
Con em lùn quá, giờ làm sao các mẹ?
Chẳng hiểu sao cả em với bố nó đều không đến nỗi nào mà cu cậu nhà em thì chiều cao lại hơi khiêm tốn. 15 tuổi rồi mà cao có 1m5 thôi các mẹ ạ. Con em thuộc dạng gần thấp nhất lớp rồi. Có cách nào để giúp con em cao hơn không các mẹ? Chứ nhiều khi thấy nó tự ti với bạn bè cũng thấy tội lắm ạ

Nhân tiện các mẹ chia sẻ về vấn đề chiều cao, em cũng chia sẻ với các mẹ về thông tin em đọc được, các mẹ tham khảo nhé:
Làm cha làm mẹ ai cũng mong muốn con mình cao lớn khỏe mạnh có một thân hình cân đối và một chiều cao lý tưởng, họ tìm mọi cách miễn làm sao cho con cao là được. Hàng ngày phải tiếp rất nhiều các câu hỏi: “Bác ơi uống loại sữa nào cho cháu cao hả bác?” hoặc có loại thuốc nào uống vào cho cháu cao lên không?”…
Có bà mẹ tâm sự: “Em và bố cháu đều thấp, sợ con mình sau này bị lùn em đã cho cháu uống rất nhiều sữa, toàn những loại đắt tiền thế mà chẳng thấy cháu cao lên gì cả”. Trường hợp này thì ta có thể đổ cho yếu tố di truyền nhưng lại có trường hợp cả bố và mẹ đều cao cháu cũng uống khá nhiều sữa mà sao vẫn thấp. Nhưng ngược lại có trường hợp bố mẹ thấp nhưng cháu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì lại cao đúng theo tiêu chuẩn.
Vậy thì chiều cao do cái gì quyết định?
Chiều cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: yếu tố di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, tình trạng bệnh tật và vấn đề luyện tập thể dục thể thao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với sự phát triển chiều cao của trẻ. Một điều chúng ta dễ nhận thấy ở nước ta hiện nay đó là trẻ em thành phố cao hơn trẻ em nông thôn là do trẻ em thành phố được chăm sóc tốt hơn, có chế độ ăn uống đầy đủ. Để có sự tăng trưởng chiều cao liên tục, cơ thể trẻ cần được nhận đầy đủ năng lượng cần thiết hàng ngày, trẻ có tăng cân tốt thì mới tăng chiều cao được.
Ngoài vấn đề năng lượng thì những vi chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến tăng trưởng chiều cao đó là: Vitamin A, Vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt.
Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa, canxi và phốtpho là hai khoáng chất quan trọng để phát triển xương. Nếu thiếu Vitamin D thì ruột sẽ không thể hấp thu được canxi và phốtpho dẫn đến trẻ bị còi xương mà còi xương ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao. Vitamin D có rất ít trong thức ăn, nguồn Vitamin D chủ yếu là do tự tổng hợp được khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vậy nên một đứa trẻ dù có uống nhiều sữa nhưng suốt ngày bị nhốt trong nhà không được tắm nắng để tổng hợp Vitamin D thì canxi không thể hấp thu được, mà canxi là yếu tố quan trọng để phát triển chiều cao. Vitamin A cũng giúp cho sự tăng trưởng của xương, giúp tăng cường miễn dịch trẻ ít bị ốm đau thì có cơ hội để cao lớn hơn. Một yếu tố vi lượng rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ đó là kẽm, kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzyme trong cơ thể giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Iốt là thành phần của nội tiết tố tuyến giáp, nội tiết tố này có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, khi thiếu iốt trẻ sẽ bị thiểu năng tuyến giáp có thể bị lùn do suy giáp trạng.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Hormon tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm khoảng 11 – 12 giờ đêm khi mà trẻ đã ngủ say, cho trẻ em ngủ quá muộn, ngủ nhiều ban ngày thì lượng hormon tiết ra rất ít, trẻ thường chậm lớn, chậm phát triển chiều cao. Vì vậy vấn đề chăm sóc giấc ngủ cho trẻ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Một số yếu tố khác cũng liên quan đến phát triển chiều cao đó là mội trường sống, bệnh tật và đặc biệt là vấn đề vận động thể lực. Một đứa trẻ không thể cao lớn được trong một môi trường sống ô nhiễm (khói thuốc lá, khói than tổ ong, khói xe, bụi…) thường xuyên bị bệnh tật ốm đau và suốt ngày bị giữ trong nhà.
Mặt khác sự tăng trưởng chiều cao của trẻ có 3 giai đoạn quan trọng nhất: Giai đoạn trong bào thai, giai đoạn dưới 2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (trẻ trai: 13-16 tuổi, trẻ gái 10-13 tuổi). Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, đẻ ra nhẹ cân, thiếu chiều cao thì sau này cũng khó mà cao được. Hoặc giai đoạn dưới 2 tuổi trẻ bị suy dinh dưỡng nhất là suy dinh dưỡng thể thấp còi thì nguy cơ thấp chiều cao sau này là rất lớn (vì chiều cao của trẻ lúc 2 tuổi bằng ½ chiều cao của trẻ lúc trưởng thành). Và giai đoạn dậy thì cũng rất quan trọng, ở giai đoạn này trẻ có thể tăng 10 -15 cm/năm. Nếu trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và tập thể dục thể thao như: chạy, bơi lội, tập xà…thì có thể cải thiện được chiều cao rất tốt.
Như vậy có rất nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển chiều cao của trẻ, nếu chỉ quan tâm đến việc cho trẻ uống nhiều sữa để phát triển chiều cao thì chưa đủ. Sữa đúng là một thực phẩm rất tốt có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao, sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng nhất là trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thì có cơ hội cao lớn hơn những trẻ không có sữa mẹ. Vì canxi trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn canxi trong sữa bò. Khi cai sữa mẹ trẻ cần được bổ sung các loại sữa bột công thức theo tuổi, hoặc uống sữa tươi khi trẻ đã lớn.
Vậy muốn trẻ phát triển chiều cao tốt các bậc cha mẹ cần phải làm gì ?
Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng, cân đối thành phần các chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất nhất là các vi chất dinh dưỡng có liên quan đến sự phát triển chiều cao: Vitamin A, Vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt. Bằng cách: ăn đủ bữa theo lứa tuổi, bú sữa mẹ hoặc ăn sữa bột công thức theo tháng tuổi, khi cai sữa mẹ vẫn duy trì uống 500 – 600ml sữa/ngày. Sử dụng muối iốt khi nấu thức ăn cho trẻ, ăn đa dạng các loại thực phẩm để nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng có liên quan đến tăng trưởng. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày để da tổng hợp đủ vitamin D cho cơ thể. Trẻ cần được ngủ đủ giấc vào ban đêm, không để trẻ ngủ muộn sau 10h đêm. Tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường không ô nhiễm, tăng cường cho trẻ được vận động thể lực từ khi còn nhỏ.

Theo mình chú trọng dinh dưỡng từ trong bụng mẹ đến khi được 1t rất quan trọng. Chiều cao của bé, xương, răng là nền tảng ở giai đoạn này. Nếu con bạn sinh ra đo được khoảng 50cm thì rất ổn.
Con mình mới sinh được khoảng 50-51cm, khi 5t nó vọt lên cao hơn các bạn cùng lớp 1 cái đầu. Con bạn có vậy khi 5t không? Nếu không chắc phần dinh dưỡng lúc nhỏ chưa đúng cách.
Mình có 2 con, đứa đầu bú sữa mẹ đến 18th, kèm theo sữa Abbott (loại sữa khá đắt tiền). Bây giờ nó là đứa cao nhất nhì trong lớp.
Thằng em nó, sinh ra cũng 50cm, nó không được bú mẹ nhiều, chỉ được 3th vì mình ko có sữa. Bú sữa ngoài hiệu Friso (loại trung bình khá). Bây giờ đứa thứ 2 chỉ có chiều cao trung bình, ko nổi trội như anh nó. Vì ngày xưa, lúc mình sinh đứa thứ 2 quan niệm sữa nào cũng giống nhau. Nuôi 2 đứa lúc ấy mà cùng dùng sữa đắt tiền thì cũng mệt. Bây giờ ngồi tiếc!
Bạn bây giờ nên tăng cường sữa cho con, loại nào tốt ấy, tăng cường tôm, sò nếu trước đây nó ít được ăn. 15t rồi coi chừng nó qua dậy thì (chỉ cần nó qua 1 thời gian ngắn) là chậm trễ phát triển chiều cao ngay. Chậm nghĩa là mất cơ hội luôn chứ ko phải chậm rồi nó cũng đến đâu.
Sữa tốt nhưng chọn loại sữa ko đường, ít đường ấy. Nhiều đường gây béo. Mình nghe nói trẻ béo nhanh phát dục hơn. Chả biết có đúng không. Nhưng theo mình trẻ con cứ gầy gầy, nhẳng nhẳng là được. Muốn béo còn vài chục năm nữa đến tuổi già béo vẫn kịp. Phát dục là dậy thì, dậy thì rồi mà chưa cao là ...khỏi cao luôn vì những năm sau dậy thì chiều cao phát triểm chậm lắm.
Bạn kiếm chỗ nào trong nhà, ngoài sân có chỗ chắc chắn làm cho con 1 cái xà đơn (cái này dễ, lựa bức tường chắc, kêu ox đục tường, xỏ 1 cây sắt đặc, tròn, láng mịn vô là xong) để thỉnh thoảng đu lên kéo chân, kéo tay, kéo lưng... cho giãn gân cốt, luyện cơ bắp.

Con mình 10t nhưng đã cao 1,55cm dù nó rất ít tập thể dục. Chỉ đi bộ và đá bóng thôi. mà theo mình đá bóng là môn thể thao không làm tăng chiều cao, có khi còn ngược lại. Mình và chồng mình đều không cao, mình chỉ cao 1,63m và ox cao 1,78m. Vậy nếu con bạn không cao như bạn mong đợi chắc không phải do gen mà do dinh dưỡng.
Môn thể thao tăng chiều cao là bóng rổ, tập xà, bơi lội. Nhưng bơi lội ở VN theo mình thật không an toàn gì hết. Nước trong hồ bơi không phải ô nhiễm mà là rất nhiều thuốc, không tốt cho mắt, mũi, họng (anh trai mình đi bơi nhiều bị viêm xoang, cả nhà mình không ai bị)
Trước khi ngủ dậy nên dạy con không nên bật dậy ngay mà nằm nán lại trên giường duỗi chân, duỗi tay, vươn vai... làm 1 số động tác tập thể dục ngay trên giường cũng rất có lợi cho cơ thể.

Con trẻ "hay ăn chóng lớn", đây cũng là nguyện vọng thiết tha của các bậc cha mẹ. Vậy “bí quyết" nào giúp nâng cao tầm vóc cho trẻ? Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc để tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Các giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể
Có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao:
- Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt tăng từ 10 - 20kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời và nặng từ 3kg trở lên.
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25cm; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
- Giai đoạn dậy thì: bình thường con gái từ 10 - 16 tuổi và con trai từ 12 - 18 tuổi. Trong thời gian dậy thì sẽ có 1 - 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 - 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao 1,75m).
Qua đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.
Các biện pháp chăm sóc nhằm tăng trưởng chiều cao của trẻ
Một số nghiên cứu cho thấy: chiều cao của con người ảnh hưởng bởi các yếu tố: dinh dưỡng (32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ... Đặc biệt nếu được nuôi dưỡng tốt, trong cùng một gia đình, thế hệ sau luôn luôn có chiều cao vượt hơn thế hệ trước. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số biện pháp giúp con bạn phát triển chiều cao:
- Biện pháp dinh dưỡng: có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ. Phụ nữ khi mang thai cần hiểu rõ là bạn ăn cho mình và cho con. Vì vậy ngoài việc bạn ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng còn phải chú trọng việc ăn uống bổ sung các loại vitamin để giúp thai nhi phát triển tốt. Các loại vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây chín, thịt, cá, trứng, sữa... khi cần bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp như vitamin A, D, C, nhóm B, canxi, magiê, sắt... Bạn cần nuôi dưỡng trẻ với một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng để giúp cơ thể khoẻ mạnh và tăng trưởng liên tục. Một ngày cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa, tối và thêm 2-3 bữa phụ vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao hàng tháng đúng tiêu chuẩn. Thức ăn cần đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại thực phẩm, tốt nhất nên có trên 20 loại thức ăn mỗi ngày.
