VicoTas
Câu hỏi
avatar loveyou
15/05/2013 01:31

Đi bộ thế nào mới đúng cách?



Danh sách câu trả lời (2)
avatar honghiquan 15/05/2013 01:31

Để việc đi bộ đạt kết quả tốt, bạn nên tập tất cả các động tác và tập trong ít nhất 30 phút, tối đa là 45 phút và tập cách ngày là được.

 

 


 

Đi bộ đúng cách làm cho hệ cơ bắp dẻo dai, các khớp vận động tốt, hệ tuần hoàn lưu thông thông suốt và mạnh mẽ, rất tốt cho những người bị bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, làm mạnh mẽ và an tĩnh thần kinh, phòng tránh nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm…

Đi bộ đúng cách

Để đi bộ đúng cách, trước tiên bạn hãy cứ đi tự nhiên, đừng quá gò bó theo kỹ thuật nào và nên nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thư giãn, đặc biệt là hai vai, hai tay, khớp háng và hai chân, người giữ thẳng, đừng chúi người ra phía trước hay ngửa ra phía sau quá nhiều, hai tay vung vẩy thoải mái, nhẹ nhàng, biên độ vừa phải.

Khoảng cách giữa hai bước chân sao cho khoan thai, thư thái. Cần nhớ, khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc chân lên, cứ thế bước đều liên tục.
 
Khi đi bộ không nên cầm nắm thêm những vật dụng khác trên tay. Khi đi, nên thở tự nhiên, nếu đi một đoạn đường dài với tốc độ nhanh, hơi thở sẽ nhanh hơn, sâu hơn như một sự bù trừ tất yếu, đừng gắng sức hoặc cố gắng thở theo nhịp này nhịp kia chỉ thêm phức tạp và đôi khi có tác dụng ngược lại.

7 kiểu đi bộ đúng cách - 1
Khi đi bộ không nên cầm nắm thêm những vật dụng khác trên tay.

7 kiểu đi bộ đúng cách

Đi bộ bằng gót chân: Đứng thẳng, bước chân phải lên trước, thay vì hạ cả bàn chân xuống như bình thường, bạn chỉ hạ gót chân xuống thôi. Giữ trọng tâm cơ thể bằng gót chân phải, tiếp tục bước chân trái lên bằng gót chân.Vung tay mạnh hơn khi đi bộ bình thường một chút. Thời gian cho động tác đi bằng gót chân là một phút và chỉ cần bước ngắn.

Đi bộ bằng ngón chân: Đứng thẳng, kiễng chân và bước những bước ngắn, nhanh bằng ngón chân, đồng thời nắm hai tay, giơ lên hai bên vai, hai tay co lại thành góc 90 độ. Theo mỗi bước chân lại duỗi thẳng hai tay lên cao quá đầu, hai lòng bàn tay mở rồi lại hạ tay xuống, đi như vậy liên tục trong 1 phút.
 
Đi bộ kiểu người mẫu: Hai tay chống hông, bước chéo chân trái lên trước, đồng thời vặn mình nghiêng sang phải. Tiếp theo, chân phải bước chéo và vặn mình nghiêng sang trái.Bước đi trong 1 phút rồi chuyển sang kiểu đi khác. Chú ý luôn giữ thẳng lưng.
 
Đi bộ kiểu đồng hồ: Đứng thẳng, nắm hai tay và co trước ngực tạo thành đường chéo, khuỷu tay phải nhấc cao quá vai, khuỷu tay trái hạ thấp hơn, ngay khi chân phải bước lên và chạm đất, vung thẳng tay tạo thành một đường chéo dài, đồng thời chân trái lăng sang bên cạnh. Khi hạ chân trái xuống và bước lên trước, hai tay lại co về trước ngực nhưng lần này đổi khuỷu tay trái nhấc cao quá vai, khuỷu tay phải hạ thấp hơn. Bước tiếp chân trái lên, lăng chân phải và lại vung thẳng hai tay. Bước liên tục trong 1 phút, đổi chân đổi tay, tưởng tượng hai tay bạn như hai cái kim đồng hồ, còn chân là quả lắc.
 
Đi bộ cân bằng: Bước chân phải lên trước, hai tay giơ cao quá đầu, lòng bàn tay hướng vào nhau. Ngay khi hạ chân phải xuống, co thật nhanh chân trái lên cao vuông góc và hạ tay xuống đầu gối trái. Tiếp tục bước trong 1 phút, đổi chân và tay liên tục.

Đi bộ vặn mình: Bước chân trái lên trước, bước cao để chân tạo thành góc vuông, đồng thời vặn mình sang bên trái, tay phải đặt lên đầu gối trái, tay trái vung mạnh ra phía sau sang bên phải. Đổi chân, đổi tay và bước liên tục trong 1 phút.
 
Bước đi mạnh mẽ:
Bước một bước dài với chân trái lên trước, hạ người càng thấp càng tốt. Giữ cơ thể ở tư thế thấp, tiếp tục bước chân phải lên trước. Hai tay khép hờ và co khuỷu tay vuông góc, vung thật mạnh mẽ theo từng bước chân. Bước đi như vậy trong vòng 1 phút.
 
Chuỗi động tác đi bộ này chỉ kéo dài trong vòng 7 phút, rất nhanh. Nhưng để đạt kết quả tốt hơn, bạn nên quay vòng các động tác và tập trong ít nhất 30 phút, tối đa là 45 phút và tập cách ngày là được.

(Theo Gia đình)
avatar lonquaha 15/05/2013 01:31

Bên cạnh đó, cũng vì đi bộ mà có người đâm ra mệt mỏi, chân đau đến mức không thể di chuyển được, thậm chí có người bị đột quỵ.

Điều đó có nghĩa là, không phải ai cũng có thể đi bộ và không phải cứ đi bộ cần mẫn là đem lại ích lợi.

Đừng đi bộ kiểu "2 trong 1"

BS. Đào Tuyết- Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương: Đi bộ được nhiều người “tin dùng” bởi đó là môn thể thao hữu ích cho sức khỏe mà lại đơn giản, dễ thực hiện. Hình ảnh từng đoàn người đi bộ quanh hồ, trên các con đường rợp bóng cây, trong công viên… vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà có thể thấy ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng biết đi bộ cho đúng kiểu!

Nhiều người vừa đi bộ vừa đeo khẩu trang! Đã đi bộ thì cần chọn địa điểm thoáng đãng, sạch sẽ để có thể hít thở không khí trong lành. Còn nếu môi trường bụi bặm, không khí bị ô nhiễm, đến mức phải đeo khẩu trang thì bạn chẳng nên đi bộ ở đó nữa.

Một số chị em vừa đi bộ vừa dắt theo em bé, chó mèo, hoặc vừa đi vừa nghe nhạc, tám chuyện. Điều này sẽ khiến tinh thần bị phân tán, khó tập trung vào từng bước chân và nhịp thở, động tác tay chân bị sai lệch.


Một số người đi bộ rất tùy hứng, bữa đực bữa cái, hoặc hôm thì đi 5-7 vòng hồ hôm lại chỉ đi 1 vòng. Cũng như các môn thể thao khác, đi bộ đòi hỏi phải được tập luyện thường xuyên, đều đặn, vận tốc từ chậm đến nhanh, quãng đường từ ngắn đến dài. Nên đi bộ đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút và duy trì như vậy (trừ những khi cơ thể yếu mệt). Nếu bận rộn, thời tiết xấu, bạn có thể thay việc đi bộ bằng cách đi lại trong nhà, trong cơ quan; không nên dừng hẳn khi việc đi bộ đã thành nếp.

Không ít bà nội trợ đã kết hợp “2 trong 1” khi đi bộ: đi bộ xong thì đi chợ luôn và trở về nhà với đôi tay nặng trĩu đồ ăn. Việc làm này có thể tăng tình trạng đau và thoái hóa các khớp tay, chưa kể xách đồ bên nặng bên nhẹ còn làm cho khung xương bị lệch.

