
Giúp ngăn ngừa bệnh phụ khoa?

1. Mặc quần lót cotton sáng màu sẽ giúp “vùng kín” luôn khô thoáng và sạch sẽ hơn khi mặc các loại quần lót khác. Không mặc quần lót khi đi ngủ cũng rất tốt cho khu vực này.
2. Không thụt rửa âm đạo.
3. Không dùng chất bôi trơn âm đạo có chứa dầu trong thành phần vì chất bôi trơn dạng này là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
4. Nếu đang điều trị nhiễm khuẩn âm đạo, không nên quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh bị nặng hơn và có thể truyền bệnh cho bạn đời.
5. Tránh dùng các sản phẩm gây kích ứng vùng âm đạo như các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, các loại nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm.
6. Tránh mặc các loại quần áo bó chặt trong thời gian dài như quần áo tập thể thao, quần lót chật.
7. Viêm nhiễm âm đạo thường gây ngứa rát vì thế cần tránh gãi gây xước làm bệnh trầm trọng hơn.
8. Thường xuyên thay băng vệ sinh, tốt nhất là cách nhau khoảng 2h. Băng phải sạch, chất liệu mềm mại ít gây kích ứng và đủ độ thấm, tránh tình trạng máu dồn ứ dội ngược ra ngoài.
9. Nếu tự điều trị bệnh viêm nhiễm âm đạo mà không thấy tiến triển gì thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Không nên dùng các sản phẩm hoặc thuốc điều trị 48 giờ trước khi đi khám phụ khoa.
10. Nên vệ sinh từ trước ra sau “vùng kín” sau khi tiểu tiện hoặc đại tiện. Lau không đúng cách dễ làm lây lan các vi khuẩn vào vùng âm đạo gây viêm nhiễm âm đạo.

Hậu quả của bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Chứng viêm nhiễm đường sinh dục có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, gây xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân, với cảm giác nóng rát, khó chịu. Một số trường hợp do điều trị muộn hoặc không đúng cách sẽ để lại di chứng như: teo hẹp vòi trứng, gây vô sinh ... Với người đang mang thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non.
Phòng và điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Khác với các phụ nữ, việc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở những bạn gái chưa từng quan hệ tình dục thường gặp khó khăn trong việc đặt thuốc âm đạo, cũng như các thủ thuật khác. Bên cạnh đó, do tâm lý e ngại nên nhiều bạn gái không đi khám mà thường tự điều trị dẫn đến tình trạng viêm nhiễm càng nặng và dễ chuyển sang mạn tính. Do vậy khi gặp các dấu hiệu như: Ra nhiều khí hư bất thường; Ngứa, đau rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ - âm đạo... các bạn gái nên đến đi khám tại các cơ sở y tế.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm rửa phụ khoa, tuy nhiên các bạn gái nên đọc kỹ thành phần, tác dụng để lựa chọn cho mình một sản phẩm có thành phần tự nhiên an toàn, phù hợp.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Vy, Chủ tịch hội Sản phụ khoa & Sinh đẻ có kế hoạch Việt Nam: "Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm nhiễm phụ khoa".
- Tắm rửa thường xuyên (nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt), vệ sinh âm hộ hàng ngày, lau khô bằng khăn sạch.
- Luôn luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng những dụng cụ, khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo, âm hộ vì bất cứ lý do nào.
- Tránh mặc quần chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát, nên mặc quần lót chất liệu cotton, thay quần lót thường xuyên.
- Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng qui định 4-6 giờ phải thay một lần.
- Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật, nước thải như nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa.
- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, chất kháng khuẩn để vệ sinh vùng kín.
- Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.