
Con tôi 7 tháng mà đổ mồi hôi đầu nhiều có sao?

- Bạn nên thử kiểm tra xem bé có mặc quá nhiều quần áo hoặc được ủ ấm quá kỹ hay không. Đồng thời, bạn nên mặc quần áo ấm nhưng vẫn đảm bảo thoáng khi bé ngủ hoặc ở trong phòng kín để tránh đổ mồ hôi.
- Bạn tuyệt đối không nên để bé nằm trên chất liệu nhựa hoặc nilon để hạn chế trường hợp bé không thể thoát mồ hôi. Tốt nhất, bạn nên cho bé nằm trên những miếng vải có độ hút ẩm cao.
- Bạn nên chú ý cho bé uống nước thường xuyên kể cả khi cơ thể bé không thiếu nước. Với bé chưa đến tuổi ăn dặm, bạn nên tăng cường các cữ bú trong ngày để bổ sung lượng nước đã mất theo mồ hôi.
- Bạn nên dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng. Lau mồ hôi sẽ giúp bé tránh được cảm lạnh do hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.
Bạn nên dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng.
- Bạn nên tắm cho bé bằng nước ấm; đồng thời, hạn chế sử dụng sữa nóng trước giờ ngủ vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bé.
- Hiện tượng đổ mồ hôi có dấu hiệu giảm hoặc mất hẳn khi bé lớn lên. Nguyên nhân là do cơ thể con người có hai hệ thần kinh: giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm có tác dụng tăng tiết mồ hôi trong khi hệ thần kinh phó giao cảm lại có chức năng ngược lại, làm giảm tiết mồ hôi. Khi cơ thể truởng thành hơn, 2 hệ thần kinh này sẽ điều chỉnh ở mức cân bằng. Do đó, cha mẹ không cần dùng thuốc để chữa trị chứng ra mồ hôi ở bé.
- Sự sợ hãi trong giấc ngủ cũng có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, gây nên hiện tượng đổ mồ hôi và làm bé bị lạnh. Bạn nên chú ý nếu bé căng thằng khi ngủ (có thể do ban ngày bé vận động quá nhiều, gây nên mệt mỏi).
- Đổ mồ hôi cũng là dấu hiệu thường đi kèm với triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi ở bé. Khi ấy, bạn nên cặp nhiệt độ để kiểm tra xem bé có sốt cao không.
- Ngoài ra, hiện tượng đổ nhiều mồ hôi cũng có thể liên quan đến một số chứng bệnh khác ở bé như bé bị thiếu canxi (kèm theo biểu hiện chậm mọc răng); Bé mắc một số chứng bệnh về tim mạch: bé thường bú kém, chậm tăng cân, dễ mệt mỏi; Bé có thể bị mắc bệnh lao: Bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân, sốt kéo dài, thường có hạch ở cổ; Bé bị rối loạn thần kinh cảm giác… Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở bé đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác về sức khỏe.

Nếu bé đổ mồ hôi mà không kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, rối loạn hô hấp hoặc viêm amidan… thì các mẹ không nên quá lo lắng.
Nhiều trường hợp bé đổ mồ hôi sau khi bú mẹ hoặc bú bình. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ. Bé đổ mồ hôi để làm mát cơ thể hoặc để phản ứng với nhiệt độ của ấm nóng của sữa. Một số bé khác lại có xu hướng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm hay còn gọi là đổ mồ hôi trộm.
Nguyên nhân ra mồ hôi trộm
- Chứng ra mồ hôi trộm này thường hay gặp ở những trẻ thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích. Trẻ hay ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ nên bé hay rụng tóc vùng gáy.
- Trẻ dưới 1 tuổi thường hay thiếu vitamin D, do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất.
- Do khi bé ngủ các mẹ đắp quá nhiều chăn cho con, hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có chỗ thông gió. Trong trường hợp này, ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, cha mẹ chỉ cần làm thông thoáng phòng ngủ cho con là được.
Sự sợ hãi trong giấc ngủ cũng có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, gây nên hiện tượng đổ mồ hôi và làm bé bị lạnh. Các cha mẹ nên chú ý nếu bé căng thẳng khi ngủ (có thể do ban ngày bé vận động quá nhiều, gây nên mệt mỏi).
Ngoài ra, hiện tượng đổ nhiều mồ hôi cũng có thể liên quan đến một số chứng bệnh khác ở bé như:
- Bé bị thiếu canxi (kèm theo biểu hiện chậm mọc răng)
- Bé mắc một số chứng bệnh về tim mạch (bé bú kém, chậm tăng cân, dễ mệt mỏi)
- Bé bị rối loạn thần kinh cảm giác…
Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở bé đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác về sức khỏe.
Đổ mồ hôi cũng là dấu hiệu thường đi kèm với triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi ở bé. Khi ấy, bạn nên cặp nhiệt độ để kiểm tra xem bé có sốt cao không.
Cách chăm con khi bé đổ nhiều mồ hôi
Bổ sung vitamin D: Những ngày có ánh nắng, bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để tắm nắng cho bé bằng cách: sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 15 – 30 phút. Để cho càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Các mẹ nên cho con uống nước thường xuyên kể cả khi cơ thể bé không thiếu nước nhé. Với bé chưa đến tuổi ăn dặm, bạn nên tăng cường các cữ bú trong ngày để bổ sung lượng nước đã mất theo mồ hôi.
Nên dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng. Lau mồ hôi sẽ giúp bé tránh được cảm lạnh do hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.
Nên tắm cho bé bằng nước ấm, đồng thời, hạn chế sử dụng sữa nóng trước giờ ngủ vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bé.
Các mẹ nên thử kiểm tra xem bé có mặc quá nhiều quần áo hoặc được ủ quá ấm hay không. Nếu là mùa đông, các mẹ nên mặc quần áo ấm nhưng vẫn đảm bảo thoáng khi bé ngủ hoặc ở trong phòng kín để tránh đổ mồ hôi.
Tuyệt đối không nên để bé nằm trên chất liệu nhựa hoặc nilon để hạn chế trường hợp bé không thể thoát mồ hôi. Tốt nhất, các mẹ nên cho bé nằm trên những miếng vải có độ hút ẩm cao.
Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày). Nên cho con ăn nhiều loại rau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam… Hạn chế các thức ăn sinh nhiệt, cay nóng.

Hàng ngày, có rất nhiều nguyên tố vi lượng được bài tiết thông qua mồ hôi. Các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em đã có biết rằng, việc trẻ đổ mồ hôi nhiều có thể là do bị thiếu kẽm.
Ở trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển nên nhu cầu về kẽm là tương đối lớn. Do mùa hè thời tiết nóng nên lượng nước thoát ra ngoài cũng nhiều hơn kèm theo đó là sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng. Những trẻ em bị thiếu kẽm thường bị đổ mồ hôi nhiều hơn so với những trẻ em khác.
Theo Tổ chức Y tế thế giới cho biết thì ở trẻ em dưới 10 tuổi, lượng kẽm cần cho mỗi ngày là 10mg. Vì vậy, chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ cũng nên theo đó mà bổ sung cho phù hợp để đáp ứng tiêu chuẩn trên.
Với những trẻ có hiện tượng bị thiếu kẽm cần được bổ sung kẽm thông qua các thực phẩm như con hàu, thịt nạc, cá và nội tạng động vật. Ngoài ra cũng cần thêm vào một số những loại thực phẩm khác như táo tàu để giúp bé hạn chế bị mất nước.
Lượng kẽm cần theo độ tuổi của trẻ
Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ đã đưa ra một bảng ghi định mức số lượng kẽm cần theo độ tuổi của trẻ như sau:
Trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng: 3mg kẽm/ngày
Trẻ từ 7 đến 12 tháng: 12mg kẽm/ngày
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 10mg kẽm/ngày
Lượng kẽm cần cho mẹ đang mang thai
Phụ nữ mang thai: 20mg kẽm/ngày
Phụ nữ cho con bú: 20mg kẽm/ngày
Người lớn bình thường: 10 – 15 mg/ngày
Một số chú ý khi bổ sung kẽm
Đối với những trẻ em và người lớn không bị thiếu kẽm, việc ăn quá nhiều những thực phẩm có chứa kẽm có thể gây ra hiện tượng thừa kẽm, gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí là bị tổn thương não.
Theo tư vấn của các chuyên gia thì những người bị thừa kẽm sẽ có thể bị nôn rất nhiều, nhức đầu, tiêu chảy, co giật và nhiều triệu chứng khác. Nguy hiểm hơn là có thể mất trí nhớ.
Kẽm có thể ức chế sự hấp thụ sắt và đồng, vì vậy có thể khiến cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt, gây tổn hại cho hệ bài tiết.
Cách tốt nhất để biết xem trẻ có bị thiếu sắt hay không là đưa trẻ đi xét nghiệm và có lời khuyên khoa học từ bác sĩ.