Đi bộ làm giảm nguy cơ ung thư vú

ThS-BS. Nguyễn Thị Liễu- Phó trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Nông nghiệp I - Bộ NN&PTNT: Theo quan điểm y học cổ truyền, đi bộ rất tốt cho việc hành khí - hoạt huyết, giảm được khí trệ huyết ứ - đàm ẩn, giúp cho việc điều hòa dinh vệ khí huyết, lưu thông huyết mạch giữa các tạng phủ kinh lạc. Nhờ vậy, đi bộ làm giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh ở các cơ quan trong cơ thể. Đi bộ tốt cho tim mạch, làm giảm áp lực máu, giảm đột quỵ, tăng khả năng lưu thông máu. Đi bộ cải thiện chức năng của não, ngăn chặn chứng tâm thần phân liệt, không những làm giảm yếu tố stress mà còn giúp tăng tiết serotonin và dopamin là những chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm cho tinh thần phấn chấn, lạc quan, chống được trầm cảm.

Đối với người bệnh tiểu đường, đi bộ cải thiện khả năng hoạt động của cơ và sử dụng được glucose ở trong tế bào của cơ, điều này giúp kiểm soát được mức độ đường máu. Đi bộ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng.


Đi bộ còn là hoạt động thể chất giúp cho hệ miễn dịch tốt hơn và tăng sức đề kháng, giúp ngăn chặn nhiều bệnh tật kể cả các bệnh kinh niên. Đi bộ kết hợp tập thể dục dưỡng sinh sẽ làm cho cơ thể thư giãn cơ, nhuận khớp, hóa đàm thải độc tốt.

Tuy vậy, không phải ai cũng đi bộ được, những trường hợp sau không nên đi bộ:

- Người mắc bệnh về xương khớp (đau khớp, viêm đa khớp, thấp khớp).

- Người mới hồi phục sau các chấn thương (giãn dây chằng, tổn thương sụn chèn, bong gân, trật khớp, nứt hoặc gãy xương mới tháo bột, rút đinh, bỏ nẹp).

- Người có bệnh về mạch máu (giãn tĩnh mạch chi dưới, viêm tắc động mạch, tĩnh mạch chi dưới).
- Người đang bị ứ dịch phù 2 chi dưới (hội chứng thận hư, suy thận, suy tim, xơ gan cổ chướng hoặc phụ nữ đang mang thai phù 2 chi dưới)...

Ngoài ra, không nên đi bộ lúc sáng sớm còn hơi sương dễ gây chứng viêm xoang mũi và dị ứng. Không nên đi bộ gần bữa ăn chính để hệ tiêu hóa có thời gian làm việc ổn định, ngăn ngừa các bệnh lý dạ dày tá tràng hoặc viêm đại tràng.

Đi bộ phải thẳng lưng, hai tay vung đều, bàn tay mở...

BS. CKII Đặng Thị Xuân- Bệnh viện Bạch Mai: Đi bộ là sự vận động của cả cơ thể, là cơ hội để tất cả các cơ quan cùng vận động chứ không chỉ riêng đôi chân. Đi bộ làm tiêu hao năng lượng, giảm mỡ thừa, tăng cường hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tăng sự dẻo dai và phát triển của các khối cơ, xương, khớp.

Thời điểm đi bộ: nên đi bộ vào sáng sớm hoặc cuối buổi chiều. Không nên đi vào lúc thời tiết nắng nóng hoặc quá lạnh, gió to.

Không gian đi bộ: chọn nơi thoáng đãng, không khí trong lành, đường đi an toàn, bằng phẳng, ít phương tiện qua lại. Những nơi phù hợp cho việc đi bộ là quanh hồ, vườn hoa, công viên,…


Trang bị: quần áo cotton, thoáng mát, đi giày đế bằng, mềm mại, vừa chân. Không nên đi bộ với guốc cao gót hay một đôi giày chật vì gây ra sự khó chịu và dễ ngã.

Khởi đầu và kết thúc: Dù đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng nhưng cũng cần thực hiện vài động tác khởi động như lắc tay, vươn vai, xoay người để làm nóng cơ thể. Những phút đầu nên đi chậm rồi mới tăng tốc dần, những phút cuối cũng vậy, giảm dần vận tốc trước khi dừng lại. Làm như vậy để giúp cơ thể thích ứng với trạng thái bình thường.

Tư thế đi bộ: giữ cho người luôn thẳng, mắt nhìn thẳng, lưng thẳng, bàn tay mở, hai tay vung đều ra phía trước và phía sau, gót chân luôn chạm đất.

Thời gian đi bộ: khoảng 30 phút mỗi ngày, nếu bận rộn bạn có thể đi bộ hai lần trong ngày, mỗi lần 15 phút.

Ai cũng có thể rèn luyện sức khỏe bằng cách đi bộ nhưng một số trường hợp không nên đi bộ như: người bị suy tim nặng, đang ốm yếu, đang bị tổn thương khớp hoặc tổn thương cơ ở chân… Trong khi đi bộ, nếu thấy mệt mỏi, đau chân thì cần dừng lại ngay. Không đi bộ ngay sau khi ăn no. Không mang, vác, xách bất cứ thứ gì khi đi bộ. Khi đi bộ chỉ nên đi người không.

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Sức khỏe
nophoto Cho em hỏi về chiều cao tuổi dậy thì?

Đăng lúc: 01:31 - 15/05/2013 trong Sức khỏe

nophoto Cách giảm đau trước ngày "đèn đỏ"?

Đăng lúc: 01:31 - 15/05/2013 trong Sức khỏe

Xuân Trọng Ăn hải sản có tốt cho sức khỏe?

Đăng lúc: 01:31 - 15/05/2013 trong Sức khỏe

nophoto Những thực phẩm nào ăn, uống sống sẽ rất nguy hiểm?

Đăng lúc: 01:31 - 15/05/2013 trong Sức khỏe

nophoto Liệu em có bệnh gì không ?

Đăng lúc: 01:31 - 15/05/2013 trong Sức khỏe

nophoto Những ai không nên ăn cay?

Đăng lúc: 01:31 - 15/05/2013 trong Sức khỏe

nophoto Em có mang thai hay ko??

Đăng lúc: 01:31 - 15/05/2013 trong Sức khỏe

nophoto Cách chữa chảy nước miếng khi ngủ?

Đăng lúc: 01:31 - 15/05/2013 trong Sức khỏe

nophoto Những điều chú ý khi cho bé ăn rau?

Đăng lúc: 01:31 - 15/05/2013 trong Sức khỏe

nophoto Cho em hỏi vết xưng khi cắt bao quy đầu ?

Đăng lúc: 01:31 - 15/05/2013 trong Sức khỏe

nophoto Các tư thế ngồi giúp người dùng máy tính không mỏi?

Đăng lúc: 01:31 - 15/05/2013 trong Sức khỏe

Đức Cảnh Cách giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh?

Đăng lúc: 01:31 - 15/05/2013 trong Sức khỏe

Manh Linh cơ thể nhiu mồ hôi

Đăng lúc: 21:45 - 21/04/2013 trong Sức khỏe

nophoto Mua quả óc chó ở đâu, giá bao nhiêu và cách dùng thế nào

Đăng lúc: 21:45 - 21/04/2013 trong Sức khỏe

Ngô Minh Tùng Triệu chứng stress là gì?

Đăng lúc: 21:45 - 21/04/2013 trong Sức khỏe

nophoto Ăn vỏ táo có hại không?

Đăng lúc: 21:45 - 21/04/2013 trong Sức khỏe

nophoto Uống nhiều sữa hạt sen có giúp chống mất ngủ, chông phân tâm, chống lão hoá...hay không?

Đăng lúc: 21:36 - 21/04/2013 trong Sức khỏe

Lê Văn Tùng AgeLOC R2 mua chỗ nào thì giá tốt?

Đăng lúc: 21:36 - 21/04/2013 trong Sức khỏe

Mạnh Linh Các bác cho em hỏi tác dụng của dầu dừa

Đăng lúc: 21:35 - 21/04/2013 trong Sức khỏe

Vinh Cho e hỏi về bảo hiểm y tế?

Đăng lúc: 21:35 - 21/04/2013 trong Sức khỏe

Rao vặt Siêu Vip