Câu hỏi

20/05/2013 04:49
Gặp khó khăn, công ty có được hạ lương và giảm giờ làm?
Công ty chúng tôi đang gặp khó khăn. Để tồn tại đến lúc có dự án mới, công ty quyết định chuyển nơi làm việc đến nơi rất xa so với chỗ cũ, đồng thời giảm giờ làm việc toàn công ty từ 6 ngày/tuần còn 4 ngày/tuần.
Để giảm giờ làm, công ty sẽ ký một phụ lục hợp đồng, trong đó có hai mục thay đổi: 1. Giảm giờ làm việc 6 ngày/tuần còn 4 ngày/tuần (tức 48 giờ/tuần xuống còn 32 giờ/tuần); 2. Mức lương mới tương đương 66,67% so với mức lương cũ. Do đó tiền BHXH và BHYT cũng giảm theo.
Xin hỏi công ty làm như thế có phạm luật hay không? Chúng tôi có nên ký vào phụ lục hợp đồng này không? Chúng tôi nên làm gì để đảm bảo được quyền lợi cho mình? (Hợp đồng của chúng tôi là hợp đồng thời hạn 1 năm, đến 30-6-2009 và 30-9-2009 hết hạn; lương trả hàng tháng).
khocthet
20/05/2013 04:49
Để giảm giờ làm, công ty sẽ ký một phụ lục hợp đồng, trong đó có hai mục thay đổi: 1. Giảm giờ làm việc 6 ngày/tuần còn 4 ngày/tuần (tức 48 giờ/tuần xuống còn 32 giờ/tuần); 2. Mức lương mới tương đương 66,67% so với mức lương cũ. Do đó tiền BHXH và BHYT cũng giảm theo.
Xin hỏi công ty làm như thế có phạm luật hay không? Chúng tôi có nên ký vào phụ lục hợp đồng này không? Chúng tôi nên làm gì để đảm bảo được quyền lợi cho mình? (Hợp đồng của chúng tôi là hợp đồng thời hạn 1 năm, đến 30-6-2009 và 30-9-2009 hết hạn; lương trả hàng tháng).
Danh sách câu trả lời (1)

Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật lao động thì tùy theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc, công ty bạn có thể thỏa thuận với các bạn về mức lương trong hợp đồng lao động (HĐLĐ), miễn là phải đảm bảo mức lương của các bạn không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật lao động thì “Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung HĐLĐ được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung HĐLĐ đã giao kết hoặc giao kết HĐLĐ mới. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết HĐLĐ mới thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết hoặc chấm dứt theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Bộ luật này”.
Do đó công ty bạn có quyền thỏa thuận với các bạn về những thay đổi nêu trên, tuy nhiên trong thời gian tiến hành thỏa thuận, hai bên vẫn phải tuân theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp các bạn và công ty không thỏa thuận được thì vẫn phải tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động (khoản 2 Điều 8 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về HĐLĐ).
Về việc có nên ký vào phụ lục hợp đồng này không thì ngoài việc xét đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bạn còn phải xét đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động để tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật lao động thì “Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung HĐLĐ được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung HĐLĐ đã giao kết hoặc giao kết HĐLĐ mới. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết HĐLĐ mới thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết hoặc chấm dứt theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Bộ luật này”.
Do đó công ty bạn có quyền thỏa thuận với các bạn về những thay đổi nêu trên, tuy nhiên trong thời gian tiến hành thỏa thuận, hai bên vẫn phải tuân theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp các bạn và công ty không thỏa thuận được thì vẫn phải tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động (khoản 2 Điều 8 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về HĐLĐ).
Về việc có nên ký vào phụ lục hợp đồng này không thì ngoài việc xét đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bạn còn phải xét đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động để tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Lao động và pháp luật
Rao vặt Siêu Vip