Câu hỏi

01/06/2013 10:58
Đối phó với nạn ăn vạ chẹt chân vào bánh ôtô?
Thời gian gần đây rất nhiều thành viên tại diễn đàn ôtô nói về hiện tượng một số người giả vờ bị xe ôtô chẹt vào chân rồi ăn vạ vòi tiền. Theo các bạn phải làm sao với những thủ đoạn này (CGT).
Thủ đoạn của bọn chúng càng ngày càng quá quắt. Lúc đầu chỉ 1-2 tên đi cùng nhau, một tên giả vờ bị chẹt chân, tên còn lại hô hoán la làng vòi tiền. Bây giờ bọn chúng kéo 4-5 tên vào, có cả phụ nữ, giả vờ chẹt chân và thậm chí còn đòi đánh để lái xe sợ và nộp tiền cho bọn chúng.
Tâm lý người lái xe rất ngại va chạm và sẵn sàng đưa tiền để xong chuyện vì sợ bọn chúng đập phá xe mình. Nhưng nếu cứ để tình trạng thế này, chúng càng ngày càng làm tới, coi thường pháp luật.
Cách xử lý ngồi trong xe gọi 113 theo mình nghĩ là hay nhất, cần phải cương quyết để dẹp trò ăn vạ này. Hy vọng các anh công an 113 lưu ý để chúng không còn giở trò nữa.
Còn các bạn nghĩ phải làm gì khi tình huống này xảy ra với mình?
millan
01/06/2013 10:58
maaaaaa
01/06/2013 10:58
ML_112
01/06/2013 10:58
lonquaha
01/06/2013 10:58
lenguyen2011
01/06/2013 10:58
Thủ đoạn của bọn chúng càng ngày càng quá quắt. Lúc đầu chỉ 1-2 tên đi cùng nhau, một tên giả vờ bị chẹt chân, tên còn lại hô hoán la làng vòi tiền. Bây giờ bọn chúng kéo 4-5 tên vào, có cả phụ nữ, giả vờ chẹt chân và thậm chí còn đòi đánh để lái xe sợ và nộp tiền cho bọn chúng.
Tâm lý người lái xe rất ngại va chạm và sẵn sàng đưa tiền để xong chuyện vì sợ bọn chúng đập phá xe mình. Nhưng nếu cứ để tình trạng thế này, chúng càng ngày càng làm tới, coi thường pháp luật.
Cách xử lý ngồi trong xe gọi 113 theo mình nghĩ là hay nhất, cần phải cương quyết để dẹp trò ăn vạ này. Hy vọng các anh công an 113 lưu ý để chúng không còn giở trò nữa.
Còn các bạn nghĩ phải làm gì khi tình huống này xảy ra với mình?
Nguồn: vnexpress
Danh sách câu trả lời (20)

Tôi thì bị xe đè lên chân thật rồi, chả ăn vạ làm gì vì đi giày nên không đau lắm, nhưng lái xe cũng dông thẳng mà chẳng có lời xin lỗi gì cả. Ý thức của người dân nói chung chưa cao, kể cả dù đi xe gì đi chăng nữa

Cần phân biệt phải trái
Chào mọi người!
Tôi đọc bài viết này cũng như một số ý kiến của mọi người và rất bức xúc.
Rất nhiều người cũng đưa ý kiến này nọ, nhưng hình như các bạn chỉ đọc rồi phát biểu, chứ ít người thực sự trải qua tình huống đó. Tôi và 1 người bạn cũng đã gặp phải tình huống chẹt chân bánh xe nhưng ở vị trí người bị chẹt chân. Tôi có vài ý kiến như sau:
- Nếu bạn là người lái xe, khi bánh xe cán qua vật cỡ như bàn chân thì gần như chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được. Cho nên việc có phải ăn vạ hay không, các bạn phải biết rõ. Nếu đúng là ăn vạ thì tôi không bàn đến.
- Đối với người bị chẹt chân. Chiều dài từ cổ chân đến mũi chân thường chỉ bằng một nửa chiều rộng của bánh xe. Trường hợp nguyên cả bánh xe đè lên chân e rằng không có, vì lúc đó thì chắc đã là 1 tai nạn lớn hơn rồi!
Trường hợp thông thường, nửa bánh xe đè lên chân. Bạn hãy hình dung, phần giữa bánh xe tiếp xúc nhiều nhất với mặt đường và chịu tải nặng nhất, hai biên ngoài cao hơn và ít tiếp xúc mặt đường hơn. Trong khi cấu tạo bàn chân là phía sát cổ chân thì dày, phía mũi chân thì mỏng. Do đó khi bánh xe đè qua chân thì lực tác động là khá đồng đều. Cho nên đối với xe 7 chỗ trở xuống nếu đè qua chân đi giày da thì chỉ hơi đau một chút thôi. Còn đối với người đi dép thì rất đau, nhưng không đến nỗi gãy chân.
Ở vị trí người bị xe chẹt, nếu là người lịch sự thì không ăn vạ đòi tiền, nhưng đòi hỏi lái xe phải có trách nhiệm với hành vi của mình, ít nhất cũng phải dừng xe hỏi han và xin lỗi (Trường hợp của tôi và bạn tôi gặp phải toàn lái xe vô văn hóa, chúng đi thẳng!!!)
Đừng đòi hỏi cảnh sát hay bác sỹ, vì người bị hại ở trường hợp này luôn bị đuối lý (hiện trường không còn vì bánh xe không còn ở trên chân nữa, và chấn thương lại chưa đủ tạo ra bằng chứng y học!!!)
Tư Hóa
Chào mọi người!
Tôi đọc bài viết này cũng như một số ý kiến của mọi người và rất bức xúc.
Rất nhiều người cũng đưa ý kiến này nọ, nhưng hình như các bạn chỉ đọc rồi phát biểu, chứ ít người thực sự trải qua tình huống đó. Tôi và 1 người bạn cũng đã gặp phải tình huống chẹt chân bánh xe nhưng ở vị trí người bị chẹt chân. Tôi có vài ý kiến như sau:
- Nếu bạn là người lái xe, khi bánh xe cán qua vật cỡ như bàn chân thì gần như chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được. Cho nên việc có phải ăn vạ hay không, các bạn phải biết rõ. Nếu đúng là ăn vạ thì tôi không bàn đến.
- Đối với người bị chẹt chân. Chiều dài từ cổ chân đến mũi chân thường chỉ bằng một nửa chiều rộng của bánh xe. Trường hợp nguyên cả bánh xe đè lên chân e rằng không có, vì lúc đó thì chắc đã là 1 tai nạn lớn hơn rồi!
Trường hợp thông thường, nửa bánh xe đè lên chân. Bạn hãy hình dung, phần giữa bánh xe tiếp xúc nhiều nhất với mặt đường và chịu tải nặng nhất, hai biên ngoài cao hơn và ít tiếp xúc mặt đường hơn. Trong khi cấu tạo bàn chân là phía sát cổ chân thì dày, phía mũi chân thì mỏng. Do đó khi bánh xe đè qua chân thì lực tác động là khá đồng đều. Cho nên đối với xe 7 chỗ trở xuống nếu đè qua chân đi giày da thì chỉ hơi đau một chút thôi. Còn đối với người đi dép thì rất đau, nhưng không đến nỗi gãy chân.
Ở vị trí người bị xe chẹt, nếu là người lịch sự thì không ăn vạ đòi tiền, nhưng đòi hỏi lái xe phải có trách nhiệm với hành vi của mình, ít nhất cũng phải dừng xe hỏi han và xin lỗi (Trường hợp của tôi và bạn tôi gặp phải toàn lái xe vô văn hóa, chúng đi thẳng!!!)
Đừng đòi hỏi cảnh sát hay bác sỹ, vì người bị hại ở trường hợp này luôn bị đuối lý (hiện trường không còn vì bánh xe không còn ở trên chân nữa, và chấn thương lại chưa đủ tạo ra bằng chứng y học!!!)
Tư Hóa

Mánh khóe
Thực ra tôi đã từng bị ăn vạ kiểu này. Bọn ăn vạ thường chỉ chọn xe nào mà lái xe đi một mình để ăn vạ vì chúng cũng ngại nếu đông người thì thường bị vặn lại. Nói chung, cách giải quyết thì nên lịch sự. Tránh trường hợp họ bị chẹt thật thì mình lại nghĩ là họ giả vờ vòi tiền.
Theo tôi (và tôi cũng đã giải quyết như vậy) nên giải quyết thế này:
- Chấp nhận mất tiền, ko phải cho bọn ăn vạ, mà cho taxi. Chở "nạn nhân" đến bệnh viện đa khoa gần nhất cho chiếu chụp đàng hoàng. Đừng tiếc thời gian và vài trăm nghìn.
- Nếu họ bị chẹt thật thì trả tiền thuốc. Theo lý và tình, như vậy đều đúng cả.
- Nhất quyết không nên trả tiền tại chỗ. Vì nếu các bác cứ móc tiền ra xử lý ngay, bọn chúng sẽ càng lộng hành và được nước làm tới. Thực ra, sau khi được chở đến bệnh viện, cùng lắm, bọn ăn vạ cũng chỉ nhận được 1 đơn thuốc tầm 50K là nhiều.
Cộng cả tiền taxi đi nữa, cũng chỉ mất của mình độ hơn 100K.
Như thế vừa đúng lý, lại hợp tình mà ko tốn tiền vô ích.
Realmx
Thực ra tôi đã từng bị ăn vạ kiểu này. Bọn ăn vạ thường chỉ chọn xe nào mà lái xe đi một mình để ăn vạ vì chúng cũng ngại nếu đông người thì thường bị vặn lại. Nói chung, cách giải quyết thì nên lịch sự. Tránh trường hợp họ bị chẹt thật thì mình lại nghĩ là họ giả vờ vòi tiền.
Theo tôi (và tôi cũng đã giải quyết như vậy) nên giải quyết thế này:
- Chấp nhận mất tiền, ko phải cho bọn ăn vạ, mà cho taxi. Chở "nạn nhân" đến bệnh viện đa khoa gần nhất cho chiếu chụp đàng hoàng. Đừng tiếc thời gian và vài trăm nghìn.
- Nếu họ bị chẹt thật thì trả tiền thuốc. Theo lý và tình, như vậy đều đúng cả.
- Nhất quyết không nên trả tiền tại chỗ. Vì nếu các bác cứ móc tiền ra xử lý ngay, bọn chúng sẽ càng lộng hành và được nước làm tới. Thực ra, sau khi được chở đến bệnh viện, cùng lắm, bọn ăn vạ cũng chỉ nhận được 1 đơn thuốc tầm 50K là nhiều.
Cộng cả tiền taxi đi nữa, cũng chỉ mất của mình độ hơn 100K.
Như thế vừa đúng lý, lại hợp tình mà ko tốn tiền vô ích.
Realmx

Đợi 113 ư ?
Đợi 113 ư ? Bạn quá ư là ngây thơ đấy. 113 chỉ xuất hiện sau khi sự việc đã xảy ra yên ổn và họ chỉ đến để ghi biên bản thôi. Nếu va chạm càng to, xô xát có vũ khí có chảy máu thì 113 đến càng muộn, và thực tế là vậy. Hãy tự xử lý lấy, yếu thế thì xì tiền còn không mang sẵn thanh tuýp nước cuốn cao su trong xe nhảy ra phạng luôn, phải giằn mặt bọn chúng trước thì chúng sẽ ngán.
Tôi cũng từng va chạm đã hiểu, tập trung đánh thật đau thằng nào trônng máu mặt nhất, thậm chí hạ gục bằng đòn thù cũng được. Ai cũng vậy, chúng sẽ chừa và ta có thể cho 113 về hưu khỏi phải nuôi vô ích.
Phạm Minh Hùng
Đợi 113 ư ? Bạn quá ư là ngây thơ đấy. 113 chỉ xuất hiện sau khi sự việc đã xảy ra yên ổn và họ chỉ đến để ghi biên bản thôi. Nếu va chạm càng to, xô xát có vũ khí có chảy máu thì 113 đến càng muộn, và thực tế là vậy. Hãy tự xử lý lấy, yếu thế thì xì tiền còn không mang sẵn thanh tuýp nước cuốn cao su trong xe nhảy ra phạng luôn, phải giằn mặt bọn chúng trước thì chúng sẽ ngán.
Tôi cũng từng va chạm đã hiểu, tập trung đánh thật đau thằng nào trônng máu mặt nhất, thậm chí hạ gục bằng đòn thù cũng được. Ai cũng vậy, chúng sẽ chừa và ta có thể cho 113 về hưu khỏi phải nuôi vô ích.
Phạm Minh Hùng

Nên chụp hình và công khai những "nạn nhân"
Theo tôi, mỗi bác tài khi gặp truờng hợp này nên cố gắng chụp hình hoặc ghi nhận lại các đặc tả của những "nạn nhân" này rồi phổ biến lên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các diễn đàn về oto như otosaigon.com, otofun.net để nếu có gặp các "nạn nhân" này thì các bác tài khác cũng có thể nhận diện được là thật hay giả. Theo tôi nghĩ, đây là bọn chuyên nghiệp nên số lượng chúng không có nhiều, chỉ vài chục người là cùng, chúng chỉ thay đổi địa bàn hoạt động thôi.
Vì vậy nếu nhận diện đưọc trước thì sẽ dễ có cách xử lý hơn. Các cách nhận diện có thể là: Độ tuổi, dáng người, giọng nói, cách hành xử... ngoài ra còn có thể nhận diện qua phương tiện "gây án" như loại xe, số xe ... Ngoài ra, các bác nên trình báo với CA địa phương, trong lúc xảy ra vụ việc hoặc sau đó khi nào rảnh rỗi cũng được. Nếu có nhiều trường hợp trình báo với cùng một đặc điểm nhận diện "nạn nhân", CA sẽ có kế hoạch hành động tốt hơn. Vì vậy, đừng bỏ qua những sự việc như vậy, hãy giúp cảnh báo để những bác tài khác không bị ăn vạ oan.
Quỳnh Lam
Theo tôi, mỗi bác tài khi gặp truờng hợp này nên cố gắng chụp hình hoặc ghi nhận lại các đặc tả của những "nạn nhân" này rồi phổ biến lên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các diễn đàn về oto như otosaigon.com, otofun.net để nếu có gặp các "nạn nhân" này thì các bác tài khác cũng có thể nhận diện được là thật hay giả. Theo tôi nghĩ, đây là bọn chuyên nghiệp nên số lượng chúng không có nhiều, chỉ vài chục người là cùng, chúng chỉ thay đổi địa bàn hoạt động thôi.
Vì vậy nếu nhận diện đưọc trước thì sẽ dễ có cách xử lý hơn. Các cách nhận diện có thể là: Độ tuổi, dáng người, giọng nói, cách hành xử... ngoài ra còn có thể nhận diện qua phương tiện "gây án" như loại xe, số xe ... Ngoài ra, các bác nên trình báo với CA địa phương, trong lúc xảy ra vụ việc hoặc sau đó khi nào rảnh rỗi cũng được. Nếu có nhiều trường hợp trình báo với cùng một đặc điểm nhận diện "nạn nhân", CA sẽ có kế hoạch hành động tốt hơn. Vì vậy, đừng bỏ qua những sự việc như vậy, hãy giúp cảnh báo để những bác tài khác không bị ăn vạ oan.
Quỳnh Lam
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip