Câu hỏi

30/05/2013 01:03
Hỏi về phanh hãm tốc độ?
Phanh hãm tốc độ bằng cách về số thay vì phanh như bình thường đối với xe số sàn thì có hại gì cho động cơ không?
duyencoi1988
30/05/2013 01:03
newway
30/05/2013 01:03
congtudatinh
30/05/2013 01:03
trannghi7707
30/05/2013 01:03
truongson
30/05/2013 01:03
Danh sách câu trả lời (12)

Khi đổ đèo có độ cao nên dùng số giãm tốc độ. Tuy nhiên không nên vào số thấp qúa đột ngột. Ví dụ đang đổ dốc số 5 thì sang số 4 nếu chưa giãm tốc độ vừa ý thì sang số 3. Không bao giờ sang từ số 5 qua số 2 hoặc số một trực tìếp. Vẩn phải dùng phanh để đổ đèo nhưng không nên chỉ dùng phanh vì rất dễ bị cháy phanh. Những đèo cao ở Mỹ đều có biển thông báo các xe tải dùng số thấp khi đổ đèo.

Qua lần offroad, bạn cũng sẽ phát hiện rằng để phá xe không dễ, đúng không? Để chúng mình có thêm thông tin, mời bạn nghe câu chuyện thật sau đây. Năm 1985, trong một buổi đêm vắng, anh bạn tôi cầm lái. 2 chúng tôi phóng chiếc CD50 rất nhanh, cỡ 70km/h, tôi chợt hoảng hồn khi nghe tiếng động cơ gằn dữ dội, xe bị ghì lại, tôi nghĩ là vỡ máy đến nơi, nhưng rồi anh bạn tôi lại vào số, xe đi tiếp và không hỏng gì. Ngay sau đó tôi biết anh bạn vào nhầm số. Chiếc CD50 có số tròn (1-2-3-4-0 > ) và có thể về mo khi xe đang chạy.
Hôm đó bạn tôi đã chạy từ số 4 về 0 rồi vào 1 khi xe đang ở tốc độ rất cao. Khiếp. Trở lại chuyện ngày nay, với xe ôtô. Câu lạc bộ người Cầm Lái đã được nghe kể lại những câu chuỵện chạy xe không phanh hàng chục km trên quốc lộ, lúc đó người cầm lái phải nhờ đến động cơ và hộp số. Một đời hộp số mà chỉ 1 vài lần phải làm việc thay phanh để hãm xe trong trường hợp khẩn cấp thì có thể chưa thấy rõ nó hại. Nhưng chắc chắn nhiều lần "phanh số" thì côn số sẽ hại.
Còn động cơ (là phần trước của hộp số) không bị ảnh hưởng nhiều. Bạn đã xem các bài nói về những trường hợp hộp số và động cơ tham gia hãm xe. Tuy nhiên vận hành xe không đúng quy trrình sẽ làm xe hỏng rất dễ. Chúc bạn vận hành xe nhẹ nhàng, lái xe an toàn.
Hôm đó bạn tôi đã chạy từ số 4 về 0 rồi vào 1 khi xe đang ở tốc độ rất cao. Khiếp. Trở lại chuyện ngày nay, với xe ôtô. Câu lạc bộ người Cầm Lái đã được nghe kể lại những câu chuỵện chạy xe không phanh hàng chục km trên quốc lộ, lúc đó người cầm lái phải nhờ đến động cơ và hộp số. Một đời hộp số mà chỉ 1 vài lần phải làm việc thay phanh để hãm xe trong trường hợp khẩn cấp thì có thể chưa thấy rõ nó hại. Nhưng chắc chắn nhiều lần "phanh số" thì côn số sẽ hại.
Còn động cơ (là phần trước của hộp số) không bị ảnh hưởng nhiều. Bạn đã xem các bài nói về những trường hợp hộp số và động cơ tham gia hãm xe. Tuy nhiên vận hành xe không đúng quy trrình sẽ làm xe hỏng rất dễ. Chúc bạn vận hành xe nhẹ nhàng, lái xe an toàn.

Không sao cả bạn, ở các nước châu Âu, khi đổ đèo người ta để biển khuyên tài xế phanh bằng động cơ khi đổ đèo, thứ nhất là giảm tốc độ xe thứ 2 là không hại phanh.

Tôi ở cao nguyên (Đà lạt) việc đi đèo dốc là chuyện hàng ngày, có bài bản nói rằng lên đèo, lên dốc số nào thì xuống dốc số đó, bài bản này có lẽ hơi cũ, vì với những xe đời mới được thiết kế khá an toàn, nhưng theo tôi với đoạn đèo, dốc dài, hiểm trở thì với bất cứ loại xe nào cũng nên áp dụng bài bản này đó là dùng số phù hợp để ghìm xe hỗ trợ cho thắng, tôi thấy có mấy tác dụng sau :
_ Đỡ hao bố thắng;
_ Đỡ hao xăng vì động cơ không phải bù ga khi thắng;
_ Giảm được tình trạng xe bị tuôn, lố khi qua cua gấp khi đi số lớn (số 5 chẳng hạn) nhất là đối với xe có hệ thống thắng ABS vì độ trượt của hệ thống này, chưa ghìm được xe vào tốc độ như ý đã đến đoạn cua khác;
_ Người lái xe có thể thấy thoải mái hơn vì ít phải đạp thắng, hai chân được thả lỏng thật thoải mái;
Các bạn nếu có đi Đà lạt, khi xuống đèo pren nên đi số 3 ở những đoạn dốc cao, ngoằn nghoèo, đoạn bằng,tầm nhìn xa hơn có thể đi số 4, số 5, nhưng vẫn phải về số sau đó
_ Đỡ hao bố thắng;
_ Đỡ hao xăng vì động cơ không phải bù ga khi thắng;
_ Giảm được tình trạng xe bị tuôn, lố khi qua cua gấp khi đi số lớn (số 5 chẳng hạn) nhất là đối với xe có hệ thống thắng ABS vì độ trượt của hệ thống này, chưa ghìm được xe vào tốc độ như ý đã đến đoạn cua khác;
_ Người lái xe có thể thấy thoải mái hơn vì ít phải đạp thắng, hai chân được thả lỏng thật thoải mái;
Các bạn nếu có đi Đà lạt, khi xuống đèo pren nên đi số 3 ở những đoạn dốc cao, ngoằn nghoèo, đoạn bằng,tầm nhìn xa hơn có thể đi số 4, số 5, nhưng vẫn phải về số sau đó

