Câu hỏi

30/05/2013 09:54
Để làn môi tươi hồng?
Thưa bác sĩ, bẩm sinh tôi có làn môi màu nâu sẫm, tôi lại thường dùng son môi cho dễ coi thì thời gian này môi tôi lại thâm đi nhiều. Xin bác sĩ cho biết có cách nào điều trị môi thâm không, và điều trị ở đâu?
harrypotter123
30/05/2013 09:54
Danh sách câu trả lời (1)

Môi được xếp là vùng bán niêm mạc trong cơ thể. Màu sắc môi được quyết định bởi các yếu tố sau:
1. Số lượng hắc tố (di truyền, thay đổi theo chủng tộc)
2. Hệ thống mạch máu nuôi dưỡng
3. Các sắc tố khác từ bên trong cơ thể (những chất màu dư thừa trong quá trình chuyển hóa như beta-carotene) hoặc từ bên ngoài cơ thể (những chất màu xâm)
4. Sự lão hóa của các lớp tế bào bề mặt (bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt, cách chăm sóc môi, mỹ phẩm dành cho vùng môi…)
Như vậy môi bị thâm là do:
• Hệ thống mạch máu nuôi dưỡng kém, thiếu máu.
• Một số bệnh lý nội khoa mãn tính, rối loạn nội tiết.
• Sự biến đổi màu của chất màu xăm có chất lượng kém.
• Sự lão hóa của vùng bán niêm mạc môi. Chúng ta cần lưu ý rằng vùng môi là vùng có lớp bề mặt nhạy cảm và rất dễ bị lão hóa nhất trong cơ thể. Thông thường chúng ta chỉ chú ý chăm sóc vùng da mặt chống lại ánh nắng mặt trời nhằm hạn chế tiến trình lão hóa mà bỏ quên vùng da môi.
• Phản ứng dị ứng của môi đối với một số hóa chất làm cho môi bị khô, sần sùi, các tế bào trên bề mặt dễ bị bong tróc và xỉn màu lại.
Do đó khi bị môi thâm thì chúng ta nên:
1. Cân đối chế độ ăn uống sao cho có đầy đủ các chất tạo máu như sắt, vitamin B12… và đủ các vitamin tốt cho vùng bán niêm mạc môi như vitamin PP. Các chất này có nhiều trong ngũ cốc, rau xanh, thịt, gan, cá, trứng, sữa…
2. Sổ giun định kỳ.
3. Khám sức khỏe tổng quát để có thể điều chỉnh những bệnh lý gây thiếu máu mãn tính hoặc rối loạn nội tiết làm tăng hắc tố môi.
4. Thật thận trọng trong quyết định xâm môi cũng như lựa chọn cơ sở xăm môi có uy tín.
5. Bảo vệ môi tránh nắng, dưỡng ẩm cho môi nhất là khi đi nắng, làm việc trong phòng máy lạnh hoặc vào mùa khô. Để thực hiện được điều này thì bạn nên dùng thường xuyên son dưỡng môi có chứa các chất chống lão hóa (vitamin A, C, E,…) và các hoạt chất chống nắng (sẽ được ghi ngoài nhãn thông qua chỉ số chống nắng SPF).
6. Lựa chọn cẩn thận loại son dùng trong trang điểm. Chỉ nên dùng son của các hãng mỹ phẩm có uy tín và hạn chế dùng thường xuyên.
Sau khi thực hiện đầy đủ sáu bước phòng và điều trị thâm môi kể trên mà môi vẫn ngày càng thâm thì bạn nên đi khám ở các cơ sở chuyên khoa da liễu. Nếu thâm môi do yếu tố thứ nhất, tức là do tăng hắc tố di truyền hoặc theo chủng tộc thì chúng ta chỉ có thể dùng các phương pháp ngụy trang cho môi như dùng son môi có màu sắc thích hợp hoặc phun - xăm môi.
1. Số lượng hắc tố (di truyền, thay đổi theo chủng tộc)
2. Hệ thống mạch máu nuôi dưỡng
3. Các sắc tố khác từ bên trong cơ thể (những chất màu dư thừa trong quá trình chuyển hóa như beta-carotene) hoặc từ bên ngoài cơ thể (những chất màu xâm)
4. Sự lão hóa của các lớp tế bào bề mặt (bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt, cách chăm sóc môi, mỹ phẩm dành cho vùng môi…)
Như vậy môi bị thâm là do:
• Hệ thống mạch máu nuôi dưỡng kém, thiếu máu.
• Một số bệnh lý nội khoa mãn tính, rối loạn nội tiết.
• Sự biến đổi màu của chất màu xăm có chất lượng kém.
• Sự lão hóa của vùng bán niêm mạc môi. Chúng ta cần lưu ý rằng vùng môi là vùng có lớp bề mặt nhạy cảm và rất dễ bị lão hóa nhất trong cơ thể. Thông thường chúng ta chỉ chú ý chăm sóc vùng da mặt chống lại ánh nắng mặt trời nhằm hạn chế tiến trình lão hóa mà bỏ quên vùng da môi.
• Phản ứng dị ứng của môi đối với một số hóa chất làm cho môi bị khô, sần sùi, các tế bào trên bề mặt dễ bị bong tróc và xỉn màu lại.
Do đó khi bị môi thâm thì chúng ta nên:
1. Cân đối chế độ ăn uống sao cho có đầy đủ các chất tạo máu như sắt, vitamin B12… và đủ các vitamin tốt cho vùng bán niêm mạc môi như vitamin PP. Các chất này có nhiều trong ngũ cốc, rau xanh, thịt, gan, cá, trứng, sữa…
2. Sổ giun định kỳ.
3. Khám sức khỏe tổng quát để có thể điều chỉnh những bệnh lý gây thiếu máu mãn tính hoặc rối loạn nội tiết làm tăng hắc tố môi.
4. Thật thận trọng trong quyết định xâm môi cũng như lựa chọn cơ sở xăm môi có uy tín.
5. Bảo vệ môi tránh nắng, dưỡng ẩm cho môi nhất là khi đi nắng, làm việc trong phòng máy lạnh hoặc vào mùa khô. Để thực hiện được điều này thì bạn nên dùng thường xuyên son dưỡng môi có chứa các chất chống lão hóa (vitamin A, C, E,…) và các hoạt chất chống nắng (sẽ được ghi ngoài nhãn thông qua chỉ số chống nắng SPF).
6. Lựa chọn cẩn thận loại son dùng trong trang điểm. Chỉ nên dùng son của các hãng mỹ phẩm có uy tín và hạn chế dùng thường xuyên.
Sau khi thực hiện đầy đủ sáu bước phòng và điều trị thâm môi kể trên mà môi vẫn ngày càng thâm thì bạn nên đi khám ở các cơ sở chuyên khoa da liễu. Nếu thâm môi do yếu tố thứ nhất, tức là do tăng hắc tố di truyền hoặc theo chủng tộc thì chúng ta chỉ có thể dùng các phương pháp ngụy trang cho môi như dùng son môi có màu sắc thích hợp hoặc phun - xăm môi.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip