
Điều trị đau thần kinh hông và viêm khớp cùng chậu ?

Viêm khớp cùng chậu được xếp vào nhóm bệnh lý cột sống. Nếu như ỏ nam giới nguyên nhân gây nên bệnh này thường do viêm cột sống dính khớp và không do vi khuẩn thì ngược lại, ở phụ nữ lại hay gặp viêm khớp cùng chậu do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ có các bệnh về viêm đại tràng, viêm nhiễm đường sinh dục. vệ sinh vùng kín. Do vệ sinh không sạch sẽ, nhất là trong thời kỳ hành kinh có thể khiến vùng kín bị viêm nhiễm, rồi gây tổn thương lan rộng.
Còn với phụ nữ mang thai và sau sinh, rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Vì thế, viêm khớp vùng chậu hay là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thời kỳ mang thai, sau đẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, vi khuẩn có nguy cơ lan đến khớp vùng chậu.
Ảnh hưởng của bệnh đến việc mang thai của phụ nữ: Những phụ nữ bị viêm khớp vùng chậu trong thời kỳ mang thai thường phải mổ đẻ do khung chậu không co giãn tốt. viêm khớp vùng chậu nếu không được điều trị, rồi luyện tập thường xuyên có thể để lại hậu quả không tốt, nhất là những phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ.
Khi bị viem khop cung chau lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ sau này, khiến cho thai nhi khó có thể đi qua tiểu khung trở nên bị hẹp trong quá trình rặn đẻ. Do vậy, những sản phụ này thường phải mổ đẻ.
Điều trị và luyên tập là hai việc quan trọng và phải tiến hành đồng thời: Để trị căn bệnh này tận gốc, chỉ uống thuốc điều trị thôi chưa đủ, quan trọng là người bệnh cần luyện tập thể dục để giúp vùng khung chậu có độ “đàn hồi” tốt, việc sinh nở sau này dễ dàng hơn. Nếu tập luyện đúng phương pháp, kiên trì, những bệnh nhân từng bị căn bệnh này vẫn có thể sinh thường mà không cần phải mổ đẻ. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn các động tác tập luyện cụ thể, vừa giúp luyện tập cột sống, vừa giúp tập tuyện khung chậu để xương chậu cơ động, linh hoạt, dẻo dai hơn.
Bài tập hiệu quả và đơn giản: Động tác tập nằm ngửa trên nền phẳng, chân trái co về sát ngực, hai tay vòng lấy chân, giữ người ở tư thế thẳng, rồi quay hết cỡ về bên phải, đến khi đầu gối chạm sàn, rồi lại quay ngược về bên trái, nghiêng người hết cỡ để đầu gối chạm sàn rất hiệu quả đối với việc tập luyện khung xương chậu. Cần tập lần lượt mỗi bên chân rồi chuyển sang chân còn lại trong thời gian 30 đến 40 phút mỗi ngày.
Chúc bạn mau lành bệnh !

CƠ HỘI DUY NHẤT( 6-7/1/2011) : Miễn phí hoàn toàn
Bác sĩ Keith Goh khám và điều trị các bệnh thần kinh, sọ não và cột sống tại Việt Nam
Bạn đang đau thần kinh tọa?
Bạn đang bị thái hóa khớp, thái hóa cột sống?
Bạn đang lo lắng về thần kinh và sọ não?
Khi đến khám và tư vấn về các triệu chứng trên với bác sĩ Singapore – Keith Goh và bác sĩ Mỹ, trong tháng 1 vào 2 ngày 6-7/1/2011, bạn còn nhận thêm nhiều quà tặng hấp dẫn: máy đo nhiệt kế, phiếu giảm giá….
Vui lòng liên hệ: SingViet Medical Clinic JSC
Văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh: Lầu 3, B8(C4-1) – Tòa Nhà Phú Mã Dương, 85 Hoàng Văn Thái, Khu TTTM tài chính Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phú, Q.7, TP.HCM
Tel: 08 54136902 | Fax: 0854136903. Hotline: 0902 345 360.
Bác sĩ Keith Goh:
Kinh nghiệm hiện tại
Tư vấn giải phẫu thần kinh - Trung tâm phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện East Shore,
Phó Giáo sư danh dự Singapore- Khoa giải phẫu thần kinh, Bệnh viện Hoàng tử xứ Wales,
Trường Đại học Trung Quốc của Hồng Kông
Bằng cấp
1985 MBBS Đại học Quốc gia Singapore
1993 FRCS Royal College của bác sĩ phẫu thuật của Edinburgh
1993 FHKCS Hồng Kông College của bác sĩ phẫu thuật
1998 FHKAM Hồng Kông Học viện Y khoa (phẫu thuật)
2003 FAMS Học viện Y khoa, Singapore (giải phẫu thần kinh)
Chuyên khoa của bác sĩ Keith Goh:
Chấn thương đầu
Điều trị tất cả các loại chấn thương đầu cho người lớn và trẻ em, bao gồm gãy xương đơn giản và phức tạp, chấn động và di chứng của nó, thương tích nghiêm trọng yêu cầu mở hộp sọ để tán tụ máu, giám sát áp lực nội sọ (ICP) và chăm sóc thần kinh chuyên sâu.
Lựa chọn phẫu thuật điều trị cho tái tạo lại các khuyết tật sọ (cranioplasty) bằng cách thực hiện cấy ghép lưới titan tùy chỉnh cho người lớn và cấy ghép polymer cho trẻ em.
Đột quỵ
Điều trị đột qụy thiếu máu cục bộ cấp tính (nhồi máu cơ tim) và đột quỵ xuất huyết (tụ máu trong não và xuất huyết dưới nhện).
Đánh giá nguy cơ đột quỵ, tự chọn bằng cách đánh giá các động mạch cảnh và mạch máu nội sọ, bằng cách sử dụng CT và các kỹ thuật chụp mạch MR.
Khối u não và dây cột sống
Quản lý phẫu thuật tất cả các khối u não sơ cấp và thứ cấp và tủy sống ở người lớn và trẻ em, bao gồm:
1. U màng não: lồi, parafalcine, rãnh khứu giác, hố yên, petroclival , lỗ lớn ở đáy sọ có tủy sống đi qua, dây cột sống
2. U thần kinh đệm: Ung Thư Não Tế Bào Hình Sao, cấp 1 - 4 (glioblastoma); u thần kinh đệm ít nhánh, u màng não thất
3. Các khối u nền sọ qua đường biên: u dây thần kinh số, sụn, các khối u tuyến yên, các khối u não
4. Khối u tủy sống: u xơ thần kinh, các khối u tủy sống trong tủy xương trong hành não
5. Di căn khối u: Trung khối u vú, ruột kết, phổi, vv
Phòng mổ được trang bị đầy đủ với thiết bị vi phẫu thuật thần kinh, hướng dẫn siêu âm trong phẫu thuật và kích thích thần kinh. Thiết bị tiếp xúc (khung và không khung) để sinh thiết và resections hướng dẫn hình ảnh phẫu thuật của thao tác đo giao hội cũng có sẵn. Điều trị bằng xạ trị và hóa trị bổ trợ, cũng như bức xạ cũng có sẵn, và sẽ được khuyến cáo khi thích hợp.
Các bệnh lý của trẻ em
Quản lý trẻ em với điều kiện bẩm sinh và phát triển, bao gồm: -
1. Tràn dịch não: đầu nước tắt nghẽn bẩm sinh, dị tật Dandy-Walker, u nang màng nhện, não úng thủy, các vấn đề shunt phức tạp
2. Tủy sống dị tật nứt đốt sống, hội chứng buộc dây, cột sống lipoma
3. Dị tật Chiari và bệnh rỗng tủy sống
4. Dính liền khớp sọ và các hội chứng liên quan đến mặt cranio
5. Các khối u não và tủy sống của trẻ em: u sọ hầu, u thần kinh đệm thần kinh thị giác, u thần kinh đệm não, u nguyên bào tủy, khối u lành tính u ngoại bì thần kinh nguyên thủyl.
Cùng với bác sĩ nhi khoa trong nhà, trẻ em có điều kiện thần kinh có thể được điều trị phẫu thuật với ống nghe mới nhất và trang thiết bị nội soi, trong một cách xâm lấn tối thiểu.
Các bệnh lý về cột sống
Trường hợp khẩn cấp điều trị chấn thương cột sống, gãy xương và sa đĩa đệm cấp tính, bao gồm giải nén phẫu thuật và cố định nội bộ.
Tự chọn điều trị thoái hóa cột sống, chẳng hạn như thoái hóa cột sống cổ, sa đĩa, Hẹp lỗ liên hợp não và trượt đốt sống. Phẫu thuật quản lý bao gồm phẫu thuật cắt ddiwax sống vi phẩu, xâm lấn tối thiểu thần kinh, thay thế đĩa nhân tạo, đinh vít pedicle và kỹ thuật phản ứng tổng hợp khác nhau, và giải phẫu tạo hình đốt sống.
Đau cột sống mãn tính
Nhóm nghiên cứu điều trị bao gồm một chuyên gia đau có xác nhận và bác sĩ gây mê, những người sẽ đánh giá bệnh nhân cùng với các nhà giải phẫu thần kinh.Ngoài may thuốc cho nhu cầu của bệnh nhân, các chuyên gia đau cũng có thể để quản lý tiêm, các khối dây thần kinh, và châm cứu. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như bệnh nhân ung thư với các bệnh phổ biến, máy bơm tủy sống có thể được đặt để quản lý các loại thuốc giảm đau (morphine) trong thecally. Ngoài ra, các chất kích thích thần kinh cấy dưới da cũng có thể được đặt trong tủy sống hay não cho bệnh đau thần kinh khó chữa.
Đau dây thần kinh sinh ba là một trong những điều kiện được xử lý bởi phẫu thuật bức xạ bằng dao gamma, hoặc đôi khi giải áp vi mạch . 80% bệnh nhân báo cáo giảm đau tốt đến tuyệt vời sau khi điều trị bằng dao gamma, giảm đáng kể thuốc.
Chức năng phẫu thuật thần kinh
Một loạt các điều kiện gây ra vấn đề chức năng có thể được điều trị bằng kỹ thuật phẫu thuật, bao gồm: -
1. Hyperhidrosis (lòng bàn tay đẫm mồ hôi): đánh giá kết quả nội soi được thực hiện
2. Co cứng: Phẫu thuật cắt rễ phần kinh. Cắt rễ dây thần kinh sọ hoặc tủy sống được thực hiện hoặc được đặt bơm baclofen
3. Bệnh Parkinson: bệnh thoái hóa dần dây thấn kinh trung ương kích thích não sâu hoặc tổn thương là một khu vực bị hư hại trong đó các chức năng bất thường trong não có thể được thực hiện.
4. Phẫu thuật động kinh có thể được cắt bỏ tổn thương động kinh; kích thích thần kinh phế vị có thể được đặt, và các lựa chọn khác phẫu thuật có sẵn cho các động kinh khó chữa.

Tiến sĩ David Wong quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực phẫu thuật Thay Đĩa đệm Nhân tạo điều trị đau lưng và cổ mãn tính, thủ thuật và phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu bao gồm Tạo hình Nhân, Tạo hình Đốt sống, Tạo hình Bướu gù, vi phẫu tích xâm lấm tối thiểu. Ông cũng tham gia điều trị dị dạng cột sống và tiến hành phẫu thuật tạo hình lưng.
Tiến sĩ Wong tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 1985, sau đó làm nghiên cứu sinh tại Đại học Ngoại khoa Hoàng gia Glassgow vào năm 1992. Ông được đào tạo nghiên cứu sinh về cột sống tại Trung tâm Y khoa Qeens tại Nottingham, Anh quốc năm 1998. Tiến sĩ Wong là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực phẫu thuật vẹo cột sống xâm lấn tối thiểu và là chuyên gia đầu ngành về thay đĩa đệm nhân tạo ở Singapore. Ông là thành viên của Hiệp hội Chỉnh hình Singapore, Hiệp hội chỉnh hình Cột cống châu Á -Thái Bình Dương.
Bạn có thể liên hệ với VPDD của Bệnh viện Raffles tại VN theo số máy 04.39367999 để được tư vấn và hướng dẫn.
Tiến sĩ Wong được mời giảng dạy và chủ trì hội thảo ở nhiều địa phương tại Singapore cũng như ở Pakistan, Trung Quốc, Hong Kong, Thái Lan và Việt Nam

Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh hông to như bệnh lý cột sống (thoái hóa cột sống, dị tật bẩm sinh cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống...), bệnh lý khớp cùng chậu... nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh lý đĩa đệm, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Theo nhiều tác giả thì có tới trên 80% số bệnh nhân đau thần kinh hông to là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Chính vì vậy cần tìm ra nguyên nhân đau thần kinh hông to để có cách điều trị phù hợp.
Đặc điểm chung của đau dây thần kinh hông to là đau âm ỉ ngang thắt lưng, lan theo đường đi của dây thần kinh hông to (mặt sau đùi xuống mặt sau cẳng chân, gót chân, bàn chân).
Điều trị
Điều trị đau dây thần kinh hông to trước hết cần điều trị nguyên nhân gây đau thần kinh hông to. Cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Giai đoạn cấp tính (trong vòng một tuần đầu tiên) người bệnh cần được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh vận động, không xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, điện châm... để tránh co cứng cơ, có thể làm bệnh nặng thêm.
Sau giai đoạn cấp cho bệnh nhân vận động nhẹ nhàng tại chỗ tránh teo cơ, rối loạn dinh dưỡng.
Có thể kết hợp nhiều biện pháp như dùng thuốc tại chỗ với toàn thân, tây y kết hợp với đông y, lý liệu, vận động.
Trước hết cần tuân thủ các nguyên tắc ở trên, các biện pháp cụ thể như sau:
+ Dùng thuốc giảm đau kháng viêm toàn thân: lựa chọn thuốc tùy trường hợp cụ thể có thể dùng nhóm paracetamol, diclofenac,... Các thuốc này có ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua nhưng có hại cho gan và có thể gây viêm loét đường tiêu hóa. Cần thận trọng dùng paracetamol cho người có tiền sử bệnh lý gan, nghiện rượu... Diclofenac không dùng cho người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng. Thuốc uống sau bữa ăn, chia làm 2- 3 lần trong ngày. Có thể lựa chọn các thuốc họ xicam, nhóm coxcib, các nhóm này ít tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thời gian bán hủy dài nên có thể dùng một lần trong ngày. Tuy nhiên các tác dụng phụ trên hệ tim mạch còn đang được nghiên cứu và kiểm chứng. Tuyệt đối không được dùng các thuốc kháng viêm giảm đau để thủy châm hoặc phong bế trên đường đi của dây thần kinh hông to, vì các thuốc này có thể làm tổn thương dây thần kinh ngoại vi không hồi phục, gây liệt chi thể.
+ Những trường hợp nặng có thể dùng nhóm chống viêm dạng corticoid, tuy nhiên nhóm thuốc này cần rất thận trọng vì nhiều tác dụng phụ trên hệ miễn dịch, tiêu hóa, tim mạch, nội tiết, chuyển hóa..., nên dùng ngắn ngày, liều cao hoặc dùng tại chỗ và có chỉ định chặt chẽ của thầy thuốc.
+ Thuốc giãn cơ vân (myonal, mydocalm...), có thể dùng dạng tiêm hoặc uống. Dùng sau bữa ăn, thận trọng cho người có bệnh lý dạ dày - tá tràng, trẻ em và người già (do hệ thống cơ vân yếu). Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dùng thuốc giãn cơ vân kéo dài tới cả tháng.
+ Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin tuy nhiên cũng nên dùng theo chỉ định của thầy thuốc, không nên coi nó là thuốc bổ mà lạm dụng. Hiện nay hay dùng dạng hỗn hợp 3 loại vitamin B.
+ Các thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi như galantamine. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế men cholinesterase (men phân hủy acethyl cholin ở khớp - xinap thần kinh). Chỉ định cho các trường hợp đau thần kinh hông to đã có ảnh hưởng tới chức năng của dây thần kinh. Các tác dụng phụ có thể thấy là choáng váng, đau bụng, buồn nôn. Nên dùng liều thấp rồi tăng dần.
+ Các biện pháp điều trị tại chỗ như tiêm vào khoang ngoài màng cứng, khoang cùng cần được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành tại các cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao.
Những trường hợp thoát vị nặng hoặc điều trị bảo tồn không khỏi cần sử dụng các biện pháp can thiệp như chọc hút đĩa đệm qua da, mổ nội soi hoặc phẫu thuật lấy bỏ đĩa đệm thoát vị... Các trường hợp này cần được chỉ định chặt chẽ và tiến hành tại các cơ sở y tế tin cậy.
Điều trị đau thần kinh hông to do thoái hóa cột sống thắt lưng và viêm khớp cùng chậu phương châm điều trị là bảo tồn, không can thiệp. Sử dụng các biện pháp sau:
+ Dùng thuốc giảm đau kháng viêm, lựa chọn thuốc tùy trường hợp cụ thể có thể dùng nhóm paracetamol, diclofenac, xicam, nhóm coxcib.
+ Thuốc giãn cơ vân, myonal, mydocalm.
+ Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.
+ Các thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh như galantamine.
+ Kết hợp với các thuốc dự phòng và chống loãng xương, thoái hoá cột sống như các thuốc nhóm biphosphonat, nhóm cancitonin, glucosamin...
Tóm lại, điều trị đau dây thần kinh hông to quan trọng nhất là điều trị nguyên nhân, sử dụng nhiều biện pháp như nội, ngoại, đông tây y. Kết hợp tại chỗ với toàn thân, coi trọng các biện pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, kết hợp giữa tự điều trị của người bệnh và có sự giúp đỡ của thầy thuốc.
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng khớp cùng chậu - khớp tạo bởi xương cùng và xương chậu bị viêm. Viêm khớp cùng chậu hay gặp trong bệnh viêm cột sống dính khớp (là một bệnh hay gặp ở nam giới trẻ tuổi, có viêm khớp cùng chậu và viêm dính các khớp ngoại biên và/hoặc cột sống) và phụ nữ mang thai hay sau đẻ hoặc đang mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu. Sở dĩ viêm khớp cùng chậu hay gặp ở phụ nữ mang thai và sau đẻ bởi ở người mang thai - đặc biệt lúc đẻ - khung chậu giãn nở rộng do các dây chằng nối xương chậu với xương cùng bị mềm, ngấm nước và giãn ra. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn cư trú sẵn ở vùng tiểu khung, ở đường tiết niệu sinh dục dễ xâm nhập gây viêm. Đến một thời điểm nào đó, có thể là trước đẻ, sau đẻ một thời gian (thường gặp hơn), viêm bùng phát biểu hiện bởi đau vùng mông một bên hay hai bên, đau âm ỉ liên tục, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi nhưng không hết hẳn. Bệnh nhân có thể có sốt nhẹ, xét nghiệm có tình trạng viêm như máu lắng, protein C phản ứng (CRP) tăng cao; đặc biệt khi chụp Xquang hoặc chụp cắt lớp vùng khung chậu sẽ thấy biểu hiện mờ (viêm) khớp cùng chậu. Khi chẩn đoán xác định viêm khớp cùng chậu, bác sỹ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh thích hợp cùng chế độ vận động nghỉ ngơi hợp lý.
Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, nên tái khám sau mỗi đợt điều trị!