Câu hỏi

21/05/2013 07:47
Cổ tức của công ty cổ phần
Một công ty cổ phần thành lập năm đầu năm 2007 (là công ty không thuộc loại quy định phải có vốn pháp định), có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, do 4 cổ đông sáng lập A, B, C, D cam kết góp vốn theo tỷ lệ góp vốn là 30%, 20%, 20% và 30%. Tất cả các cổ phiếu là loại cổ phiếu phổ thông.
Đến hết năm 2007, theo tiến độ góp vốn đã được các cổ đông thống nhất, các cổ đông sáng lập mới góp được lần lượt là A: 1,5 tỷ; B: 1 tỷ; C:1 tỷ; D: 1 tỷ (D còn thiếu 500 triệu theo tỷ lệ thống nhất phải đóng đến hết năm 2007).
Cuối năm 2007, công ty làm ăn có lãi. Lợi nhuận xác định để chia cổ tức là 1 tỷ đồng (sau thuế và trích các loại quỹ giữ lại theo quy định). Hội đồng quản trị dự kiến chia cổ tức cho các cổ đông sáng lập theo tỷ lệ vốn thực tế mà các cổ đông sáng lập đã đóng đến hết năm 2007. Tuy nhiên D phản đối và yêu cầu chia cổ tức theo tỉ lệ vốn cam kết góp vào công ty của mỗi cổ đông sáng lập.
Tôi ủng hộ ý kiến của D vì cho rằng các cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm với công ty trong phạm vi toàn bộ số vốn cam kết góp vào. Vì vậy lợi nhuận phải được chia theo tỉ lệ vốn cam kết góp của cổ đông sáng lập.
mrfriendly
21/05/2013 07:47
Đến hết năm 2007, theo tiến độ góp vốn đã được các cổ đông thống nhất, các cổ đông sáng lập mới góp được lần lượt là A: 1,5 tỷ; B: 1 tỷ; C:1 tỷ; D: 1 tỷ (D còn thiếu 500 triệu theo tỷ lệ thống nhất phải đóng đến hết năm 2007).
Cuối năm 2007, công ty làm ăn có lãi. Lợi nhuận xác định để chia cổ tức là 1 tỷ đồng (sau thuế và trích các loại quỹ giữ lại theo quy định). Hội đồng quản trị dự kiến chia cổ tức cho các cổ đông sáng lập theo tỷ lệ vốn thực tế mà các cổ đông sáng lập đã đóng đến hết năm 2007. Tuy nhiên D phản đối và yêu cầu chia cổ tức theo tỉ lệ vốn cam kết góp vào công ty của mỗi cổ đông sáng lập.
Tôi ủng hộ ý kiến của D vì cho rằng các cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm với công ty trong phạm vi toàn bộ số vốn cam kết góp vào. Vì vậy lợi nhuận phải được chia theo tỉ lệ vốn cam kết góp của cổ đông sáng lập.
Danh sách câu trả lời (1)

Câu trả lời theo luật định phải chờ các luật sư cho ý kiến. Tôi thấy cách chia của D không hợp lý. Lý do: các cổ đông có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình và các cổ đông của công ty trừ D đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, riêng D chưa hoàn thành.
Giả sử công ty có nghĩa vụ phát sinh phải thanh toán NGAY thì sẽ hụt mất phần vốn cần góp bổ sung của D.
Cách giải quyết chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn đã góp vì vậy hợp lý. Phần tỷ lệ lợi nhuận từ phần của D chưa góp đủ vốn thì giữ lại thành lợi nhuận chưa phân phối của công ty.
Giả sử công ty có nghĩa vụ phát sinh phải thanh toán NGAY thì sẽ hụt mất phần vốn cần góp bổ sung của D.
Cách giải quyết chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn đã góp vì vậy hợp lý. Phần tỷ lệ lợi nhuận từ phần của D chưa góp đủ vốn thì giữ lại thành lợi nhuận chưa phân phối của công ty.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip