. Tại một số băng tần số khác cũng có thể triển khai, cung cấp được dịch vụ 3G như 450 MHz, 800 MHz, 900 MHz… Như vậy, điều này có nghĩa dịch vụ công nghệ 3G sẽ không "đóng" lại với bất kỳ doanh nghiệp di động nào nếu họ có khả năng thực hiện.
Theo xahoithongtin
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Cước viễn thông, mạng di động
Rao vặt Siêu Vip