Câu hỏi

20/05/2013 04:47
Đảm bảo của Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp?
Tôi dự định thành lập doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh mặt hàng nhựa. Đề nghị cho tôi biết Nhà nước bảo đảm như thế nào đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp?
duc_tam379
20/05/2013 04:47
Danh sách câu trả lời (1)

Vì câu hỏi của bạn không nêu rõ bạn định thành lập Doanh nghiệp dưới hình thức nào (Công ty cổ phần, Công ty TN0HH, Công ty Hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, nhóm công ty), nên tôi xin trả lời về quy định chung của pháp luật hiện hành về việc đảm bảo của Nhà nước đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp theo Điều 5- Luật doanh nghiệp năm 2005 như sau:
1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
Đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể như đã nêu trên, các quy định về quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp sẽ được nêu riêng. Bạn có thể tham khảo thêm Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư năm 2005.
1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
Đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể như đã nêu trên, các quy định về quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp sẽ được nêu riêng. Bạn có thể tham khảo thêm Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư năm 2005.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Lao động và pháp luật
Rao vặt Siêu Vip