
Hình thức pháp lý nào khác để các Công ty Chứng Khoán CTCK có thể vượt qua giai đoạn khó khăn củ
Ngoài việc sáp nhập, còn có hình thức pháp lý nào khác để các Công ty Chứng Khoán (“CTCK”) có thể vượt qua giai đoạn khó khăn của thị trường? Cách thức thực hiện như thế nào?

Ngoài việc CTCK sáp nhập với nhau, còn có hình thức hợp nhất và mua lại doanh nghiệp (DN) nói chung, CTCK nói riêng. Đây là hình thức có sự khác biệt về mặt thuật ngữ pháp lý, song về bản chất chúng được coi là các hành vi tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 16 Luật Cạnh tranh.
Về hợp nhất, theo Luật Doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh, đây là một trong những hình thức tổ chức lại DN, theo đó, hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một DN mới (gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Thủ tục hợp nhất công ty cần có hợp đồng hợp nhất; thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, HĐQT… Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất.
Còn về mua lại DN, theo Luật Cạnh tranh, là việc một DN (gọi là DN mua lại) mua toàn bộ hoặc một phần tài sản, cổ phần của DN khác (gọi là DN bị mua lại) đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động của một hoặc toàn bộ ngành nghề của DN bị mua lại.
Ngoài việc thực hiện theo quy định chung của Luật Doanh nghiệp, việc hợp nhất hoặc sáp nhập của CTCK cần tuân thủ những quy định của pháp luật chuyên ngành, Luật Chứng khoán và Quyết định 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK.
Hãy liên hệ: http://www.newvisionlaw.com.vn/ chúng tôi sẽ giúp bạn