Ngoài ra còn các chất có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao như: sắt, kẽm, iod. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa có bổ sung sắt. Thức ăn nhiều kẽm là hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành. Thức ăn nhiều iod: muối iod, phomai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.
- Biện pháp rèn luyện thể lực: sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển ttốt hơn. Vì lợi ích như vậy, bạn cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài thể dục vừa sức, phù hợp với độ tuổi của con bạn. Bạn có thể tham khảo các bài thể dục hướng dẫn trên truyền hình, trong sách vở và bài thể dục của cháu ở trường để dạy con luyện tập.
- Đảm bảo giấc ngủ ngon cho trẻ: ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể tiết hormon tăng trưởng, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Số giờ ngủ tuỳ nhu cầu của mỗi lứa tuổi, song nhìn chung trẻ cần ngủ trên 8 giờ một ngày. Bạn nên tạo cho trẻ được ngủ trong phòng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng khí, với một không gian yên tĩnh, đông ấm, hè mát, chăn ấm, đệm êm để con bạn có giấc ngủ sâu và ngủ ngon, bạn sẽ thấy con lớn lên sau mỗi giấc ngủ.
- Chăm sóc y tế: Bạn cần cho con tiêm phòng đầy đủ theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng để con bạn được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm. Việc giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp con bạn ít bị các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc, nhờ đó mà con bạn có điều kiện lớn nhanh hơn.
Các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng chiều cao gồm: chất đạm (protein) rất cần để cơ thể tăng trưởng và phát triển. Nếu trẻ ăn không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, dễ mắc bệnh và hậu quả là chậm phát triển chiều cao. Thức ăn chứa nhiều đạm là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành. Canxi là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc xương (chiếm 99%), làm cho xương vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình trẻ từ 6 tháng - 18 tuổi cần khoảng 400- 700mg Ca/ngày, muốn vậy bạn cần cho con uống từ 500 - 750ml sữa mỗi ngày. Thức ăn có nhiều canxi gồm: sữa, cá, tép, tôm, cua, nghêu sò, ốc hến, đậu hũ, các loại rau. Vitamin A: rất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ, giúp hình thành khung xương... Thiếu vitamin A trẻ bị quáng gà, chậm lớn và không cao.Thức ăn nhiều vitamin A là gan các động vật: cá, bò, lợn, dê, sữa, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm, củ quả chín có màu đỏ, vàng như cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín, cam, đào... Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu canxi, giúp tăng tổng hợp chất protein chuyên chở canxi trong máu. Cơ thể hấp thu vitamin D từ thức ăn như dầu gan cá thu, sữa, bơ, phomai, trứng, gan, tôm... và da tự tổng hợp vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng. Vì vậy ngoài việc cho con ăn thức ăn có nhiều vitamin D, bạn cần cho con "tắm nắng" buổi sáng từ 15-30 phút mỗi ngày, cường độ ánh nắng nhẹ và diện tích da bộc lộ càng lớn càng tốt.

Cháu nhà chị có thường xuyên luyện tập thể dục không? Em thấy bây giờ nhiều bố mẹ cứ bắt con ngồi ở bàn học cả ngày chẳng cho nó vui chơi luyện tập thể dục thể thao gì cả. Thế nên đứa nào cũng ốm nheo ốm nhách, chẳng thấy cao lớn. Theo kinh nghiệm của em thì bản thân trẻ phải biết tự ý thức luyện tập thể dục thể thao. Chơi các môn giúp phát triển chiều cao như bóng chuyền, bóng rổ, xà đơn xà kép, rồi bơi lội.
Việc thứ 2 là phải được ngủ đủ giấc các mẹ ạ. Đừng bắt con học khuya quá, nên cho các cháu ngủ đúng giờ giấc. Vì quá trình phát triển chiều dài của xương thường diễn ra vào ban đêm.
Ăn uống thì nên ăn các đồ có nhiều canxi và đạm như hải sản chẳng hạn. Ngoài ra mẹ có thể mua thêm cho bé thuốc tăng trưởng chiều cao để bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cần thiết khác cho cháu. Thằng bé nhà bạn mình cũng đang dùng thuốc gì của Hàn Quốc ấy. Mới có 1 năm không gặp mà hôm rồi em gặp lại nó không nhận ra luôn. Cao lên quá trời mẹ nó ạ, mẹ nó thử tìm hiểu xem.