Các bác nhà mình ơi.
Cho tôi góp đôi dòng với.
Đề nghị các bác Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hộ cái.
Với xe số tự động các bác phanh động cơ vô tư đi-cửa L trên hộp số ấy (vì ly hợp số tự động truyền ma sát bằng lớp dầu mỏng giữa hai lá côn - không có tiếp xúc trực tiếp, khi thay đổi tốc độ đột ngột thì dầu nóng lên, côn trượt trên dầu nóng - vì vậy khả năng tăng tốc, mômen xoắn và tốc độ tối đa của xe số tự động nhỏ hơn xe số sàn cùng dung tích động cơ).
Với xe số sàn, phanh động cơ được khuyến cáo chỉ dùng khi đổ đèo hay khi mất phanh thôi. Còn lại trong các trường hợp khác thì chớ. Dù phanh số không gây hại cho động cơ đâu (nhà thiết kế tính toán rồi - khả năng chịu mômen xoắn của trục khuỷu và trục dẫn động bánh xe là cao nhất để chịu mômen xoắn dẫn động khi tăng tốc và mômen cản khi phanh), tuy nhiên nó hại cho cái khác. Cụ thể:
Thao tác phanh bằng số tốn thời gian gấp 3-5 lần thao tác nhấn phanh, trong trường hợp khẩn, các bác buông ga, ngắt côn, về số thấp, tiếp côn xong thì xe đã được phanh bằng chướng ngại vật rùi. He he he.
Khi phanh bằng số, tốc độ hai lá côn không bằng nhau, các bác hồi bé có dùng dao sắt không nhỉ, nếu dùng chắc biết cách mài dao, trường hợp này là "mài côn cấp tốc" - toi lá côn nhá các bác. Phanh liên tục hoặc phanh gấp thì cháy côn, khói um, khét mù.
Như đã nói trên mômen xoắn dẫn động thì được truyền từ trục khuỷu đến ly hợp, qua bánh răng hộp số đến trục dẫn động bánh xe. Mômen xoắn cản (khi dùng phanh) lại truyền ngược lại. Do vật liệu chế tạo các bộ phận này bằng thép nên có độ đàn hồi cao, mômen xoắn khi truyền sẽ giảm dần giá trị từ đầu nguồn đến cuối nguồn. Nhà sản xuất dựa vào đó để đưa nhiều vật liệu hơn (hoặc dùng vật liệu có độ bền cao hơn) vào trục khuỷu và trục dẫn động bánh xe, các chi tiết trung gian (lá côn, bánh răng hộp số...) sẽ được tiết giảm vật liệu, độ bền để tiết kiệm chi phí sản xuất. Khi các bác phanh bằng số, mômen xoắn cản sinh ra tại ly hợp nó truyền thẳng vào các bánh răng hộp số với giá trị cao nhất. Trong trường hợp mômen xoắn cản cao hơn mô men kháng của hộp số thì gãy răng bánh răng - vỡ hộp số.
Nói túm lại là trừ khi mất phanh thì các bác hẵng phanh bằng số (đổ đèo không tính vì mình cài số thấp từ đầu rồi - có thay đổi tốc độ hay đóng ngắt côn đâu). Còn lại cố mà giữ cái hộp số vì bình thường khi tăng giảm số nó làm việc cũng đã mệt lắm rồi, đừng bắt nó vượt quá giới hạn là các bác mất tiền đó.
Chào thân ái!!!!!!!!!
Cho tôi góp đôi dòng với.
Đề nghị các bác Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hộ cái.
Với xe số tự động các bác phanh động cơ vô tư đi-cửa L trên hộp số ấy (vì ly hợp số tự động truyền ma sát bằng lớp dầu mỏng giữa hai lá côn - không có tiếp xúc trực tiếp, khi thay đổi tốc độ đột ngột thì dầu nóng lên, côn trượt trên dầu nóng - vì vậy khả năng tăng tốc, mômen xoắn và tốc độ tối đa của xe số tự động nhỏ hơn xe số sàn cùng dung tích động cơ).
Với xe số sàn, phanh động cơ được khuyến cáo chỉ dùng khi đổ đèo hay khi mất phanh thôi. Còn lại trong các trường hợp khác thì chớ. Dù phanh số không gây hại cho động cơ đâu (nhà thiết kế tính toán rồi - khả năng chịu mômen xoắn của trục khuỷu và trục dẫn động bánh xe là cao nhất để chịu mômen xoắn dẫn động khi tăng tốc và mômen cản khi phanh), tuy nhiên nó hại cho cái khác. Cụ thể:
Thao tác phanh bằng số tốn thời gian gấp 3-5 lần thao tác nhấn phanh, trong trường hợp khẩn, các bác buông ga, ngắt côn, về số thấp, tiếp côn xong thì xe đã được phanh bằng chướng ngại vật rùi. He he he.
Khi phanh bằng số, tốc độ hai lá côn không bằng nhau, các bác hồi bé có dùng dao sắt không nhỉ, nếu dùng chắc biết cách mài dao, trường hợp này là "mài côn cấp tốc" - toi lá côn nhá các bác. Phanh liên tục hoặc phanh gấp thì cháy côn, khói um, khét mù.
Như đã nói trên mômen xoắn dẫn động thì được truyền từ trục khuỷu đến ly hợp, qua bánh răng hộp số đến trục dẫn động bánh xe. Mômen xoắn cản (khi dùng phanh) lại truyền ngược lại. Do vật liệu chế tạo các bộ phận này bằng thép nên có độ đàn hồi cao, mômen xoắn khi truyền sẽ giảm dần giá trị từ đầu nguồn đến cuối nguồn. Nhà sản xuất dựa vào đó để đưa nhiều vật liệu hơn (hoặc dùng vật liệu có độ bền cao hơn) vào trục khuỷu và trục dẫn động bánh xe, các chi tiết trung gian (lá côn, bánh răng hộp số...) sẽ được tiết giảm vật liệu, độ bền để tiết kiệm chi phí sản xuất. Khi các bác phanh bằng số, mômen xoắn cản sinh ra tại ly hợp nó truyền thẳng vào các bánh răng hộp số với giá trị cao nhất. Trong trường hợp mômen xoắn cản cao hơn mô men kháng của hộp số thì gãy răng bánh răng - vỡ hộp số.
Nói túm lại là trừ khi mất phanh thì các bác hẵng phanh bằng số (đổ đèo không tính vì mình cài số thấp từ đầu rồi - có thay đổi tốc độ hay đóng ngắt côn đâu). Còn lại cố mà giữ cái hộp số vì bình thường khi tăng giảm số nó làm việc cũng đã mệt lắm rồi, đừng bắt nó vượt quá giới hạn là các bác mất tiền đó.
Chào thân ái!!!!!!!!!
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip