
Đau bụng dưới trong thời kỳ kinh nguyệt có phải bệnh hay không?

Tình trạng đau bụng khi hành kinh có thể xuất hiện ngay từ thời con gái hoặc bắt đầu sau nhiều năm có kinh nguyệt bình thường. Nguyên nhân là đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dày lên chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, muốn tống máu ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Lúc này chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh. Ngoài ra, đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang, thậm chí là buồng trứng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh, niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng. Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ bị viêm nhiễm và gây dính, tắc vòi trứng... Vì thế, trong trường hợp đau bụng kinh dữ dội, kéo dài không chịu được thì nên đi khám sản phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân; khi đó mới có biện pháp điều trị hiệu quả.

Chào bạn
Các nguyên dân dẫn đến đau bụng kỳ "đèn đỏ"
1. Sự co thắt quá độ của tử cung: Những bạn gái bị đau bụng kinh thường có các cơn co thắt tử cung bất thường, nó sẽ gây ra thiếu máu cục bộ tử cung, cơ tử cung co thắt, kéo theo đó là sự xuất hiện của những cơn thống kinh.
2. Yếu tố thần kinh, tinh thần bất ổn do các bạn gái quá nhạy cảm với những cơn đau trước đó mang lại.
3. Yếu tố di truyền từ mẹ sang con.
4. Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh.
5. Các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, adenomyosis (adenomyosis xảy ra khi lớp màng trong dạ con bắt đầu hình thành), u xơ tử cung… cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh.
6. Ăn thực phẩm quá lạnh cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng kỳ nguyệt san.
7. Vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, rất dễ dẫn đến đau bụng kinh.
8. Ô nhiễm môi trường như khí thải của các nhà máy công nghiệp, mùi của các chất hóa học như xăng, dầu…
Bản thân đau bụng kinh không gây nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng có thể là triệu chứng của một bệnh chính nào đó. Nếu những cơn đau kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng tới học tập các XX hãy mau chóng đi khám để tìm ra biện pháp khắc phục nhé!
Có năm cách để phòng trị chứng đau bụng khó chịu này.
1. Ngâm chân mỗi tối. Chân có rất nhiều huyệt vị, ngâm chân mỗi tối có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, trừ lạnh. Sau khi ngâm chân có thể xoa bóp lòng bàn chân, rất có ích cho việc giữ ấm chân.
2. Ăn đủ thức ăn bổ máu bổ khí. Ăn nhiều táo đỏ, long nhãn, uống nhiều nước đường mật.
3. Ngủ sớm. Thói quen ăn uống và ngủ tốt sẽ có ích cho việc phòng trị đau bụng kinh.
4. Tuyệt đối không uống đồ lạnh. Hạn chế hấp thu những thực phẩm có tính hàn, đồ uống lạnh gây kích thích dạ dày. Ngoài ra, trong thời kỳ kinh nguyệt phần bụng dễ bị lạnh, nếu còn uống đồ lạnh sẽ càng hại thêm.
5. Ăn rau củ trái cây theo mùa. Trái cây có nhiều dinh dưỡng nhưng cần chú ý ăn trái cây theo mùa, đừng ăn trái cây trái mùa.
Cần lưu ý, cho dù điều trị bằng cách nào cũng phải kiên trì, đừng nên chỉ thực hiện vài ngày rồi cho rằng không hiệu quả. Càng không nên ỷ y, tuy vẫn ăn những thức ăn bổ máu nhưng lại thức khuya, uống đồ lạnh thì sẽ không có hiệu quả.

![[:-/]](/images/wys/yahoo_question.gif)

Người bị đau bụng kinh ở mức nhẹ thường không quan tâm lắm đến chứng này. Nhưng ở mức độ nghiêm trọng, chứng đau bụng kinh sẽ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Ngoài đau bụng, một số người còn có các hiện tượng đau ngực, buồn nôn, ỉa chảy. Nếu hiện tượng này kéo dài, bệnh nhân phải uống thuốc điều trị. Khi đó, có thể coi nó là một triệu chứng bệnh.
Đau bụng hành kinh đúng là một loại bệnh phụ khoa tương đối phổ biến. Từ trước đến nay, do cảm giác đau của mỗi người khác nhau, mức độ chịu đựng của mỗi người cũng khác nhau, hơn nữa lại thiếu phương pháp định lượng khách quan, chuẩn xác về mức độ của bệnh, nên tỷ lệ đau bụng hành kinh được thống kê của phụ nữ ở các nước có sự chênh lệch khá lớn.
Theo một số điều tra, năm 1980 ở Trung Quốc có 33% người bị đau bụng hành kinh trong số 72.000 phụ nữ được điều tra. Trong đó:
- 36% đau bụng kinh nguyên phát.
- 32% bị đau thứ phát.
- 32% không rõ nguyên nhân.
- 13,6% người bị ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt.
Năm 1982, Andersch và Milsom đưa ra báo cáo: Có đến 72% nữ thanh niên lứa tuổi 19 ở Thụy Điển bị đau bụng hành kinh, trong đó 15% dùng thuốc giảm đau. Năm 1985, ở Mỹ 50% phụ nữ sau tuổi dậy thì bị đau bụng kinh ở mức độ khác nhau, 10% vì đau bụng kinh mà mỗi tháng phải nghỉ một đến ba ngày. Từ đó có thể thấy, đau bụng kinh là chứng bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ dưới 19 tuổi.